Các kiểu tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 64 - 75)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Các kiểu tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy

Xây dựng tổ chức cốt truyện theo kiểu cốt truyện sự kiện là sự sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian tuyến tính. Tự sự theo mạch thời gian có nghĩa là chuyện gì trước kể trước, chuyện gì sau kể sau, và quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng. Kiểu tổ chức cốt truyện này có từ thời cổ đại nên mang tính chất cổ điển.

Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy nói riêng và tiểu thuyết hiện đại nói chung không ưu tiên cách tổ chức cốt truyện cổ điển như thế này. Tiểu thuyết Không phải trò đùa phản ánh một thời kỳ mà toàn dân tộc cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ lớn: giải quyết các vấn đề sau chiến tranh chống Mỹ và tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam đánh đuổi bọn diệt chủng Pôn Pốt. Bằng việc xây dựng kết cấu cốt truyện song tuyến nhân vật, tác giả đã đưa người đọc cùng hành trình với Tuấn và Tình, hai người lính trở về sau chiến tranh chống Mỹ giờ lại thực hiện hai nhiệm vụ mới. Trong khi Tuấn trở lại đơn vị cũ để tham gia các trận đánh thì Tình lại trở về quê sau đó cũng tìm đến đơn vị cũ để hoàn tất thủ tục công nhận liệt sỹ cho đồng đội mình là Thái. Nhân vật Tình, một người lính bị thương và phải trở về quê hương, là nhân vật song tuyến với Tuấn, một người lúc này lại từ miền Bắc trở lại Tây Ninh để tham gia cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Tình được khắc họa thành điển hình cho mẫu người lính trở về, một mẫu người mà các nhà văn đã từng tham gia chiến trường xây dựng khá thành công. Trong tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 3-1991, Lê Thành Nghị đã từng nhận định: “Con người về từ chiến tranh là một loại hình nhân vật văn học thường được các nhà văn chú ý quan sát trong văn học ta mấy năm gần đây, đặc biệt là trong sáng tác của những nhà văn đã từng tham gia trực tiếp chiến tranh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội: hàng chục vạn người vừa hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của dân tộc, bước ra từ khói bom đang phải đối mặt với những thử thách mới, những tình huống mới” . Tình là một người lính trở về, nhưng ngay lập tức anh đã gặp những rắc rối, phức tạp của đời sống.

Nhân vật Tình sau cái ngày trở về hậu phương phải đứng trước những ứng xử khốc liệt: phải chuyển đổi một thói quen có thâm niên dài lâu của hành vi, của tính cách trước một khoảnh khắc mang tính đột biến của lịch sử, cái khoảnh khắc mà trước đó không ai kịp nghĩ phải chuẩn bị ứng xử ra sao. Một cuộc trở về tương đối không bình thường, ở chỗ người lính vừa trải qua một cuộc chiến tranh dài lâu gian khổ và anh hùng nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Nếu so với quĩ thời gian hạn hẹp và cố định của mỗi một đời người thì quãng thời gian 30 năm chiến tranh đã đủ làm ổn định nhân cách, tính cách của từng người. Có thể khẳng định, Tuấn và đồng đội của anh đã sống rất đẹp, đã không tiếc máu xương mình để bảo vệ từng tất đất của Tổ quốc. Tuy anh trăn trở, day dứt nhưng không hề dao động, thoái hóa, nói như Từ Sơn: "Nhân vật Tuấn hiện ra dưới ngòi bút Khuất Quang Thụy khá tròn trịa. Tuấn suy tư nhiều về cuộc sống, về ý nghĩa cuộc đời, về tình yêu, về chiến tranh theo những chuẩn mực cao cả" [28, tr. 119].

2.2.2.2 Cốt truyện tâm lý

Nếu như ở giai đoạn 1945 – 1975, tiểu thuyết của Việt Nam phần lớn cấu trúc theo kiểu lịch sử - sự kiện thì bắt đầu từ nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tiểu thuyết Việt Nam đã phát triển theo một hướng tìm tòi mới về cấu trúc. Đó là cách tổ chức cốt truyện theo kiểu sự kiện – tâm lý (hay nói cách khác là viết theo kiểu cấu trúc lịch sử - tâm hồn). Với riêng Khuất Quang Thụy, tất cả tác phẩm tiểu thuyết về sau này đều được triển khai theo kết cấu này với sự đa dạng phong phú về cách thể hiện và càng về sau càng đạt tới độ chín hơn về tổ chức cốt truyện. Tác phẩm có kiểu kết cấu này tạo nên phẩm chất “liên sáng tạo”, nối liền suy nghĩ giữa tác giả - tác phẩm – bạn đọc bởi những vấn đề với mỗi biểu hiện khác nhau của nó. Tính cách, tâm hồn của nhân vật được soi sáng theo từng diễn biến của sự kiện.

