Công ty CP TM & SX bao bì

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của Chi nhánh Công Ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội (Trang 43 - 48)

Thăng Long 301.500.812.611 21,79 302.644.525.449 21,83 289.273.075.617 22,45 +1.143.712.838 +0,04 -13.371.449.832 +0,62 4. Khách hàng khác 293.188.597.608 21,19 293.198.923.100 21,15 230.692.430.525 17,91 +10.325.492 -0,04 -62.506.492.575 -3,24 Tổng cộng 1.383.904.141.075 100,00 1.386.223.496.101 100,00 1.288.114.090.2 42 100,00 +2.319.355.026 100,00 -98.109.405.859 100,00

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu tiêu thụ từ các khách hàng của Chi nhánh 2010-2012

(ĐVT: %)

Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.4 ta thấy, khách hàng chính của Chi nhánh là Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bỉm Sơn, sau đó là CT CP TM & SX bao bì Thăng Long và một số khách hàng khác. Ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn:

- Năm 2010 và 2011 doanh thu từ Công ty Xi măng Hoàng Thạch đạt 421.592.630.856 đồng và 422.258.147.800 đồng, cả hai năm doanh thu đều chiếm 30,46% trong tổng doanh thu, tỷ trọng doanh thu hai năm vừa qua là không thay đổi. Năm 2012 đạt 401.622.976.100 đồng chiếm 31,18%. So với năm 2011 thì năm 2012 doanh thu đã giảm 206.351.717 đồng, nhưng doanh thu vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2011 và 2010 là 0,72%.

- Năm 2010 doanh thu từ Công ty Xi măng Bỉm Sơn là 367.622.100.000 đồng, năm 2011 là 368.121.899.752 đồng, cả hai năm doanh thu từ công ty này đều chiếm 26,56% trong tổng doanh thu của Chi nhánh. Năm 2012 doanh thu đạt 366.525.608.000 đồng chiếm 28,45% trong tổng doanh thu. So với năm 2011 và 2010 thì doanh thu năm 2012 giảm 1.596.291.752 đồng, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu.

- Năm 2010 doanh thu từ Công ty CP TM & SX bao bì Thăng Long là 301.500.812.611 đồng chiếm 21,79% trong tổng doanh thu. Năm 2011 là 302.644.525.449 đồng chiếm 21,83% trong tổng doanh thu. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu từ công ty này tăng 1.143.712.838 đồng tươg ứng với tỷ trọng tăng 0,04%. Đến năm 2012 doanh thu là 289.273.075.617 đồng chiếm 22,45% trong tổng doanh thu. Năm 2012 so với năm 2011, doanh thu giảm 13.371.449.832 đồng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn năm 2011 là 0,62%.

- Các khách hàng hàng khác năm 2010 đạt 293.188.597.608 đồng chiếm 21,19%. Năm 2011 đạt 293.198.923.100 đồng chiếm 21,15% và năm 2012 là 230.692.430.525 đồng chiếm 17,91%. Ta thấy, tỷ trọng doanh thu từ các khách hàng khác giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu giảm 0,04%, năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,24%.

Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.4 kết hợp với phân tích trên ta có thể thấy được khách hàng trung thành của Chi nhánh vẫn là Xi măng Hoàng Thạch, Xi

măng Bỉm Sơn và Công ty CP TM & SX bao bì Thăng Long. Các công ty này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Chi nhánh. Chi nhánh cần có các biện pháp để giữ chân khách hàng lâu năm và ngày càng thu hút được các khách hàng khác.

2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ của Chi nhánh Công Ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội. Chi nhánh Công Ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội.

- Thuận lợi:

• Chi nhánh có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, như được sự hỗ trợ hoạt động kinh phí hoạt động từ phía Tổng công ty, và một số hoạt động sản xuất kinh doanh được Tổng công ty giao. Ngoài ra, Chi nhánh còn được thừa hưởng rất nhiều về thương hiệu và uy tín từ phía Tổng công ty.

• Sau nhiều năm hoạt động Chi nhánh thiết lập đuợc đội ngũ cán bộ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt họ gắn bó với Chi nhánh nhiều năm tạo nên một khối đoàn kết, một bầu không khí thoải mái trong công việc thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nội bộ trong Chi nhánh.

- Khó khăn:

• Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Chi nhánh đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn có thể đứng vững trên thị trường do chất lượng sản phẩm tốt.

• Chi nhánh còn thiếu những cán bộ có trình độ và nghiệp vụ chuyên nghiệp. Kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường chưa nhiều.

• Những biến động của giá cả thị trường như đầu vào, chí phí vận chuyển, bốc dỡ hàng tăng cao gây khó khăn cho chi nhánh công ty trong việc định giá bán sao cho phù hợp, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành và kinh doanh có lãi là rất khó khăn.

• Do một số hạn chế từ phía Chi nhánh cũng như những nhân tố bên ngoài dẫn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với uy tín sẵn có của mình, chất lượng sản phẩm ngày càng cao

nhiều khách hàng có xu hướng ưa chuộng và sử dụng sản phẩm của Chi nhánh. Chi nhánh hiện nay đã và đang cố gắng phấn đấu khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong cả nước.

2.2.5. Các biện pháp mà Chi nhánh đã áp dụng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng trong những năm vừa qua. tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng trong những năm vừa qua.

- Chi nhánh đã đưa ra chính sách về giá cả sản phẩm, hàng hóa một cách tương đối hợp lý

-Tăng cường công tác đầu tư, tìm kiếm, khai thác thị trường, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

- Chi nhánh đã áp dụng các hình thức chính sách bán hàng: thực hiện chính sách hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng đó cũng là một ưu điểm và cần được tiếp tục duy trì. Thực chất của việc hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng cũng là một hình thức giảm giá. Với số luợng xe phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa cho khách hàng như hiện nay có thể chủ động việc bố trí phương tiện vận chuyển cho khách hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của Chi nhánh Công Ty CP XNK Thủy Sản Miền Trung tại TP Hà Nội (Trang 43 - 48)

w