TMĐT vào Việt Nam
Những thay đổi trong cấu trúc kinh tế được biết đến từ khá lâu, thể hiện trong sự dịch chuyển dần dần lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và sang khu vực dịch vụ, rồi sang lĩnh vực công nghệ thông tin. Quá trình tiến hóa này được minh họa trong hình 02, trong đó sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ có thể nhìn thấy khá rõ ràng. Ngày càng có nhiều lao động tham gia vào lĩnh vực sáng tạo, xử lý và phân phối thông tin.
Những nỗ lực thu hút lực lượng khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ thông tin không chỉ diễn ra ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia mà còn diễn ra ở hầu khắp các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Đây là một trong những dấu hiệu của quá trình tiến hóa sang xã hội thông tin trên toàn cầu.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Năm 2012 Việt Nam lọt vào Top 20 nước có số lượng người sử dụng internet nhiều nhất trên thế giới (Việt Nam đứng thứ 19) với hơn 30 triệu người sử dụng Internet, chiếm 33,9 % dân số và chiếm 1,3 % số người dùng trên toàn thế giới.
So với các quốc gia khác cùng khu vực, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 7 trong khu vực Châu Á, đứng vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần. (Nguồn: Trung tâm số liệu
Internet quốc tế http://www.internetworldstats.com/top20.htm)
Biểu đồ 02: Top 10 nước có số lượng người sử dụng internet nhiều nhất tại Châu Á
Theo "Đề án Hội nhập Quốc tế về Khoa học và Công nghệ đến năm 2020" của Bộ Khoa học và Công nghệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/05/2011 (Mã số: 735/QĐ-TTg) đã nêu rõ mục tiêu chúng ta cần đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ vào năm 2020
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới, cụ thể:
- Đến năm 2015: Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
- Đến năm 2020: Tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm có đủ năng lực hợp tác với các đối tác nước ngoài, tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo công nghệ. Một số kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Việt Nam xác lập được vị trí trong thị trường khu vực và thế giới.
Theo “Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020” của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/07/2012 (Mã số 32/2012/QĐ-TTg) đã chỉ rõ: chúng ta cần tăng cường hơn nữa về chất lượng dịch vụ, trong đó, tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20-25 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15-20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35-40 thuê bao/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định là 40-45%; 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối internet băng rộng; tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 – 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 -17 tỷ USD, chiếm khoảng 6-7% GDP. Đặc biệt sẽ phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Việt Nam trở nên ảm đạm nhưng càng khó khăn, TMĐT tại Việt Nam càng phát triển. Khó khăn kinh tế đã đẩy những nhà bán lẻ truyền thống lên mạng để khám phá những nguồn thu mới, khám phá thị trường TMĐT. Do đó kinh doanh trực tuyến là một xu thế tất yếu và sẽ trở thành một ngành “nóng” trong thương mại tại Việt Nam. Những xu hướng mới trong tiếp thị trực tuyến và thanh toán trên nền tảng công nghệ Internet,
các loại hình kinh doanh, marketing, kinh doanh trên mạng xã hội, quảng cáo trên di động đang tác động sâu sắc tới các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng trong xã hội.
Trên thực tế thị trường TMĐT Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và phát triển đúng tầm. Trong những năm gần đây, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vốn vào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát triển kinh doanh TMĐT tại Việt Nam nhằm chiếm thị phần, tận dụng mọi cơ hội khai thác tối đa thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này.
Những minh chứng ở trên cho thấy việc vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết.
1.4 Điều kiện vận dụng mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT vào Việt Nam
Để có thể vận dụng mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT vào Việt Nam thì chúng ta cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể sau đây: