- Ngƣời toàn quyền ký sec: Giám Đốc IV Loại hình kinh doanh
3. Lập chƣơng trình kiểm toán.
3.1. Khái quát về lập chương trình kiểm toán tại CPA VIETNAM.
Dựa vào tất cả các thông tin đã thu thập đƣợc thông qua việc thực hiện tất cả các công việc trƣớc kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, bƣớc tiếp theo nhóm kiểm toán của CPA VIETNAM tiến hành lập chƣơng trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán theo thứ tự sau:
Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng.
Xác định phƣơng pháp kiểm toán.
Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Tổng hợp kế hoạch và phổ biến kế hoạch kiểm toán.
3.2. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. tàng.
Thông qua việc đánh giá tính trọng yếu của các tài khoản, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ phán đoán rủi ro chi tiết có khả năng xảy ra cũng nhƣ các tài khoản và sai sót tiềm tang của các tài khoản có thể bị ảnh hƣởng bởi rủi ro chi tiết này để phục vụ cho việc thực hiện các bƣớc tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Rủi ro chi tiết phát hiện là loại rủi ro về sai phạm có liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản đó và đƣợc sử dụng để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm xác định xem rủi ro đó có thực sự tồn tại hay không.
Sai sót tiềm tàng là sai sót có thể xảy ra đối với một số phát sinh nợ hoặc có của một tài khoản. Một số loại sai sót tiềm tàng: Sai sót về tính đầy đủ, tính có thật, tính đúng kỳ, tính giá, phân loại và trình bày.
Đối với mỗi tài khoản có thể xảy ra một trong hai hƣớng sai phạm: số dƣ tài khoản bị khai báo vƣợt số thực tế hoặc có thể là bị khai báo thấp hơn số thực tế. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra mỗi tài khoản cả về hai hƣớng này.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc ghi sổ kép, nếu một sai sót tiềm tang xảy ra thì sẽ làm cho ít nhất hai tài khoản bị ghi chép sai. Do đó, nếu kiểm toán viên thực hiện kiểm tra trực tiếp một sai sót tiềm tang trong số phát sinh của một tài khoản thì sẽ tự động tạo ra sự kiểm tra gián tiếp đối với sốai sót tiềm tang trong số phát sinh của một hoặc nhiều tài khoản đối ứng với tài khoản trên. Do vậy, nếu kiểm toán viên quan tâm đến toàn bộ các sai sót tiềm tang của cả số phát sinh nợ và số phát sinh có của một tài khoản và thực hiện thủ tục kiểm toán cho toàn bộ các sai sót tiềm tang này sẽ tạo ra sự trùng lặp trong quá trình kiểm toán.
Để khắc phục sự trùng lặp này, kiểm toán viên của CPA VIETNAM chỉ thực hiện kiểm tra trực tiếp việc khai báo vƣợt số thực tế của tài khoản tài sản và chi phí, kiểm tra trực tiếp việc khai báo dƣới số thực tế của tài khoản công nợ và doanh thu. Từ đó, kiểm toán viên có thể kiểm tra toàn bộ các số dƣ của tài khoản trên Báo cáo tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo cả hai hƣớng của sai phạm, nâng cao hiệu quả kiểm toán.
Các sai sót tiềm tang có khả năng gây ra việc khai khống đối với các tài khoản tài sản, chi phí và việc khai báo dƣới số thực tế của các tài khoản công nợ và doanh thu là:
Sai sót về tính có thật của các tài khoản phát sinh Nợ.
Sai sót về tính đúng kỳ của số phát sinh Nợ.
Sai sót về tính đầy đủ của số phát sinh Có.
Sai sót về tính đúng kỳ của số phát sinh Có.
3.3. Xác định phương pháp kiểm toán.
Việc xác định phƣơng pháp kiểm toán cho từng sai sót tiềm tàng của từng số dƣ tài khoản nhằm đạt đƣợc độ tin cậy hợp lý. Mục đích để dảm bảo số liệu trên Báo cáo tài chính đang đƣợc kiểm toán sẽ không bị sai phạm trọng yếu và ảnh hƣởng tới quyết định của ngƣời sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính.