Cốt truyện dòng tâm lý là cốt truyện đặc trưng cho tự sự hiện đại. Điểm tựa kể là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức và suy nghĩ

quá khứ, thực tại chồng chéo với nhau. Hay nói một cách khác, cốt truyện tâm lý được coi là cốt truyện sự kiện theo thời gian nghệ thuật, đảo thời gian biên niên nhằm nhấn mạnh vào các khoảnh khắc tâm lý, khoảnh khắc sự kiện, biến cố, thời gian tâm lý. Nhà văn ưu tiên cái nào, ưu tiên cái gì trước, mô tả có dài hay ngắn, có ý nghĩa gì đối với tính cách của nhân vật và chủ đề của tác phẩm không?

Một cốt truyện truyền thống bao giờ cũng trải qua đầy đủ “hệ thống tính cách” và “những xung đột xã hội” mà một tác phẩm tự sự cần có. Cốt truyện tâm lý hay còn gọi là cốt truyện dòng ý thức là một sản phẩm tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi mới. Mặc dù, trong văn học giai đoạn trước cũng đã có một số tác phẩm có cốt truyện được xây dựng theo kiểu “truyện không có cốt truyện”. Diễn biến tâm lý của nhân vật là yếu tố quan trọng đầu tiên để hình thành kiểu cốt truyện này. Hệ thống sự kiện của tác phẩm được sắp xếp theo dòng tâm lý của nhân vật. Xung đột trong tác phẩm cũng chủ yếu là xung đột tâm lý. Những xung đột này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện tâm lý. Xung đột giúp tác phẩm trải qua những giai đoạn phát triển của cốt truyện. Những xung đột này được tập trung thể hiện trong quá trình phát triển tâm lý của nhân vật. Nhiều tác phẩm của nhà văn cốt truyện phát triển “men” theo kiểu diễn biến tâm lý của nhân vật.

Với cốt truyện tâm lý, nhà văn sẽ khắc họa được nhiều hơn tính cách của nhân vật. Tiểu thuyết Những bức tường lửa, hay Góc tăm tối cuối cùng

đều xuất hiện loại cốt truyện này. Và đây là loại cốt truyện phổ biến của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy. Những bức tường lửa lấy bối cảnh chiến trường mùa xuân năm 1968 làm “điểm quay” cho tác phẩm. Cuộc chiến tranh và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trên khắp các chiến trường miền Nam là một sự kiện lớn, một đòn giáng mạnh vào quân Mỹ-Ngụy. Từ cảm hứng đó, Khuất Quang Thụy đã xây dựng nên một tiểu thuyết sử thi hoành tráng nhưng hấp dẫn,

khách quan mà đa diện. Tất cả đều được xây dựng dưới dạng hồi tưởng, nhớ lại của các nhân vật, quá khứ hiện lại sống động và chân thực khách quan.

Tiểu thuyết bắt đầu bằng đám tang của một người Anh hùng quân đội, từng làm những chức vụ rất cao – Thiếu tướng Hùng Phong; thông qua nhân vật trung tâm là Chính ủy Lương Xuân Báo, nhà văn giáo sư Trương Đình Lân mà hiện lên quá khứ oanh liệt của những người lính chiến. Họ là Trương Đình Lân, Nguyễn Danh Côn, Nguyễn Đình Hướng và Phạm Xuân Ban bí danh Hùng Phong vốn là bạn cùng học lớp 10 B. Cùng với họ là các nữ sinh Hà Nội sơ tán Thanh, Lý Hảo Hảo một người Việt gốc Hoa rồi Trần Hòa Bình, người Việt gốc Phi, Đào…với những mối tình đầu đầy thơ mộng. Nhưng chiến tranh đã tạo nên bức tường lửa ngăn cách họ hoặc khúc xạ để khi gặp lại nhau, những mối tình học trò trở nên éo le bi kịch. Bức tường lửa đã tôi luyện để những phẩm chất đẹp của Hùng Phong, Côn, Lân, Hướng trở nên chói sáng, nhưng cũng nó đã thiêu rụi những tố chất láu lỉnh, ươn hèn và cơ hội của Nguyễn Xuân Khoái, của Vững, còn với Hùng Phong, coi như làm tàn lụn cả một số phận; rồi cũng bức tường lửa của chiến tranh đã từng lâm thời biến những người như Lương Xuân Báo, Trương Đình Lân vốn trung chính thông minh cũng có lúc sai lầm, với Báo là không nghiêm khắc với cái xấu cái sai của Hùng Phong – con người mà ông mang cảm thức thay mặt tổ chức xây dựng thành nhân tố điển hình của thời chiến, còn với Lân, ông đã xử tử hình đồng đội một cách oan ức, cũng như không dám công khai và dũng cảm bảo vệ cái đẹp.

