Chỉ tiêu về số lượng cácdoanh nghiệp Dược Nhà nước đã thựchiện cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 31 - 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.2.1 Chỉ tiêu về số lượng cácdoanh nghiệp Dược Nhà nước đã thựchiện cổ phần hóa

cổ phần hóa

Mặc dù công tác CPH DNNN bắt đầu từ năm 1992. Tuy nhiên, công tác CPH DNNN trong ngành Y Tế chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1999 với một loạt các CTCP Dược được CPH từ các DNDNN địa phương cấp quận, cấp huyện của các tỉnh như: Nam Định, Hà Nội, Lâm Đồng...; các ngành như: Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp. Các DNDNN trung ương và các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty theo kế hoạch phải tiến hành CPH 7 doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều chậm trễ trong việc triển khai thực hiện.

Về mô hình tổ chức [5], hiện nay Bộ y tế có hai tổng công ty được thành lập theo mô hình tổng công ty 90. Đó là, Tổng công ty Dược Việt Nam vói 19 đơn vị thành viên, Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam với 7 doanh nghiệp thành viên, cùng hơn 100 công ty, xí nghiệp địa phương; 26 dự án đầu tư liên doanh sản xuất Dược đã được cấp phép; hơn 400 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, CTCP.

Căn cứ vào thực trạng DNNN; căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành y tế, theo tinh thần nghị quyết số 37 của chính phủ về chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam: Xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đa dạng hoá các loại hình tổ chức chăm sóc sức khoẻ( Nhà nước, dân lập và tư nhân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; cung cấp đủ thuốc có chất lượng và trang thiết bị y tế... để phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2010, phương hướng sắp xếp các DNNN thuộc Bộ y tế theo chỉ thị 20/1998/ CT-TTg như sau:

- Giữ lại một số DNNN ( 100% vốn nhà nước) đóng vai trò chủ đạo ở khu vực miền Bắc, Trung, Nam.

- Số DNNN còn lại sẽ tiến hành CPH theo từng giai đoạn tuỳ theo đặc điểm tình hình của từng doanh nghiệp mà lựa chọn CPH có sự chi phối của Nhà nước.

Số liệu về kế hoạch và kết quả lộ trình CPH DNDNN tính đến cuối năm 2002 thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Bảng 3.3: Bảng số lượng DNDNN dự kiến và đã thực hiện CPH trong giai đoạn 1999 - 2002 Năm 1999 2000 2001 2002 DNDNNTƯ Tổng số 19 19 19 19 DựkiếnCPH 7 7 15 15 Thưc hiên CPH 0 1 2 3 DNDNNĐP Tổng số 126 126 126 126 Đã CPH 16 9 17 10 Tổng số CTCP 16 25 42 52 Tỷ lệ (%) CPH 12,7 19,8 33,3 35,9 Tổng số DNDNN trên cả nước 145 145 145 145 Tổng số CTCP chuyển từ DNDNN 16 26 45 58 Tỷ lệ (%) DNDNN đã CPH 11,0 17,9 31,0 40,0 (Nguồn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ y tê) Từ bảng 3.4 ta có biểu đồ sau: m Số DNDNN đã CPH 11sỏ DNDNN chưa CPH

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ số doanh nghiệp Dược Nhà nước đã cổ phần hóa so với sô' doanh nghiệp Dược Nhà nước chưa cổ phần hóa

Nhận xét: Mặc dù công tác sắp xếp DNNN của Bộ Y Tế được tổ chức thực hiện tốt và đã thu được những kết quả đáng khích lệ: tổng số các doanh

nghiệp Dược nhà nước đã thực hiên cổ phần hoá tính tới thời điểm cuối năm 2002 chiếm 40% tổng số doanh nghiệp Dược nhà nước.

Kết quả thực hiện CPH DNDNN qua từng năm trong giai đoạn 1999- 2002 đạt được như sau:

Số lượng / ---5 0 ---

1999 2000 2001 2002 Năm

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)