Công ty CardLab đã vận dụng cả hai hình thức B2B và B2C vào hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là mô hình cửa hàng trực tuyến. Cửa hàng trực tuyến là một hệ thống phần mềm, được thiết kế trên nền tảng web, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ, tổ chức đấu thầu, nhận đơn đặt hàng, thực hiện việc giao hàng và thanh toán.
2.1.1 Các yếu tố tác động tới sự phát triển của mô hình cửa hàng trực tuyến
2.1.1.1 Môi trường công nghệ
Khi công nghệ Internet, công nghệ không dây ngày càng phát triển và nâng cao cùng với một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đầy đủ năng lực tạo điều kiện cho kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Với công nghệ hiện đại, mua sắm trên internet, giao dịch thanh toán online từ đó ra đời. Hệ thống thanh toán tự động có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh trực tuyến; khi chưa có hệ thống này, thì TMĐT chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông. Những cải cách về CNTT đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ về những cửa hàng không tồn kho. Vị trí của một số nhà bán lẻ truyền thống đã dần bị bào mòn như một kết quả tất yếu. Trong bất kì lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nào, các cấu trúc kênh già cỗi dần bị yếu đi bởi sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của Internet và những nhà cung cấp dịch vụ thông tin.
Nhưng bên cạnh đó mô hình cửa hàng trực tuyến này cũng có những nhược điểm vì trong giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu,...Các rủi ro này ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng
quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là "hacker") xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu.