Nhóm hai cacbit: Cịn gọi là hợp kim cứng titanvonfram, ký hiệu: TK Nhóm này

Một phần của tài liệu giáo trình nguyên lý cắt (Trang 25 - 27)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơban. Hợp kim cứng titan-vonfram có các mác sau: T5K10, T14K8, T15K6, T15K6T, T30K4, T60K6.

Chỉ số ghi sau chữ K là số phần trăm côban. Chỉ số ghi sau chữ T là số phần trăm cacbít titan, cịn lại là cacbit vonfram. Hợp kim cứng T15K6T được chế tạo theo phương pháp cơng nghệ đặc biệt. Do đó khả năng chịu mịn tốt hơn loại T15K6 (khi tiện với tốc độ cắt V > 60m/ph chịu mòn tốt hơn 2 3 lần).

Nói chung hợp kim cứng nhóm hai cacbít được dùng để gia cơng thép ở tốc độ cắt cao vì chúng có độ bền nhiệt cao, độ cứng cao và tính hàn dính thấp. Hợp kim cứng T15K10 có độ bền cao nhưng tính chịu mịn thấp nên được dùng để gia công thô thép khi cắt gián đoạn với lượng chạy dao lớn và tiết diện phoi không đều. Hợp kim cứng T14K8 và T15K6 có độ bền thấp hơn và khả năng chịu mòn cao hơn T15K10 được dùng để gia cơng tinh thép với lượng chạy dao trung bình và tiết diện phoi tương đối đều khi cắt liên tục.

Hợp kim cứng T30K4 và T60K6 có khả năng chịu mịn tốt nhưng độ giòn lớn, nên được dùng để gia công tinh thép với lượng chạy dao nhỏ và cắt liên tục với tốc độ cắt cao.

- Nhóm ba cacbit: Còn gọi là hợp kim cứng titan, tantan - vonfram, ký hiệu: TTK. Nhóm này được tạo thành bởi cacbít vonfram, cacbít titan, cacbít tantan và dung dịch đặc của chúng trong côban. Chúng bao gồm các mác sau: TT7K12, TT7K15, TT10K8, TT20K9.

Thành phần hóa học của chúng cho trong bảng sau (tính theo %).

Bảng 1.5. Thành phần hóa học của Nhóm ba cacbit

Mác hợp kim cứng Côban Cacbit titan Cacbit tantan Cacbít vonfram

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TT7K12 12 4 3 81 (1) (2) (3) (4) (5) TT7K15 15 4 3 78 TT10K8 8 3 7 82 TT20K9 9 8 12 71

Cho thêm nguyên tố tantan vào hợp kim cứng sẽ đem lại các ưu điểm sau:

- Tăng độ bền uốn vì cacbit tantan bù lại sự giảm độ bền do titan gây nên. - Tăng độ hạt nhỏ của cấu trúc tinh thể nên làm tăng độ chịu mòn.

- Giảm xu hướng bị cháy dao do tính dẫn nhiệt tăng. - Mở rộng khả năng gia công của hợp kim cứng.

Tuy vậy, tantan là nguyên tố hiếm, đắt gấp mấy lần vonfram nên hợp kim cứng nhóm ba cacbít có phạm vi sử dụng hẹp, thường chỉ dùng để gia công các loại thép cứng và hợp kim bền nhiệt (khơng có lớp vỏ cứng và khơng có va đập).

Theo tiêu chuẩn ISO, hợp kim cứng được phân loại theo lĩnh vực sử dụng và chia thành ba nhóm cơ bản: P, K và M.

- Nhóm K: Dùng để gia cơng gang xám, gang biến trắng, kim loại màu và những hợp kim của chúng, vật liệu phi kim loại. Chúng gồm có các mác sau: K01, K05, K10, K20, K30, K40 và K50. Hợp kim cứng nhóm K có màu đỏ, độ cứng khoảng HRA87,5

93,8.

Một phần của tài liệu giáo trình nguyên lý cắt (Trang 25 - 27)