Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của Chi nhánh Công ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của Chi nhánh Công Ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội (Trang 33 - 43)

Chi nhánh Công ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội.

a. Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng.

Công tác tiêu thụ sản phẩm ở Chi nhánh được giao cho phòng kinh doanh. Hai mặt hàng chính của Chi nhánh là Hạt nhựa và Giấy các loại cùng một số mặt hàng khác như: Màng BOPP, Nhôm, Thép các loại đã có mặt trên thị trường, nhưng Hạt nhựa vẫn là mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất.

Bảng 2.4. Bảng tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh năm 2010-2012

ĐVT: VNĐ

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)

Năm Chỉ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trong (%) Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối đối (%)Tương

Tổng giá trị: 1.383.904.141.075 100,00 1.386.223.496.101 100,00 1.288.114.090.24 2 100,00 +2.319.355.026 0 -98.109.405.859 0 1. Giấy các loại 330.673.408.100 23,89 337.206.080.000 24,33 311.949.597.600 24,22 +6.532.671.900 +0,44 -25.256.482.400 -0,11 2.Hạt nhựa 579.285.998.200 41,86 617.497.186.000 44,54 700.833.940.539 54,41 +38.211.187.800 +2,68 +83.336.754.539 +9,87 3.Màng BOPP, Nhôm các loại 157.419.612.000 11,38 116.253.133.501 8,39 93.192.654.603 7,23 -41.166.478.499 -2,99 -23.060.478.898 -1,16 4.Thép các loại 316.525.122.775 22,87 315.267.096.600 22,74 182.137.897.5 00 14,14 -1.258.026.175 -0,13 -133.129.199.100 -8,6

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh năm 2010-2012

(ĐVT: %)

Qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.2 nhìn chung ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh đang ở mức không ổn định. Cụ thể:

Doanh thu tiêu thụ năm 2010 đạt 1.383.904.141.075 đồng. Năm 2011 đạt 1.386.223.496.101 đồng. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tiêu thụ tăng không đáng kể, cụ thể tăng 2.319.355.026 đồng. Nhưng đến năm 2012 doanh thu tiêu thụ đã giảm xuống còn 1.288.114.090.242 đồng. So với năm 2011, doanh thu tiêu thụ đã giảm 98.109.405.859 đồng. Do đó Chi Nhánh cần chú trọng hơn nữa trong việc tiêu thụ sản phẩm để doanh thu của Chi Nhánh tăng lên qua các năm.

- Hạt nhựa là mặt hàng tiêu thụ mạnh và cũng là mặt hàng tiệu thụ chủ yếu của Chi nhánh. Hàng năm, lượng tiêu thụ của hạt nhựa vẫn không ngừng tăng lên nó tác động làm cho doanh thu của mặt hàng này cũng tăng. Năm 2010 doanh thu của mặt hàng này đạt 579.285.998.200 đồng chiếm 41,86% trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Năm 2011 đạt 617.497.186.000 đồng chiếm 44,54%. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng 38.211.187.800 đồng tương ứng tăng 2,68%. Năm 2012 doanh thu mặt hàng này đạt 700.833.940.539 đồng chiếm 54,41% trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh. So với năm 2011 thì năm 2012 doanh thu vẫn tiếp tục tăng nhanh tăng 83.336.754.539 đồng tương ứng tăng 9,87%. Lượng tiêu thụ của sản phẩm này tăng liên tục trong những năm gần đây. Có được kết quả này, có thể là do chất lượng sản phẩm này tốt, giá bán hợp lý và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Vì vậy, Chi nhánh cần có những biện pháp tốt để giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này.

