Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT (Trang 94)

Áp lực từ các cam kết hội nhập đã buộc chúng ta phải đẩy nhanh lộ trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT trong nước. Cho đến

nay, về cơ bản, khung khổ pháp lý về các hoạt động TMĐT đã được hình thành. Chúng ta đã ban hành Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2007 cùng nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật khác quy định các vấn đề về TMĐT như chữ ký số, quy định về hóa đơn điện tử, sàn giao dịch TMĐT. Ngày 12/07/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg “Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015”. Quyết định này là sự cụ thể hóa các cam kết mà Việt Nam đã ký kết trong khuôn khổ hợp tác phát triển khu vực TMĐT khối các nước ASEAN.

Theo đó, Việt Nam và các nước khối ASEAN phấn đấu sẽ phổ biến TMĐT và đạt mức tiên tiến, làm tiền đề cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 2013 chúng ta đã triển khai Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quản lý các hoạt động TMĐT, Nghị định này ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch cho các hoạt động TMĐT phát triển. Tuy nhiên, nghị định mới không thể bao quát hết được mọi hành vi, thực tiễn hoạt động trong TMĐT, mà chỉ đưa ra được những vấn đề tiêu biểu. Theo đó, Nghị định 52 hiệu lực từ ngày 1-7 tới đây quy định rất rõ về các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử như sau:

1) Vi phạm về hoạt động kinh doanh TMĐT:

- Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ TMĐT, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.

- Lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

- Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh TMĐT để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.

thực trong TMĐT khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này.

- Cung cấp các dịch vụ TMĐT hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong TMĐT không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép.

- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website TMĐT, đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong TMĐT.

2) Vi phạm về thông tin trên website TMĐT:

- Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website TMĐT.

- Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website TMĐT khi chưa được những chương trình này công nhận.

- Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website TMĐT để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.

- Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

3) Vi phạm về giao dịch trên website TMĐT:

- Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT.

- Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT.

- Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

4) Các vi phạm khác:

- Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.Nghị định 52 còn nhìn nhận chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc. Ngoài ra, những website bán hàng khuyến mãi trực tuyến, mua hàng theo nhóm sẽ phải bồi thường cho khách hàng nếu phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng bị người dùng từ chối vì không đúng với các điều kiện đã công bố.

Mặc dù, Nghị định 52 quy định các hành vi cấm trong kinh doanh TMĐT nhưng lại không đưa ra được các chế tài xử phạt. Điểm bất cập của nghị định này là không đưa ra được quy định xử phạt một cách đồng bộ, gây ra lúng túng trong quá trình phát hiện, xử phạt các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT, khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Chính vì vậy luận văn xin đưa ra kiến nghị với nhà nước cần có chế tài xử phạt rõ ràng đối với các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT nhằm bảo về quyền lợi cho người tiêu dùng và các Doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT cũng như thực trạng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế để từ đó tìm ra phương hướng và giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

- Kinh doanh trực tuyến là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược và TMĐT sẽ phát triển trở thành một ngành “nóng” trong thị trường thương mại Việt Nam. Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể vận dụng cả hai hình thức kinh doanh B2B và B2C vào hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình theo cách thức phù hợp nhất với họ.

- Trên thực tế thị trường TMĐT Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và phát triển đúng tầm. Trong những năm gần đây, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vốn vào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát triển kinh doanh TMĐT tại Việt Nam nhằm chiếm thị phần, tận dụng mọi cơ hội khai thác tối đa thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này.

- Công ty CardLab đã vận dụng cả hai hình thức kinh doanh TMĐT B2B và B2C vào hoạt động kinh doanh của mình dưới mô hình cửa hàng trực tuyến trên thị trường quốc tế và đã đạt được những thành công đáng nể. Hiện nay ngoài trụ sở chính tại Mỹ, công ty CardLab còn hoạt động với ba chi nhánh tại các nước Anh, Pháp, Canada và một Văn phòng Đại diện tại Việt Nam với doanh số và mức tăng trưởng liên tục tăng cao trong 5 năm trở lại đây(2008 - 2012).

