Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 27 - 42)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.1.1. Khái lược về nhân vật và nhân vật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy

Tiểu thuyết là lịch sử của cá nhân trong khi sử thi là lịch sử của cộng đồng, vì thế nhân vật/hệ thống nhân vật là yếu tố không thể vắng mặt. So với truyện ngắn, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết được miêu tả trong một quá trình chứ không phải trong một khoảnh khắc “chói sáng” hay “tai biến”. Thể hiện nhân vật trong chiều dài thời gian, và chiều rộng của không gian, tiểu thuyết mong muốn khám phá những vấn đề bản chất của hiện thực thông qua sự tái hiện số phận cá nhân. Do gắn bó khăng khít với cái hiện thực đương thời, hiện thực hằng ngày, nhân vật trong tiểu thuyết không phải là nhân vật chức năng như trong sử thi mà là con người nếm trải, tư duy, biến đổi trong hoàn cảnh. Vì vậy, nó không chỉ mang bề dày của đời sống mà còn được khám phá ở chiều sâu tâm hồn. Dù giới hạn không - thời gian được mở rộng hay thu hẹp, dù cốt truyện mạch lạc hay rối bời thì trong tiểu thuyết, sự hiện diện của nhân vật (có tên hay không tên, là một kiếp người hay một mảnh đời) vẫn được xem là một yếu tố bất biến của thể loại.

Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính chất ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Miêu tả con người đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương thức để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt

người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Con người ta là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Karl Marx) do đó thông qua việc tìm hiểu cuộc đời nhân vật, quá khứ, hiện tại, tiên đoán những bước phát triển tương lai, nhìn nhận các mối quan hệ xã hội…ta có thể thấy được bức tranh cụ thể về đời sống xã hội trong một thời kỳ lịch sử nào đó. Bằng việc miêu tả cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của nàng Kiều, Nguyễn Du đã tố cáo xã hội phong kiến đầy những bất công, ngang trái vùi dập con người. Hay như những nhân vật của văn học dân gian: Thánh Gióng, Thạch Sanh cũng là sự thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm đánh giặc ngoại xâm. Rồi các nhân vật trong trường ca Tây Nguyên cũng đại diện cho cả bộ lạc trong thời kỳ lịch sử hào hùng với những khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Như chúng ta đều biết đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan, thế giới hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Chính vì thế trong bất cứ một tác phẩm văn học nào nhân vật cũng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Những quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn đều được thể hiện thông qua nhân vật. Nhân vật trở thành phương tiện chuyên chở thông điệp của nhà văn của tác phẩm đến với người đọc.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như Tấm, Cám, Thúy Kiều, chị Dậu, anh Pha…Cũng có thể không có tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn bạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơgiêni Grăngđê của Banzăc. Nhân vật văn học là một đơn vị văn học đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống, cho dù nhân vật ấy có thể rất gần với nguyên mẫu thật ở ngoài đời, đó không phải là sự sao chép đầy đủ mọi chi tiết

biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…

Loại hình nhân vật trong văn học rất đa dạng: xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm có các loại nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, xét về phương diện hệ tư tưởng có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện; sau nữa là loại nhân vật tư tưởng, đây là loại nhân vật được nhà văn xây dựng để phát ngôn cho một quan điểm tư tưởng của mình hay một tư tưởng nào đó của thời đại.

Nhân vật văn học mang tính chất hồi cố, bởi vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại sự nhận biết ban đầu, đều làm cho nó sâu thêm hoặc điều chỉnh cho nó xác đáng, nhưng không bao giờ bỏ quên hay xa rời với cái chuẩn ban đầu. Nhân vật văn học thường được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn gắn với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động. Và chính nhờ điều này mà phần bản chất của nhân vật dần được phát triển và biểu hiện ra bên ngoài. Nhân vật văn học có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của những người xung quanh đối với nhân vật, hay qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống.

Như vậy thông qua các hình tượng nhân vật, nhà văn đã khái quát được hiện thực cuộc sống. Hiện thực đó không phải được phát biểu một cách khô khan, triết lý mà được thể hiện rất sống động qua những nấc thang phát triển của cuộc đời, số phận nhân vật. Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả nhân vật và cuộc đời họ. Các nhà tiểu thuyết hiện đại chủ yếu suy nghĩ bằng nhân vật, không phải bằng cốt truyện. Do đó, nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm, là linh hồn của toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm của vốn sống trực tiếp của nhà

văn. Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả nhân vật và cuộc đời họ. Sự phát triển của cốt truyện, sức hấp dẫn của một cuốn tiểu thuyết đều dựa trên những biến động thăng trầm của cuộc đời nhân vật. Trục vận động của không gian, thời gian trong truyện cũng không thể tách rời khỏi nhân vật. Nhân vật giữ vị trí trung tâm chi phối toàn bộ tác phẩm văn học. Tóm lại, một cuốn tiểu thuyết không thể thành công nếu nó không xây dựng được những nhân vật sinh động. Thông qua nhân vật và bằng nhân vật người đọc hiểu được những bộn bề của hiện thực đời sống, tư tưởng thời đại, chân lý nghệ thuật của nhà văn.