- Giấy các loại trong hai năm 2010 và 2011 cũng là mặt hàng tiêu thụ chính của Chi nhánh. Năm 2010 doanh thu của mặt hàng này là 330.673.408.100 đồng chiếm 23,89% trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Năm 2011 337.206.080.000 đồng chiếm 24,33%. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tiêu thụ mặt hàng này tăng 6.532.671.900 đồng tương ứng tăng 0,44%. Nhưng đến năm 2012 thì doanh thu mặt hàng này lại giảm, cụ thể là giảm 25.256.482.400 đồng tương ứng giảm 0,11%. Chi nhánh nên xem xét lại

chất lượng, giá cả cũng như mẫu mã hàng hóa để có hướng giải quyết theo hướng tích cực.

- Màng BOPP, Nhôm và Thép các loại đây là những mặt hàng không chủ yếu của Chi nhánh. Vì vậy, trong các năm vừa qua các mặt hàng này luôn giảm mạnh.

+ Màng BOPP, Nhôm năm 2010 đạt 157.419.612.00 đồng chiếm 11,38% trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Năm 2011 giảm xuống còn 116.253.133.501 đồng chiếm 8,39%. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu các mặt hàng này giảm 41.166.478.499 đồng tương ứng giảm 2,99%. Đến năm 2012 doanh thu các mặt hàng này lại tiếp tục giảm xuống còn 93.192.654.603 đồng. Năm 2012 so với năm 2011 đã giảm 23.060.478.898 đồng tương ứng giảm 1,16%.

+ Thép các loại năm 2011 so với năm 2010 giảm 128.026.175 đồng tương ứng với giảm 0,13%. Năm 2012 so với năm 2011 lại tiếp tục giảm mạnh, giảm 133.129.199.100 đồng tương ứng giảm 8,6%.

Nguyên nhân của các kết quả này có thể là do chất lượng sản phẩm của Chi nhánh không cao, giá bán chưa hợp lý hoặc nhu cầu giảm, trên thị trường ứ đọng sản phẩm này.

Chính vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra các giải pháp cũng như các quyết định đúng đắn xem xét có nên tiếp tục kinh doanh các mặt hàng đã không đem về lợi nhuận hay không. Mặt khác, Chi nhánh nên chú trọng, quan tâm vào những mặt hàng được xem là truyền thống mà chủ yếu đã mang về doanh thu và lợi nhuận cho Chi nhánh. Nên tiếp tục phát huy vào các mặt hàng lợi thế này để giữ vững, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tác động làm cho doanh thu tăng dần theo các năm.

b. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường:

Trong những năm gần đây, mỗi năm thị trường đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hòa nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự

cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Chi nhánh đã hình thành mạng lưới tiêu thụ ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Thị trường của công ty được chia thành các khu vực như sau : - Thị trường Hà Nội.

- Thị trường miền Bắc: Bao gồm các tỉnh từ Ninh bình trở ra như: Ninh Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

- Thị trường miền Trung bao gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Bảng sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn về tình hình tiêu thụ ở các vùng trong nước.

Bảng 2.5. Bảng tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các vùng năm 2010-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: VNĐ

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Năm

Doanh thu tiêu thụ năm 2010 Doanh thu tiêu thụ năm 2011 Doanh thu tiêu thụ năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối

(%)1. Hà Nội 426.578.900.281 30,82 427.890.116.008 30,87 409.148.659.885 31,76 +1.311.215.72 1. Hà Nội 426.578.900.281 30,82 427.890.116.008 30,87 409.148.659.885 31,76 +1.311.215.72 7 +0,05 - 18.741.456.123 +0,89 2. KV miền Bắc 563.125.980.001 40,69 564.100.895.226 40,69 489.816.700.211 38,03 +974.915.225 0 - 74.284.195.015 -2,66 3. KV miền Trung 394.199.260.793 28,48 394.232.484.867 28,44 389.148.730.146 30,21 +33.224.074 -0,04 -5.083.754.721 +1,77 Tổng cộng 1.383.904.141.07 5 100,00 1.386.223.496.101 100,00 1.288.114.090 .242 100,00 +2.319.355.02 6 0 -98.109.405.8 59 0

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các vùng năm 2010-2012

Nhìn vào bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.3 ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở các vùng có sự chênh lệch tương đối lớn. Thị trường các tỉnh miền Bắc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là đến thị trường Hà nội và các tỉnh miền Trung.

