Các hình thức kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp TMĐT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT (Trang 28 - 30)

Sự phát triển của xã hội thông tin thường được so sánh với cuộc cách mạng công nghiệp khi xét đến những hệ quả mà nó tạo ra. Các ứng dụng của công nghệ thông tin(CNTT) và viễn thông tạo nên cơ hội mở rộng khả năng lớn lao của cá nhân và tổ chức trong quá trình tham gia, củng cố các mối quan hệ xuyên biên giới, phát triển một xã hội mở dựa trên nền tảng văn hóa nguyên bản và đa dạng.

Do những thay đổi về công nghệ và sự phát triển về kinh tế, yếu tố thông tin trở nên quan trọng hơn so với yếu tố sản xuất. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã chuyển các quá trình kinh doanh của mình lên web và hiện thực hóa quan hệ khách hàng với sự trợ giúp của các phương tiện thông tin và truyền thông điện tử, từ đó xuất hiện thuật ngữ “kinh doanh điện tử”.

Kinh doanh điện tử là việc khởi xướng, thiết kế và triển khai các quá trình kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử, hay nói cách khác, tiến hành trao đổi các sản phẩm và dịch vụ với sự hỗ trợ của các mạng thông tin công cộng hoặc cá nhân, trong đó có mạng internet, để đạt được giá trị gia tăng.

Bảng 1.1 minh họa các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT, trong đó bên cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp và bên sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ.

- B2G (Business to Government): TMĐT giữa doanh nghiệp và chính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ. Hình thức kinh doanh này của thương mại có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập TMĐT; thứ hai, khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của thị trường TMĐT B2G chỉ như là một thành tố của tổng TMĐT, nó chiếm một tỉ lệ không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.

Trong giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng B2C (Business to Customer) và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B (Business to Business), các công ty chào bán hàng hóa và dịch vụ cho các cá nhân và công ty khác. Ví dụ của thị trường B2C là cửa hàng bán lẻ trực tuyến, còn mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp là ví dụ của thị trường B2B.

- B2B được hiểu đơn giản là TMĐT các doanh nghiệp với nhau. Đây là hình thức TMĐT gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Hình thức này chiếm tới trên 80% doanh số TMĐT trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Hình thức B2B đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo B2B là Alibaba.com của Trung Quốc.

- B2C được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng...) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hoá về nguyên

liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo hình thức này là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.

Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể vận dụng cả hai hình thức B2B và B2C vào hoạt động kinh doanh. Xét trên góc độ thương mại truyền thống một doanh nghiệp có thể vừa tiến hành bán buôn và bán lẻ thông qua các hệ thống phân phối hoặc các công ty con của mình. Mặt khác cũng có doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp khác (như đặt hàng từ các đối tác để mua nguyên vật liệu...) để sản xuất hàng hoá và bán lẻ cho khách hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể ứng dụng cả hai hình thức B2B và B2C vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cách thức phù hợp nhất với họ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w