VÀI NÉT VỂ THỰC TRẠNG TIÊN TRÌNH CPH DNNN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 25)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.1VÀI NÉT VỂ THỰC TRẠNG TIÊN TRÌNH CPH DNNN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999

NAM GIAI ĐOẠN 1999 - 2002

Ở nước ta, vấn đề cổ phần hoá DNNN được đặt ra từ năm 1991, xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới và đặc biệt là tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Do vậy, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; vừa triển khai, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm đổi mới đúng hướng, với bước đi thích hợp.

Theo tinh thần nghị quyết trung ương 3 khoá IX, cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần giữ 100% vốn là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN. Trong đó vấn đề cốt lõi là: tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, có đông đảo người lao động tham gia, thu hút thêm vốn để hoạt động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lí năng động, có hiệu quả, có cơ chế phân phối hợp lí, phát huy vai trò chủ đạo của người lao động, của cổ đông và sự giám sát của xã hội. Số tiền thu được từ việc bán cổ phần dùng để thực hiện chính sách đối với người lao động và để nhà nước tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Tiến trình CPH các DNNN mà Nhà nước không cần duy trì 100% vốn, tính đến ngày 31/12/2002 kết quả đã đạt được là:

Bảng 3.1: Số lượng DNNN dự kiến cổ phần hoá và số lượng DNNN đã thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 1999- 2002

Năm 1999 2000 2001 2002 Sô DNNN dựkiêh CFH 375 337 345 374 SỐDNNN đã thực hiện CPH 249 212 204 148 T ỹ lệ(% ) TH/KH 66,4 62,9 Nhịp định gốc 100 85,1 Nhịp liên hoàn 100 85,1 59,1 81,9 96,2 54,1 59,4 72,5 TổhgsốDNNNđãCPH 365 577 781 929 SốDNNNtrêncảmiổc 5824 5585 5427 5175 TỷIệ(%)sôDNNNđăCPHso vói số DNNN Mên có 6,3 10,3 14,4 17,9

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

(Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư)

2002 Nãm

1999 2000 2001

@ Tổng sô DNNN đã CPH

Hình 3.1: Biểu đồ tổng số các DNNN đã ữiực hiện CPH tirong gừà đoạn 1999 - 2002

Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, tốc độ cổ phần hoá

Việt Nam diễn ra rất chậm: Từ năm 1992- 1/1999 chỉ CPH được 116 doanh nghiệp. Đến năm 1999 sau nghị định 44/1998/NĐ-CP tốc độ CPH đã được cải thiện hơn chỉ trong năm 1999 có 249 DNNN được CPH và đến năm 2002 kết quả đã đạt được là: 929 doanh nghiệp. Nhìn tổng quát số DNNN đã CPH đều tăng qua các năm.Tuy nhiên, nếu ta phân tích kết quả này theo từng năm từ

năm 1999- 2002 thì ta sẽ thấy tốc độ CPH đang chậm lại và không ổn định,

Tỷ lệ

♦ Nhịp định gốc • Nhịp liên hoàn

điều này thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.2 : Biểu đồ tốc độ CPH các DNNN so sánh theo nhịp liên hoàn và nhịp định gốc

Nhận xét: Nếu như năm 1999 cổ phần hóa được 249 doanh nghiệp, thì năm 2000 chỉ cổ phần hóa được 212 doanh nghiệp (bằng 85% so với năm 1999), năm 2001 chỉ cổ phần hóa 204 doanh nghiệp (bằng 96,2% so với năm 2000 và bằng 81,9% so với năm 1999), năm 2002 số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa lại tiếp tục giảm chỉ còn 148 doanh nghiệp (bằng 72,5% so với năm 2001, bằng 69,8% so với năm 2000 và bằng 59,4% so với năm 1999). Trên thực tế, mặc dù số lượng các doanh nghiệp Nhà nước cũng giảm nhưng tốc độ giảm của tiến trình cổ phần hoá lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp lại qua các năm.

