Tổngsố CTCP chuyển từDNDNN

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 33 - 37)

Hùth 3.6: Biểu đồ lổng số CTCP chuyển từDNDNN guả đoạn 1999 - 2002

Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy các DNDNN địa phương đã có bước tiến đáng khích lệ trong tiến trình chuyển đổi từ DNNN thành CTCP Dược từ năm 1999 đến nay với 52 CTCP trên tổng số 126 DNDNN và đã nâng tổng số CTCP Dưọc lên là 58 trên tổng số 145 DNDNN trên cả nước, tương đương 40,0%. So với con số 15,8% tổng số DNNN đã CPH trên toàn quốc thì 40,0% là con số tích cực.

So sánh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Dược Nhà nước biểu hiện qua hình 3.6 và tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói chung biểu hiện qua hình 3.13 ta thấy một sự khác biệt rất lớn đó là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Dược Nhà nước tăng đều đặn qua từng năm còn tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nói chung lại giảm dần qua các năm trong giai đoạn 1999- 2002. Điều này càng cho thấy rõ nỗ lực của ngành Y tế trong công tác cổ phần hoá.

3.2.2 Chỉ tiêu về phạm vi tiến hành cổ phần hóa

Tiến trình CPH trong ngành y tế diễn ra trên phạm vi hẹp mới chỉ khư trú trên một số tỉnh thành, ngành nhất định trên toàn quốc. Kết quả này thể hiện ở phụ lục [2]:

Số liệu ở phụ lục [2] cho thấy tiến trình CPH DNDNN mới chỉ tiến hành trên 19 tỉnh thành trên 61 tỉnh thành trên cả nước chiếm 31,1% và hai bộ có liên quan. Các DNDNN đã CPH phân bố chủ yếu Miền Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh vói 18 trên tổng số 58 chiếm tỷ lệ 31.0% các doanh nghiệp được CPH trên cả nước.

Như vậy, phạm vi thực hiện CPH trong ngành Y tế còn rất hạn hẹp vì vậy trong thời gian tới Bộ y tế cần phải đề ra kế hoạch cụ thể kèm theo những biện pháp hữu hiệu để mở rộng phạm vi CPH trong ngành.

Đặc biệt trong số DNDNN thì căn cứ vào tính đặc thù riêng và tình hình thực tế hiện nay của ngành Dược Bộ y tế đã có chủ chương: Đối với 145 DNDNN khi tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại thì lấy phương thức CPH là phương thức duy nhất. Trong đó sẽ phân thành bốn loại:

1. DN giữ nguyên 100% vốn Nhà nước.

2. CTƠP trong đó Nhà nước giữ trên 50% CP. 3. CTCP trong đó Nhà nước giữ CP ở mức thấp. 4. CTCP trong đó Nhà nước không giữ CP. Với tỷ lệ phân bố được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 3.3: Số DNDNN phân theo tỷ lệ CP của Nhà nước Tổng số trên cả nước Nhà nước giữ 100% CP Nhà nước giữ trên 50% CP Nhà nước giữ CP ở mức thấp Nhà nước không giữ CP SỐDNDNN 145 6 9 45 85 Tỷìệ(%) 100 4,1 6,2 31,0 58,7 (Nguồn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Y Tế)

3.2.3 Cơ cấu quản lý và sự thích ứng của đội ngũ cán bộ trong doanhnghiệp sau khi CPH nghiệp sau khi CPH

- Sau khi CPH tổ chức bộ máy quản lỷ của doanh nghiệp có sự thay đổi rõ nét. Hình thức quản lý của doanh nghiệp mang đặc thù của CTCP: Đứng đầu là Đại Hội Đồng cổ Đông có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đại Hội cổ Đông bầu ra Hội Đồng Quản Trị thay mặt các cổ đông thực hiện các chức năng của chủ sở hữu đối với công ty quản lí doanh nghiệp. Hội Đồng Quản Trị trong đó đứng đầu là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Hội Đồng Quản Trị bầu ra ban giám đốc và giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Ban giám đốc và giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp thông qua các phòng chức năng, các quản đốc phân xưởng. Đặc biệt Hội nghị cổ đông còn bầu ra “Ban kiểm soát” để thanh tra và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm cả HĐQT và giám đốc điều hành.