Những luận cứ và phân tích của luận văn ở chương 1 và chương 2 cho thấy việc vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tìm ra 6 yếu tố tác động lên sự thành công của mô hình kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam bao gồm:

• Trình độ và thói quen của người dân trong việc mua sắm qua TMĐT

• Điều kiện phát triển công nghệ ứng dụng của đất nước và điều kiện kinh tế của người dân

• Các chính sách của nhà nước về việc phát triển và ứng dụng TMĐT trong kinh doanh

• Điều kiện kinh tế của doanh nghiệp

• Sự phát triển và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

- Trong chương 3, thông qua mô hình phân tích SWOT đối với việc vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường quốc tế vào Việt Nam, luận văn đã tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty CardLab khi vận dụng mô hình kinh doanh trên thị trường quốc tế vào Việt Nam để từ đó tìm ra các giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường quốc tế vào Việt Nam như:

a) Giải pháp dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường:

• Công ty CardLab cần nhanh chóng thâm nhập thị trường kinh doanh trực tuyến còn đầy tiềm năng tại Việt Nam với bước đi đầu tiên là chiếm lĩnh vị trí dẫn dắt thị trường vẫn còn bỏ ngỏ của phân khúc B2C.

• Sử dụng uy tín và 10 năm kinh nghiệm sẵn có trên thị trường quốc tế để tạo uy tín và lòng tin đối với người tiêu dùng Việt Nam.

• Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có về công nghệ thông tin tại Việt Nam cùng với sự hậu thuẫn hùng mạnh về kinh tế từ tổng công ty CardLab tại Mỹ để xây dựng và phát triển một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại, hoàn thiện trong thanh toán.

• Tranh thủ các chính sách ưu tiên phát triển TMĐT của Chính phủ Việt Nam để phát triển kinh doanh.

b) Giải pháp dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường:

• Tìm hiểu thật kỹ thông tin về thị trường cũng như luật pháp hiện hành của Việt Nam trước khi tiến hành các dự án kinh doanh. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài khác đã vào kinh doanh trên đất nước Việt Nam như Metro, Big C,...để thấy được họ đã được những thành công gì, gặp phải thất bại gì từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính bản thân công ty

CardLab. Việc nghiên cứu thị trường có thể thuê một bên thứ 3 thực hiện, đó có là một công ty chuyên nghiên cứu và tìm hiểu thị trường có uy tín tại Việt Nam hoặc quốc tế để có được những kết quả hoàn chỉnh nhất.

c) Giải pháp dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường:

• Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử kết nối giữa công ty CardLab và các ngân hàng tại Việt Nam, cũng như giữa công ty CardLab và các địa điểm mua sắm, tiêu dùng sẽ được chọn là đối tác của công ty CardLab.

• Đảm bảo quy trình thủ tục trong thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, hệ thống thanh toán được chấp nhận rộng khắp tại các địa điểm có thể mua sắm và tiêu dùng.

• Công ty CardLab cần có các cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng và thực hiện nghiêm túc các cam kết.

d) Giải pháp dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường:

• Xây dựng một website mới của công ty CardLab dành riêng cho khách hàng tại Việt Nam nhằm đáp ứng thị hiếu mua sắm, tiêu dùng của người dân Việt Nam.

•Website cần tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến với các hệ thống ngân hàng của Việt Nam, giúp đơn giản hóa thủ tục thanh toán trong kinh doanh, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.

•Trên Website cũng có hệ thống quản lý khách hàng, tối ưu hóa cho thiết bị di động, giúp khách hàng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm bằng các thiết bị di động dễ dàng tại Việt Nam.

•Ngoài ra công ty CardLab cũng cần tiến hành xây dựng các chiến lược Marketing hiện đại tại Việt Nam.