Mặc dù với diện tích rất hẹp so với các khu vực khác nhưng khu vực Hà Nội có mức tiêu thụ tương đối lớn chứng tỏ rằng Hà Nội cũng là một thị trường hiện tại và tiềm năng lớn của Chi nhánh, doanh thu tiêu thụ năm 2011 tăng không đáng kể so với năm 2010, cụ thể là năm 2011 tăng 1.311.215.727 đồng tương ứng tăng 0,05%. Nhưng doanh thu tiêu thụ của thị trường này năm 2012 lại giảm 18.741.456.123 đồng, tuy doanh thu mặt hàng này giảm nhưng tỷ trọng của nó vẫn tăng, cụ thể tăng 0,89% so với năm 2011. Vì vậy Chi nhánh cần chú ý đến các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ cho thị trường này.

Khu vực miền Bắc là thị trường hấp dẫn của Chi nhánh. Với sự năng động của đội ngũ Marketing, thị trường miền Bắc được khai thác triệt để. Ngoài các tỉnh như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Chi nhánh còn mở rộng thị trường đến các tỉnh tình miền núi xa xôi như Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La.

- Năm 2010, doanh thu tiêu thụ khu vực miền Bắc đạt 563.125.980.001 đồng chiếm 40,69% trong tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu tiêu thụ đạt 564.100.895.226 đồng chiếm 40,69% trong tổng doanh thu. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng 974.915.225 đồng nhưng tỷ trọng thì vẫn không thay đổi.

- Năm 2012 doanh thu tiêu thụ khu vực miền Bắc là 489.816.700.211 chiếm 38,03% trong tổng doanh thu. Kết quả này cho thấy doanh thu tiêu thụ năm 2012 đã giảm 74.284.195.015 đồng tương ứng giảm 2,66% so với năm 2011.

- Để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ Chi nhánh dự kiến sang năm 2013 sẽ mở rộng thị trường ra các tỉnh khác như: Hà Tây, Thái Bình và Nam Định.

Đối với thị trường miền Trung được coi là thị trường dễ tính. Mấy năm gần đây Chi nhánh đã chú trọng hơn đến thị trường này, dần dần sản phẩm của Chi nhánh đã thâm nhập tốt và đã có chỗ đứng trên thị trường của một số tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà nẵng. Năm 2010

doanh thu tiêu thụ khu vực này đạt 394.199.260.793 đồng chiếm 28,48% trong tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu tiêu thụ là 394.232.484.867 đồng chiếm 28,44% trong tổng doanh thu. So với năm 2010 thì doanh thu tiêu thụ ở khu vực này đã tăng 33.224.074 đồng nhưng tỷ trọng lại giảm 0,04%. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ đạt 389.148.730.146 đồng chiếm 30,21% trong tổng doanh thu. So với năm 2011 doanh thu tiêu thụ năm 2012 của khu vực này giảm 5.083.754.721 đồng tuy nhiên tỷ trọng lại tăng 1,77%.

Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tìm hiểu sâu và phân tích kỹ nhu cầu thị trường các khu vực, đồng thời thực hiện tốt công tác Marketing để để việc tiêu thụ sản phẩm được nâng cao.

Bảng 2.6. Bảng tình hình doanh thu tiêu thụ từ các khách hàng của Chi nhánh năm 2010-2012

(ĐVT: VNĐ)

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Năm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011/2010 So sánh năm 2012/2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%)

1. Công ty Xi măng Hoàng Thạch 421.592.630.856 30,46 422.258.147.800 30,46 401.622.976.100 31,18 +665.516.944 0 -206.351.717 +0,72

2.Công ty Xi măng Bỉm Sơn 367.622.100.000 26,56 368.121.899.752 26,56 366.525.608.000 28,45 +499.799.752 0 -1.596.291.752 +1,89

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của Chi nhánh Công Ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội (Trang 33 - 43)