Việc triển khai thực hiện cổ phần hóa cũng giảm dần và còn cách xa so với kế hoạch đặt ra, thể hiện qua biểu đồ sau :

□ Tỷ lệ TH/KH(%)

Hình 3.3 : Biểu đồ tỷ lệ thực hiện CPH so với k ế hoạch đặt ra giai đoạn 1999 - 2002

Nhận xét:- Qua biểu đồ và bảng số liệu cho thấy: Đảng và Nhà nước đã căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước trong từng năm để đặt ra kế hoạch hành động khác nhau. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch CPH DNNN diễn ra rất chậm và có xu hướng giảm dần và còn cách xa so với kế hoạch đặt ra. Đặc biệt năm 2002 tiến trình CPH còn chững lại, thực trạng này là do Đảng, Nhà nước và các ngành liên quan phải tập chung tiến hành sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp đồng thời tuyên truyền, quán triệt nghị quyết trung ương 3 khoá IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đến tận những người có liên quan. Mặc dù tiến trình cổ phần hoá trong thời gian này chậm lại nhưng đổi lại là đã tạo ra sự chuyển biến mới trong nhận thức của các ngành các cấp, các doanh nghiệp nhà nước về thực trạng doanh nghiệp nhà nước hiện nay, những yêu cầu đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Sự chuyển biến này đã khơi luồng cho nghị quyết trung ương 3 khoá IX đi vào thực tế cuộc sống. Đây là tiền đề để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong tất cả các ngành, các lĩnh vực có liên quan trong thời gian tới.

Hơn nữa, công tác cổ phần hoá ở Việt Nam trong thời gian qua mới chỉ tiến hành ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong số DNNN đã CPH thì số lượng doanh nghiệp có vốn nhà nước thấp dưới 10 tỷ VNĐ lớn chiếm trên 90% thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu vốn của DNNN sau khi cổ phần hoá [16]

Phân loại vốn Sô lượng CTCP Tỷ lệ (%)

Vốn dưói 1 tỷ đồng 328 40,4 Vốn từ 1- 5 tỷ đồng 283 34,8 Vốn từ 5-10 tỷ đồng 121 14,9 Vốn trên 10 tỷ đồng 81 9,9 81 283 i Vốn dưới 1 tỷ đồng ■ Vốn từ 1- 5 tỷ đồng n Vốn từ 5-10 tỷ đồng B Vốn trên 10 tỷ đồng

Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu vốn của DNNN sau khi cổ phần hoá giai đoạn 1999 - 2002

Nhận xét:

- Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy thực trạng quy mô và cơ cấu vốn của các DNNN sau khi cổ phần hoá còn nhỏ như trên với trên 90% DN có vốn

dưới 1 tỷ đã làm giảm sức cạnh tranh, khả năng kinh doanh và làm chậm tiến trình hội nhập. Do vốn ít không có kinh phí đầu tư để đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất và quản lí, nâng cao trình độ của công nhân, trình độ của

đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Như yậy, để các công ty cổ phần có thể tồn tại và cạnh tranh trong thời gian tới cần phải có sự nỗ lực từ mọi phía. Trước hết, về phía công ty với số vốn, số nhân công tương đối nhỏ của mình các công ty phải nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm cơ hội để sản xuất kinh doanh các mặt hàng hoá, đưa ra các dịch vụ có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng, nhỏ, lẻ( hay có thể gọi cách khác là thị trường ngách) mà các tập đoàn kinh tế lớn không để ý đến hoặc không có ý định làm dần dần tích tụ mở rộng nguồn vốn. v ề phía nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho các công ty này có đủ năng lực đấu thầu giành được các hợp đồng đó như tổ chức các chương trình liên kết xuất khẩu, kích cầu cho công ty, tổ chức hội chợ thương mại nội địa và quốc tế để các doanh nghiệp giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của mình và chào hàng...

3. 2 THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH c ổ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP DƯỢC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 - 2002

Ngày nay, với những chính sách mở cửa, luật đầu tư nước ngoài đã thách thức sự cạnh tranh không cân sức giữa các DNDNN Việt Nam với các tập đoàn, công ty Dược nước ngoài. Đây sẽ là mối nguy cơ lớn đối với ngành Dược Việt Nam đặc biệt khi nước ta ra nhập AFTA. Nhận thức được thực tế này, Bộ Y Tế đã tổ chức triển khai thực hiện cổ phần hoá từ khâu tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt chủ trương cổ phần hoá tới người lao động; đến việc giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc,...Do vậy, tiến trình cổ phần hoá của các DNNN trong ngành Y Tế đã đạt được một số kết quả tốt hơn tiến trình CPH DNNN nói chung. Tuy vậy, vẫn còn chậm nhiều so với kế hoạch đề ra điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 25)