•Tận dụng và tối ưu hóa lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm quảng bá, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ.

•Liên kết chặt chẽ với những trang web có uy tín để dẫn khách hàng dễ dàng tìm tới website của công ty CardLab tại Việt Nam.

•Cần chủ động tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, tìm hiểu thông tin và nhu cầu của khách hàng đối với công ty CardLab.

doanh nghiệp hoặc cá nhân người tiêu dùng nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tích cực sử dụng thẻ quà trả trước trong mua sắm và tiêu dùng.

- Bên cạnh sự cố gắng từ phía bản thân doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ Chính phủ cũng góp một phần không nhỏ trong thành công của doanh nghiệp. Hiện nay luật pháp Việt Nam đã có Nghị định 52 quy định các hành vi cấm trong kinh doanh TMĐT nhưng lại không đưa ra được các chế tài xử phạt. Điểm bất cập của nghị định này là không đưa ra được quy định xử phạt một cách đồng bộ, gây ra lúng túng trong quá trình phát hiện, xử phạt các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT, khó khăn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chính vì vậy luận văn xin đưa ra kiến nghị với nhà nước cần có chế tài xử phạt rõ ràng đối với các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT nhằm bảo về quyền lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

01. 2012. Đề cử website của năm [Trực Tuyến]. Mỹ: Công ty Kentico. Địa chỉ: http://www.kentico.com/Customers/Site-of-the-Year/Site-of-the-Year-

2012[Truy cập: 30/06/2013].

02. 2013. Số liệu thống kê Internet trên thế giới [Trực Tuyến].Mỹ: Trung tâm số liệu Internet quốc tế. Địa chỉ:

http://www.internetworldstats.com/top20.htm[Truy cập: 30/06/2013].

03. Andreas Meier và Henrik Stormer (2011), Sách eBusiness & eCommerce – Quản trị theo chuỗi giá trị số, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

04. Bộ Công Thương (2010), "Báo cáo Thương mại Điện tử".

05. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), "Đề án Hội nhập Quốc tế về Khoa học và Công nghệ đến năm 2020".

06. Chính phủ Việt Nam (2012), "Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015" (Mã số 1073/QĐ-TTg). 07. Chính phủ Việt Nam (2013),"Nghị định về Thương mại Điện tử" (Mã số

52/2013/NĐ-CP).

08. GS.TS Hoàng Đức Thân, GS.TS Đặng Đình Đào (2013), Giáo Trình Kinh tế Thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

09. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản Trị Chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. PGS.TS Trương Đình Chiến (2010), Sách Quản Trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (2000) “Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020”.

12. Võ Đại Lược (2012), Kinh tế thế giới 2011-2012 và những tác động tới Việt Nam, Tham luận tại “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Dự báo kinh tế 2012- 2015” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 10/1/2012.

PHỤ LỤC 1:

NỘI DUNG PHIẾU ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH TRỰC TUYẾN

STT Nội dung câu hỏi Tỷ lệ trả lời Có Không

I THÔNG TIN CHUNG

1 Loại hình/Sở hữu của tổ chức

Doanh nghiệp nhà nước ...

Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài………….

Công ty cổ phần...

Công ty TNHH ...

2 Lĩnh vực kinh doanh Công nghiệp, xây dựng………

Nông nghiệp, Lâm, Ngư nghiệp...

Thương mại dịch vụ...

Công nghệ thông tin: phần mềm/phần cứng………...

3 Hình thức kinh doanh (chọn một hoặc nhiều câu trả lời thích hợp) Bán buôn...

Bán lẻ...

Cung cấp Hàng hoá hữu hình... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung cấp Hàng hoá vô hình (hàng hoá số hoá hoặc dịch vụ)……...

4 Số lượng nhân viên Dưới 10...

Từ 10 đến 50...

Trên 50...

II NHẬN THỨC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT (Trang 94)