Nguyên nhân dẫn đến thực trạng chậm trễ của tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Dược Nhà nước nói riêng

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 52 - 54)

n Chỉ tiêu thu hập bìh quả của cá bộ côg hâ viê

3.5.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng chậm trễ của tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Dược Nhà nước nói riêng

doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Dược Nhà nước nói riêng

Qua quá trình phân tích đánh giá trên cho thấy: Vấn đề đặt ra là tại sao một chủ trương đúng đắn, đem lại hiệu quả thiết thực như vậy lại khó khăn thực hiện trong thực tiễn? Những nguyên nhân nào đang hạn chế, cản trở quá trình này?

Nguyên nhân dẫn đến kết quả CPH và chuyển đổi sở hữu các DNNN tiến hành chậm chạp và không đạt kế hoạch đặt ra rất nhiều nhưng chung lại nhóm thành ba nguyên nhân chính là:

+ Tình hình tài chính DNNN nói chung và tài chính của những DNNN phải CPH nói riêng chưa lành mạnh, thiếu rõ ràng. Trước tình hình này nhà nước đã rất cố gắng trong việc đưa ra cơ chế chính sách nhằm giúp cho các DNNN lành mạnh hơn về tại chính trước khi CPH. Tuy nhiên, việc cơ cấu lại nợ

của các DNNN vẫn còn nhiều bất cập nên việc xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện CPH gặp nhiều khó khăn. Điều này đã làm chậm quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, đồng thời làm cho việc xác định giá trị doanh nghiệp không sát với giá thị trường. Do vậy đã làm chậm tiến trình cổ phần hoá.

+ Thể chế quản lí kinh tế vẫn chưa tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hiện nay, vẫn có sự phân biệt đối xử giữa DNNN với các đối thủ cạnh tranh thuộc các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt là sự mặc cảm của xã hội đối với những người làm việc khu vực ngoài quốc doanh và sự kì thị của một số công chức đối với khu vực kinh tế dân doanh. Chúng đã tác động không nhỏ tới tư tưởng người lao động trong các DNNN đang chuẩn bị cổ phần hoá. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra yêu cầu Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối (trên 50%) để sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp vẫn hoạt động theo luật DNNN mà không phải hoạt đọng theo luật doanh nghiệp.

+ Công tác tuyên truyền về đa dạng hoá sở hữu một bộ phận doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế. Một số giám đốc DNNN vẫn còn nhận thức giám đốc doanh nghiệp là một chức vụ họ ỷ lại vào nhà nước, chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của một giám đốc đối với doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường đã khác xa so với thời bao cấp trước đây. Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động, đặc biệt là những người làm việc từ thời bao cấp vẫn có tư tưởng biên chế suốt đcd nên họ không muốn cổ phần hoá. Tuy Nhà nước đã có ưu đãi rất lớn về vất chất cho người lao động DNNN khi tiến hành CPH nhưng họ vẫn băn khoăn về quyền lợi xã hội và chính trị sau khi CPH.

Con đường sắp xếp lại và chuyển đổi sở hữu DNNN đang còn phía trước vối những “gập ghểnh” cần phải được san phẳng bằng các cơ chế chính sách đúng đắn, thích hợp và sự quyết tâm của Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp khi thực hiện. Bởi vậy, việc đánh giá, phân tích rõ lực cản, nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH và rút ra bài học kinh nghiệm từ tiến trình CPH là rất cần thiết.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)