Theo Nguyễn Đình Thi: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả những con người và tìm hiểu đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [6, tr. 645]. Ở các tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, “đường đi” của các nhân vật cũng chính là hiện thực về đất nước, con người Việt Nam trong ba giai đoạn đặc thù của đất nước: Chiến tranh giải phóng dân tộc, giai đoạn hậu chiến và giai đoạn đổi mới. Là một nhà văn quân đội song Khuất Quang Thụy không chỉ thành công với việc tạo dựng đời sống chiến tranh, hình tượng về những người lính mà ông còn tỏ ra sắc sảo trong việc phác họa bức tranh về đất nước, xã hội thời hậu chiến, thời đổi mới hôm nay cũng như những người dân bình thường trong bối cảnh của những cuộc sống ấy. Do tính chất đặc thù của ba tiểu thuyết Khuất Quang Thụy, chúng tôi nhận thấy hai bộ phận nhân vật chủ yếu, đó là: người lính và những nhân vật khác.

Người lính là mẫu nhân vật trung tâm quan trọng trong các tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh. Trong văn học 1945-1975 về đề tài này, những người lính được xây dựng với tính chất lý tưởng, đẹp toàn diện cả về ngoại hình lẫn tính cách và hành động. Sau năm 1975, các nhà tiểu thuyết viết về chiến tranh đã đổi mới hình thức xây dựng nhân vật người lính. Tính chất

“sử thi” đã được thay thế bởi những người lính vừa đẫm chất “lính” nhưng cũng mang những đặc trưng của một con người bình thường. Vì vậy, những người lính trong các tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nam Hà... trở nên chân thực và gần gũi, sinh động hơn. Người lính trong ba tiểu thuyết mà chúng ta đang nghiên cứu sẽ được khắc họa từ cả quá trình chiến đấu nơi chiến trường đến khi họ trở về sau hòa bình và giữa cuộc sống hôm nay. Thật thú vị khi ở cuốn tiểu thuyết sử thi Những bức tường lửa, những người lính anh hùng nhưng rất “con người”, còn người lính trong Góc tăm tối cuối cùng

lại quá lý tưởng, người lính trong Không phải trò đùa thì như ở cấp độ trung gian nhưng nhiều trăn trở, suy nghĩ, đậm tính triết lý hơn.

Bên cạnh những người lính, trong ba tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn rất nhiều những nhân vật khác khá đa dạng và phức tạp, tiêu biểu cho các mẫu người trong xã hội thời chiến cũng như trong thời bình. Họ góp phần làm nên một tổng thể xã hội Việt Nam ở từng thời kỳ lịch sử, với những đặc trưng riêng về tính cách, số phận. Chúng ta nghiên cứu những nhân vật này khi đặt họ vào từng bối cảnh của đất nước, từng hoàn cảnh của mỗi người cũng như những liên quan, tương đồng, khác biệt của họ với người khác hoặc họ với một tập thể với những nét chung. Do vậy, để việc nghiên cứu được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, chúng tôi nghiên cứu hệ thống các nhân vật khác này ở hai thời điểm, đó là thời gian chiến tranh và thời kỳ sau chiến tranh.

Hệ thống nhân vật không phải là người lính tuy xuất hiện trong Những bức tường lửa với tần suất không nhiều, song số lượng khá đông, đa dạng, với các tính cách nổi bật, gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc. Đó là các nữ sinh trong cái tập thể lớp 10B của bốn chàng trai đã rời ghế nhà trường lên đường đánh giặc: Hùng Phong, Lân, Hướng, Côn. Đào tuy đã là học sinh cấp ba nhưng vẫn là một cô gái quê sôi nổi, chất phác và bộc trực, học rất giỏi toán. Đào đã sống hết mình, yêu thương hết mình để rồi “ôm hận” khi đã hiến dâng tất cả cho Hùng Phong nhưng lại bị chính con người này ruồng bỏ. Tuy

