Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh năm 2010-2012
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% I.Tổng tài sản 533.556.204.321 100,00 570.331.672.340 100,00 499.443.276.730 100,00 +36.775.468.019 0 -70.888.395.610 0 1.Tài sản ngắn hạn 457.950.680.412 85,83 492.546.599.271 86,36 415.696.098.922 83,23 +34.595.918.895 +0,53 -76.850.500.349 -3,13 2.Tài sản dài hạn 75.605.523.909 14,17 77.785.073.069 13,64 83.747.177.808 16,77 +2.179.549.160 -0,53 +5.962.104.739 +3,13 II.Tổng nguồn vốn 533.556.204.321 100,00 570.331.672.340 100,00 499.443.276.730 100,00 +36.775.468.019 0 -70.888.395.610 0 1. Nợ phải trả 428.902.223.383 80,39 467.259.637.522 81,93 377.812.678.432 75,65 +38.357.414.139 +1,54 -87.959.273.467 -6,28 - Nợ ngắn hạn 404.869.742.190 94,40 440.500.277.477 94,27 370.992.265.923 98,19 +35.630.535.287 -0,13 -68.020.325.931 +3,92 - Nợ dài hạn 24.032.481.193 5,60 26.759.360.045 5,73 6.820.412.509 1,81 +2.726.878.852 +0,13 -19.938.947.536 -3,92 2. Vốn CSH 104.653.980.938 19,61 103.072.034.818 18,07 121.630.598.298 24,35 -1.581.946.100 -1,54 +18.558.563.480 +6,28
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh năm 2010-2012
(ĐVT: %)
Qua bảng 2.3 phân tích cơ cấu nguồn vốn kết hợp với biểu đồ 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn của Chi nhánh trong những năm qua là chưa ổn định. So sánh tổng nguồn vốn tại năm 2010 với 2011 và 2012 ta sẽ thấy điều đó:
- Năm 2010 tổng nguốn vồn của Chi nhánh là 533.556.204.321 đồng, đến năm 2011 tổng nguồn vốn là 570.331.672.340 đồng. Năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn đã tăng thêm 36.775.468.019 đồng. Nhưng đến năm 2012, tổng nguồn vốn chỉ còn 499.443.276.730 đồng, năm 2012 so với năm 2011 tổng nguồn vốn đã giảm 70.888.395.610 đồng.
- Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy:
+ Vốn chủ sở hữu năm 2010 chiếm 19,61% (104.653.980.938 đồng) trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 chiếm 18,07% (103.072.034.818 đồng) trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 so với 2010 vốn chủ sở hữu giảm 1,54% (1.581.946.120 đồng ). Trong khi đó, nợ phải trả năm 2011 so với năm 2010 tăng 1,54% (tăng 38.357.414.139 đồng). Vốn vay chiếm trên 80%, nghĩa là Chi nhánh đã vay lượng tiền rất lớn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy Chi nhánh đang có những điểm bất lợi, vì việc huy động vốn bằng nguồn vốn vay ngắn hạn sẽ dẫn đến tình trạng Chi nhánh mất khả năng thanh toán nhanh. Việc đi vay vốn để kinh doanh có thể giải quyết được nhu cầu về vốn ngay lập tức nhưng Chi nhánh phải chịu lượng lãi suất lớn cho khoản vay này.
+ Năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm 24,35% (121.630.598.298 đồng). So với năm 2011 thì năm 2012 vốn chủ sở hữu đã tăng đáng kể, cụ thể là tăng 6,28% (18.558.563.480 đồng). Đồng thời, vốn vay năm 2012 so với năm 2011 cũng đã giảm 6,28% (87.959.273.467 đồng). Điều này cho thấy sự cố gắng vượt bậc và sự thành công lớn của Chi nhánh trong việc huy động vốn, song vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, gần như phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài trợ là vốn vay. Chứng tỏ tính độc lập và tính tự chủ của Chi nhánh chưa cao.
Từ sự phân tích trên cho ta thấy trong thời kỳ tới Chi nhánh cần phải xem xét lại nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay sao cho hợp lý, sao cho Chi nhánh có thể tự chủ trong nguồn vốn của mình.