- NhómM: Dùng để gia công gang hợp kim rèn, thép và hợp kim bền nhiệt, thép không
2.2.2 Xácđịnh tuổi bền của dụng cụ khi cắt
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố của quá trình cắt đến tuổi bền T bằng phương pháp thực nghiệm (đo độ mòn cho phép mặt sau [hs]). Với các kết quả thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệm, các đồ thị quan hệ giữa độ mòn, tuổi bền và các nhân tố ảnh hưởng được xác lập. Từ đó xác định được quan hệ giữa tuổi bền và các nhân tố ảnh hưởng.
Quan hệ giữa tốc độ, độ mòn và thời gian được biểu diễn trên hình 2.11. với độ mịn [hs] đã xác định được thời gian làm việc của dụng cụ cắt với các tốc độ cắt khác nhau (t1 với v1, t2, t3 với v2, v3 với v1 <v2 <v3 ; t1, t2, t3 chính là tuổi bền T của dụng cụ
ứng với các tốc độ v1,v2, v3.... ) Hình 2.12 Quan hệ giữa thời gian, tốc độ và
độ mòn của dao
Khi các yếu tố cắt khác được cố định trên cơ sở đó lập được quan hệ giữa tốc độ cắt và tuổi bền (hình 2.11a và chuyển sang đồ thị lơgarit (hình 2.11b).
Có rất nhiều phương pháp và quan điểm xác định tuổi bền cuả dụng cụ nhưng phương pháp Taylors là phương pháp phổ biến nhất xác định tuổi bền qua giá trị độ mòn cho phép [ hs]. Quan hệ giữa tuổi bền và vận tốc cắt khi tiện ứng với lượng mòn cho phép [ hs] được miêu tả bằng công thức Taylors như sau:
V1.T1m = V2.T2m = V3.T3m =V4.T4m ......= A= const (2-9)
Hay V= m
T A
(2-10)
Trong đó: T- tuổi bền của dao (phút); V- Vận tốc cắt (m/phút) . T1 ,T2, T3 ,.... - Tuổi bền ứng với vận tốc V1 ,V2, V3 ,....
A- Đại lượng không đổi phụ thuộc vào vật liệu gia công,vật liệu làm dao,chiều sâu cắt,lượng chạy dao và điều kiện gia cơng
m- Số mũ nói nên ảnh hưởng của vận tốc tới tuổi bền Để tuyến tính hố quan hệ trên, logarít hai vế biểu thức (2-10) ta có:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số mũ m được xác định qua đồ thị loga qua hệ V-T như sau: m= tg = I J j i T T V V lg lg lg lg ( i = 1 j ). Trong đó:
là góc độ dốc của đồ thị quan hệ loga T-V, i,j là các điểm trên đồ thị
Giá trị của số mũ m biểu thị mức độ thay đổi tuổi bền theo tốc độ cắt. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu gia công, vật liệu làm dao ....Ví dụ khi cắt bằng thép gió, gia cơng thép, m có trị số lớn hơn khi gia công gang, nhưng khi gia công bằng dao HKC thì ngược lại. Thường giá trị của m lớn hơn khi gia công bằng dụng cụ HKC so với khi gia cơng bằng dụng cụ thép gió. Nghĩa là khi tăng tốc độ cắt như nhau thì tuổi bền của thép gió sẽ giảm nhanh hơn hợp kim cứng. Đối với các dụng cụ phủ lớp bề mặt thì giá trị tuổi bền và số mũ ảnh hưởng m đều được cải thiện tốt.
Trong thực tế khi lựa chọn tuổi bền phải dựa vào yêu cầu của quá trình sản xuất. Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể chọn tuổi bền sao cho năng suất cao nhất hoặc giá thành gia công nhỏ nhất.