vậy Đào vẫn đứng vững, như lời cô viết trong thư cho Côn: “Có lẽ, số em chẳng ra gì nên mới không thể lấy được người anh hùng lừng lẫy đến thế. Em đau lắm, anh Côn ạ. Nhưng em không tự tử đâu. Phụ nữ thời ba đảm đang này mà chết vì tình thì chỉ tổ người ta cười cho thôi” [27, tr. 82]. Số phận Đào tiếp tục hẩm hiu khi Côn (người đã yêu Đào từ khi còn học cùng lớp 10B) lấy Đào mà Đào vẫn không quên được Hùng Phong, sau này thì Côn hy sinh. Bên cạnh Đào, chúng ta thấy nhân vật Thanh, một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, nết na nhưng kiêu kỳ, yêu thầm Lân, Lân cũng yêu cô nhưng hai người không dám thổ lộ. Thế rồi Thanh cũng “trao mình” cho Hùng Phong giống như Đào, nhưng nếu như Đào yêu Hùng Phong thật lòng thì Thanh lại yêu và sẵn sàng hiến dâng chỉ vì cô quá ngưỡng mộ một người anh hùng, như kết luận chua chát của Lân ngày về thăm mẹ con Thanh: “một người anh hùng đã mang cả tấm hình của người con gái mơ mộng như Thanh vào trận rồi nhuộm cả máu vào đó nữa, thì muốn làm gì mà chả được” [27, tr. 76]. Tập thể lớp 10B ngoài Thanh và Đào còn có Thoa, Gấm, bí thư chi đoàn Nùng (chân bị thập thễnh) và hai nhân vật khá đặc biệt là Lý Hảo Hảo, một cô gái bố Hoa mẹ Việt nhà ở phố Hàng Buồm và Trần Hòa Bình, bố gốc châu Phi (ông Lơgốt Trần Chiến Thắng) và mẹ là người Việt Nam. Bố Hảo, bố Bình đều có công tham gia đánh Pháp, sau đó ở lại Việt Nam lấy con gái Việt Nam và sinh ra Hảo, Bình. Bố Hảo từng là chiến sĩ sư đoàn quân tiên phong, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những nhân vật không phải là người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy còn là những người thân của người lính đang ở hậu phương miền Bắc ngày đêm lao động sản xuất và mong ngóng những người thân yêu của mình ở chiến trường. Cũng như cụ Cử Nam Vân là cha của Nụ trong Không phải trò đùa, cụ Cử Hạt - ông nội Lân trong Những bức tường lửa là thầy đồ trong sạch, giữ đạo thánh hiền, được bà con trong vùng kính nể nhưng lại bị chính học trò của mình (chủ tịch huyện, bố của Hùng Phong) đấu tố tràn lan,

quy kết địa chủ: “…đích thân ông đội Phạm Xuân Biên, trong vai khổ chủ đứng lên kể tội thầy là đã cưỡng bức cậu trò Biên hàng ngày phải đến sớm quét nhà, cho lợn, cho gà nhà thầy ăn, tưới vườn rau cho thầy, thậm chí cả gánh nước cho bà vợ bé của thầy tắm nữa…”. [27, tr. 47]

Ở tiểu mục này chúng tôi còn tập trung nghiên cứu tất cả những nhân vật không phải là người lính, được tác giả nhắc tới trong các tác phẩm, song nghiên cứu họ trong bối cảnh xã hội từ sau năm 1975 đến nay. Đó là những người sinh ra cùng thời với người lính, cũng đã sống trong thời chiến tranh, dù ở những góc độ và hoàn cảnh khác nhau. Sau chiến tranh, hòa bình lập lại, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, những người này cũng thay đổi theo năm tháng, song vẫn có những ấn tượng và ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội cũng như các nhân vật trong các tác phẩm. Ngoài ra một vài nhân vật phụ, là những thanh niên sinh sau chiến tranh, được coi là lớp trẻ hôm nay cũng được chúng tôi đề cập đến, tuy khiêm tốn hơn.

Chúng ta cần phải nói ngay đến cô kỹ sư Hảo trong Không phải trò đùa. Hảo là người yêu Tuấn, cô yêu anh chân thành và đắm say, sau bao năm chờ đợi thủy chung, đến khi Tuấn trở về sau hòa bình lập lại, tưởng chừng mọi nỗi khát vọng hạnh phúc sẽ được thỏa nguyện, vậy mà, bởi "vết sẹo do bom napan trên ngực Tuấn", cô thất vọng khi thấy một Tuấn khác, không phù hợp với hoàn cảnh đời sống mới của cô. Bên cạnh đó, nhân vật Ân, người anh của Tình cũng là điển hình cho một bộ phận cán bộ trong giai đoạn hiện nay thoái hóa, biến chất, ngược lại với lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Trong cuộc sống xô bồ ngày hôm nay cũng có nhiều người lãnh đạm, thờ ơ, vô cảm trước những vấn đề về tinh thần của cuộc sống, như đoạn suy nghĩ của ông Dần trong Góc tăm tối cuối cùng: “Ai một lần qua đây ít nhiều cũng có cảm giác được gột rửa, cũng muốn sống tốt hơn những ngày đã qua, muốn đối xử tốt hơn với mọi người và muốn mình trở nên có ích hơn cho cuộc đời. Nhưng đáng tiếc là con người lại rất mau quên, nên chỉ ít thời gian sau, những dấu

vết của sự thức tỉnh ấy đã tan biến đi trong lòng họ. Họ trở nên hợm hĩnh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)