- Điều đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng lớn tới tiến trình CPH và hoạt động của các công ty sau khi CPH đó là nhân tố con người. Một thực tế hiện nay là: Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển thành công ty cổ phần mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý đã thay đổi (hình 3.8 và hình3.9) nhưng cán bộ quản lý thì vẫn dùng nguyên bộ máy c ^ rmTcin đorTmọt) số vị trí lên (ví dụ: giám đốc cũ thành tổng giám đốc hoặc thành Chủ tịch hội đồng quản trị; phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũ trở thành phó tổng giám đốc hoặc thành giám đốc công ty cổ phần). Chính thực tế này đã nảy sinh ra một số vấn đề sau:

- Chỉ có một số ít cán bộ quản lý thích ứng ngay được với cơ cấu quản lý mới này do vậy họ phát huy tối đa năng lực của mình mà trước đây họ không có điều kiện phát huy. Bên cạnh đó, phần đa không thích ứng kịp do: Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ này yếu kém, chưa đạt yêu cầu mà cơ chế thị trường đòi hỏi, chưa năng động, nhanh nhạy thích ứng với môi trường và điều kiện mới.

- Hơn nữa, ngành Dược là ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao mặc dù vậy đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý phần lớn lại được đào tạo theo chương trình của thời kỳ bao cấp, một số được đào tạo các nước xã hội chủ nghĩa, các trường đại học nước ta chưa theo kịp kiến thức chung của sự phát triển ngành Dược thế giới. Mặt khác, ngành Dựơc là ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, thế nhưng hiện nay bộ máy lãnh đạo, quản lý hầu hết chưa được đào tạo về quản lỷ kinh tế, quản lý doanh nghiệp, hiểu biết các hoạt động marketing chưa nhiều.. .Từ đó, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự canh tranh gay gắt hiện nay.

- Sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Vì vậy, các doanh nghiệp này phải cố gắng nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ và đào tạo cán bộ quản trị, kỹ thuật và nâng cao kiến thức tay nghề cho công nhân, tạo mọi điều kiện gắn bó đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ công nhân viên với doanh nghiệp. Từ đó làm nòng cốt phát huy sức mạnh tổng hợp, phát huy thế mạnh cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp.

3.3 SO SÁNH TIỂN TRÌNH c ổ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP DƯỢCNHÀ NƯỚC VỚI DNNN TRONG MỘT s ố NGÀNH KHÁC NHÀ NƯỚC VỚI DNNN TRONG MỘT s ố NGÀNH KHÁC

Cho đên nay, có thể khẳng định rằng chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước đã đi đúng hướng, điều này không chỉ mang lại lọi ích cho ngành Dược mà còn có ý nghĩa cho mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta không thể so sánh được mức độ quan trọng của các ngành để ưu tiên cổ phần hoá ngành nào trước ngành nào sau, mà việc cổ phần hoá cần được tiến hành đồng bộ. Nhưng thực tế cho thấy rằng, việc tiến hành cổ phần hoá đồng bộ giữa các ngành là rất khó khăn và gần như không thể thực hiện được do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau. Kết quả cổ phần hoá của các ngành được minh hoạ trong bảng sau:

Bảng 3.4: Biểu diễn số lượng và tỷ lệ các DNNN đã thực hiện CPH so với số DNNN hiện có trong các ngành năm 2002

Ngành Trên cả nước Thương mại dịch vụ Công nghiệp xây dựng Nông, lâm, thuỷ sản Giao thông vận tải Dược SốDNNNđàCPH 813 266 373 42 84 58 TổngsốDNNN 5175 1791 2206 359 659 145 Tỷlệ(%)só DNNNđa CPHso VÓÍSỐDNNN trong tùng ngành 15,8 14,9 16,9 11,7 12,7 40,0 (Nguồn Tổng cục thống kê)

nước dịch vụ nghiệp xây thuỷ sản vận tải

dựng

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 1999 2002 (Trang 33 - 37)