Để xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm toán, nhóm kiểm toán viên phải cân nhắc xem có tin tƣởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để kiểm toán hay không, sau đó sẽ lựa chọn cách thức kiểm tra và đƣa ra mức độ kiểm tra chi tiết thích hợp sẽ phải tiến hành đối với mỗi sai sót tiềm tàng đang đƣợc xem xét.
CPA VIETNAM thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp kiểm toán chủ yếu: Thứ nhất: Thực hiện kiểm tra các bƣớc kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết, thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản thông qua các thủ tục là kiểm tra, quan sát, phỏng vấn và làm lại. Thứ hai, thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ.
3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Công việc tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể là nhóm kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng số dƣ tài khoản cụ thể và sai sót tiềm tàng liên quan đến tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bƣớc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai để đƣa ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dƣ tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dƣ tài khoản có liên quan. Tuỳ thuộc vào các rủi ro chi tiết đƣợc phát hiện và mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc đánh giá, kiểm toán viên có thể lập kế hoạch kiểm tra chi tiết theo một trong bốn mức độ:
Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: Công việc này đƣợc tiến hành khi kiểm toán viên xác định đƣợc rủi ro chi tiết liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng mà không dựa vào các bƣớc kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro của khách hàng.
Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: Đƣợc tiến hành khi kiểm toán viên không xác định đƣợc các rủi ro chi tiết liên quan đến số dƣ tài khoản cũng nhƣ không xác định đƣợc các sai sót tiềm tàng và kiểm toán viên không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Kiểm tra ở mức độ cơ bản: Mức độ này sẽ đƣợc tiến hành khi kiểm toán viên dựa vào các quy định kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện đƣợc.
Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện: Mức độ này đƣợc áp dụng khi kiểm toán viên không xác định đƣợc các rủi ro chi tiết liên quan đến số dƣ tài khoản và các sai sót tiềm tàng trong năm hiện hành, kiểm toán viên cho rằng quy trình kiểm soát của khách hàng có hiệu quả.
Để hỗ trợ cho các kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, đối với mỗi tài khoản trên Báo cáo tài chính CPA VIETNAM đều có một chƣơng trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thƣờng đƣợc sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ lựa chọn các thủ tục có sẵn trong chƣơng trình kiểm toán mẫu đồng thời sửa đổi các thủ tục đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán mà theo đánh giá của kiểm toán viên các thủ tục kiểm toán mẫu chƣa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chƣa đủ các hƣớng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Việc này không chỉ đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động sang tại trong từng cuộc kiểm toán.
Biểu 12. Trích chương trình kiểm toán
Chƣơng trình kiểm toán tài khoản tiền Ngƣời lập: NKA Ngƣời soát xét: NPH 5130/1
Tài khoản Tiền
CÁC SỰ KIỆN VÀ NGHIỆP VỤ BẤT THƢỜNG
Các KTV trong quá trình lập kế hoạch nếu phát hiện có các sự kiện và nghiệp vụ bất thƣờng trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị thì cần liệt kê chúng trong bảng dƣới đây:
Các sự kiện và nghiệp vụ bất thƣờng Ảnh hƣởng
SAI SÓT TIỀM TÀNG PHÁT HIỆN QUA CÁC NĂM
Các sai sót tiềm tàng Thủ tục kiểm toán
THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI TIẾT (Trong trƣờng hợp không có rủi ro chi tiết đƣợc xác định).
Các thủ tục dƣới đây đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp không có rủi ro chi tiết đƣợc xác định, chúng cần đƣợc sửa đổi, bổ sung thêm nếu nhƣ theo đánh giá của kiểm toán viên rằng các thủ tục đƣa ra trong chƣơng trình chƣa bao gồm hết những sai sót tiềm tàng hoặc không đủ hƣớng dẫn cho việc kiểm tra chi tiết tài khoản này trong trƣờng hợp cụ thể của cuộc kiểm toán. Trong trƣờng hợp các sai sót tiềm tang thuộc các sai sót nêu trên, có thể tham khảo hoặc sửa đổi các thủ tục kiểm tra chi tiết gợi ý.
CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN TỔNG HỢP