Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG lập kế HOẠCH KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN (Trang 26 - 30)

2.2.5.1. Đánh giá tính trọng yếu.

“ Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ hay quy mô và bản chất của các sai phạm ( kể cả bỏ sót ) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm”

Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu dể đánh giá mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận đƣợc, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hƣởng của các sai sót trên Báo cáo tài chính để tự do xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát ( thử nghiệm kiểm toán ). Ở đây, kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọng yếu của toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính.

 Ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bbọ Báo cáo tài chính. Mức ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu là lƣợng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhƣng vẫn chƣa ảnh hƣởng đến các quyết định của ngƣời sử dụng thông tin tài chính. Tức là những sai sót có thể chấp nhận đƣợc với toàn bộ Báo cáo tài chính.

Việc ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu giúp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Cụ thể là nếu ƣớc lƣợng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là độ chính xác các số liệu trên Báo cáo tài chính càng cao, thi số lƣợng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngƣợc lại. Ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu kiểm toán viên thấy mức ƣớc lƣợng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trong những nhân tố dùng để xác định mức ƣớc lƣọng ban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi. Khi xây dựng ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu cần lƣu ý những yếu tố ảnh hƣởng sau:

 Tính trọng yếu là một khái niệm mang tính tƣơng đối hơn là tuyệt đối, gắn liền với quy mô của công ty khách hàng. Một sai phạm với quy mô nhất

định có thể là trọng yếu đối với công ty nhỏ nhƣng lại không trọng yếu đối với công ty lớn. Do vậy, việc ƣớc lƣợng một mức trọng yếu ban đầu áp dụng cho tất cả các khách hàng là một điều không thể thực hiện.

 Yếu tố định lƣợng của tính trọng yếu: Quy mô sai phạm là một yếu tố quan trọng để xem xét liệu các sai phạm có trọng yếu hay không. Tuy nhiên, trọng yếu mang tính chất tƣơng đối nên việc đƣa ra các cơ sở quyết định xem quy mô của một sai phạm có là trọng yếu hay không là một điều cần thiết.

 Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Trong thực tế để xác định một sai phạm là trọng yếu hay không phải xem xét đánh giá cả về mặt quy mô và bản chất của sai sót đó. Một hành vi gian lận luôn đƣợc coi là trọng yếu bất kể quy mô của nó là bao nhiêu.

Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải đƣợc xem xét khi tiến hành ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu:

 Các gian lận thƣờng đƣợc xem là trọng yếu hơn sai sót với cùng một quy mô tiền tệ bởi các gian lận thƣờng làm ngƣời ta nghĩ tới tính trung thực và độ liêm chính của Ban giám đốc hay những ngƣời có liên quan.

 Các sai sót với quy mô nhỏ nhƣng lặp đi lặp lại hoặc gây tác động dây chuyền làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến thông tin trên Báo cáo tài chính luôn đƣợc xem là sai phạm trọng yếu vì đây là sai phạm có tính hệ thống.  Các sai phạm làm ảnh hƣởng đến thu nhập thì luôn là sai phạm trọng yếu. Chẳng hạn một sai phạm khiến một khoản lỗ đƣợc báo cáo thành một klhoản lãi luôn đƣợc coi là sai phạm trọng yếu bất kể sai phạm là bao nhiêu.

 Phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Sau khi có đƣợc ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, cần phân bổ ƣớc lƣợng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Đó cũng chính là sai số có thể chấp nhận đƣợc đối với từng khoản mục.

Mục đích của việc phân bổ này là giúp kiểm toán viên xác định đƣợc số lƣợng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất. Tuy vậy, vẫn bảo đảm tổng hợp các sai sót

trên Báo cáo tài chính không vƣợt qua mức ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu.

Do hầu hết các thủ tục kiểm toán đều tập trung vào các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán nên kiểm toán viên thƣờng phân bổ mức ƣớc lƣợng cho các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán thay vì các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Việc phân bổ đƣợc thực hiện trên cả hai hƣớng mà các sai phạm có thể diễn ra: Đó là tình trạng khai khống ( số liệu trên sổ sách lớn hơn trên thực tế ), hoặc khai thiếu ( số liệu trên sổ sách nhỏ hơn thực tế ).

Cơ sở để tiến hành phân bổ là: Bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục. Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng nhƣ chi phí kiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Do vậy, Công ty kiểm toán thƣờng phân công các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việc này.

2.2.5.2. Đánh giá rủi ro.

Bên cạnh việc đánh giá tính trọng yếu, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán còn phải đánh giá rủi ro. Theo định nghĩa trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ:’ Rủi ro kiểm soát là rủi ro do Công ty kiểm toán và kiểm toán viên đƣa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện”.

 Rủi ro kiểm toán mong muốn ( DAR – Desire Audit Risk )

Rủi ro kiểm toán mong muốn là rủi ro đƣợc xác định một cách chủ quan. Đó là mức độ mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận là Báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành và đã đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần. Khi kiểm toán viên quyết định một tỷ lệ rủi ro thấp hơn, điều này có nghĩa là kiểm toán viên muốn đƣợc chắc chắn

rằng Báo cáo tài chính không bị sai phạm trọng yếu. Mức rủi ro này đƣợc xác định phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

 Mức độ ngƣời sử dụng bên ngoài tin tƣởng vào Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Khi những ngƣời sử dụng bên ngoài đặt nhiều niềm tin vào Báo cáo tài chính thì cần xác định một mức rủi ro kiểm toán thấp, từ đó tăng số lƣợng bằng chứng thu thập và tăng độ chính xác trong kết luận đƣa ra của mình.

 Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi Báo cáo kiểm toán công bố: Trong trƣờng hợp tin tƣởng rằng khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính cao, cần quyết định rủi ro kiểm toán giảm xuống để bảo vệ chất lƣợng của cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên có thể dựa vào khả năng hoán chuyển thành tiền mặt, các khoản lãi (lỗ ) trong các năm trƣớc, các biện pháp nhằm gia tăng qua trình tài trợ, bản chất công việc kinh doanh của khách hàng để phán đoán sự kiện này.

Các yếu tố trên sẽ căn cứ để xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán. Rủi ro kiểm toán mong muốn và bằng chứng kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng ( IR – Inherent Risk )

Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ trong bản chất số dƣ các tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế. Do vậy, khi đánh giá rủi ro cố hữu phải dựa vào các yếu tố ảnh hƣởng sau: Bản chất kinh doanh của khách hàng, đặc điểm hoạt động của đơn vị, tính trung thực của Ban giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trƣớc, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn, các nghiệp vụ kinh tế không thƣờng xuyên, các ƣớc tính kế toán, quy mô của các số dƣ tài khoản, các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng…

Cần cân nhắc lần lƣợt các yếu tố trên và quyết định mức rủi ro tiềm tàng thích hợp đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Rủi ro tiềm tàng có quan hệ tỷ lệ thuận với bằng chứng kiểm toán.

 Đánh giá rủi ro kiểm soat ( CR – Control Risk )

Rủi ro kiểm soát luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế có tính bản chất của bất cứ hệ thống kiểm soát nội bộ nào. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, cần xem xét tính hợp lý của các quy chế kiểm soát cũng nhƣ kiểm tra việc tôn trọng các biện pháp kiểm soát. Khi không đánh giá và kiểm tra đƣợc nhƣ trên thì nên giả định rằng rủi ro kiểm soát là cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG lập kế HOẠCH KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)