Nhờ cái nhìn nhân vật trong chiến tranh dưới góc độ tâm lý, tiểu thuyết trở nên sống động, nhân vật hiện lên chân thực. Hùng Phong đã trở nên một hình tượng nghệ thuật trên cái nền ấy. Ông tiêu biểu cho lớp người mới, có học, có lương tri (cậu Ban đã thay mặt người cha đấu tố thầy trong cải cách hiện là phó chủ tịch huyện gửi vòng hoa đến viếng cụ cử Hạt, ông nội của Lân), có lý tưởng (Ban đã không đi học nước ngoài như ý đồ xếp đặt của cha

mà bằng một mẹo láu lỉnh của tuổi trẻ, cậu đã lặng lẽ khám sức khỏe đi bộ đội); nhưng hóa ra cậu vẫn không thể thoát hẳn người cha, ông đã nhân cơ hội bảo anh phóng viên viết về chính sự kiện ấy, gây cho cậu con trai một cái vốn chính trị. Do Nguyễn Xuân Khoái kiếm cớ viêm hoành tá tràng bị giả về địa phương (sau này leo lên chức phó chủ tịch tỉnh), Hùng Phong thế chỗ ngay khi còn là tân binh. Từ đề pa này, ông đã bằng năng lực thật sự được hỗ trợ với những cơ may mà lần lượt đi qua từng cấp bậc lên đến sư trưởng rồi Tư lệnh quân đoàn trong một cuộc chiến khác. Hùng Phong cũng là con người của nghĩa hiệp, ông luôn gắn bó lo liệu cho bạn bè, khi ông lên đến Tư lệnh thì Nguyễn Danh Côn cũng lên Sư trưởng. Giữa họ có mối tình thù, Côn yêu Đào, Đào lại yêu Ban; mãi về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Côn nằm trên bụng vợ nhưng lại nghe Đào rên rỉ ới anh Ban ơi em chết mất khiến Côn choáng váng. Thế rồi trong một tình huống sai lầm của Ban – Hùng Phong, Côn đã đấm thẳng vào mặt Ban, đã tung liên hoàn cước khiến Ban ngã dúi xuống suối; nhưng khi cậu cận vệ Tơn lên đạn khẩu AK rồi nhằm Côn định bắn thì Ban quát bỏ súng xuống, họ vội vã làm lành, đẩy cuộc ẩu đả vào vòng bí mật, mãi mãi bí mật. Ở chỗ này, cùng những trang Côn, Ban làm giỗ đầu cho Hướng giữa hai trận đánh ở rừng sâu, Côn cứ rủa cả Ban quên bạn bè là những trang văn lấp lánh, khiến bạn đọc vừa phải nghĩ về chủ nghĩa anh hùng mới vừa như được đọc về những anh hùng hào kiệt của sách dã sử xưa.

Nhưng tâm lý Hùng Phong còn phức tạp hơn thế. Hồi cùng học 10B, Ban thầm yêu Thanh, chàng trai quê nào chả thích gái Hà Nội, nhưng Ban biết nàng yêu Lân nên lánh ra, cậu cũng cho là họ xứng đôi vừa lứa. Thế rồi, trong lần Ban về dự Đại hội Thi đua toàn quốc ở Hà Nội, gặp lại nhau, Ban trở thành Anh hùng Hùng Phong - hình ảnh người yêu lý tưởng của các cô gái cả một thời đại, Thanh đã lao vào quầng lửa vinh quang ấy như con thiêu thân. Cuộc tình trong bức tường lửa này đã để lại cho họ một đứa con trai và, hình như Thanh đã thỏa niềm khát khao đầy tính lãng mạn, nên đã không

những không thù hận Ban, vẫn đến dự đám cưới Ban lấy con gái một ông tướng với trang phục lộng lẫy nhất có thể, ngay cả những năm tháng một mình nuôi dạy đứa con trai bên Pháp nên người, Thanh cũng không hề nhắn nhủ về dẫu chỉ một lời trách móc. Lạ kỳ thay là cái đẹp một thời! Vẫn chưa hết, Ban chẳng những đã cướp Thanh của Lân, ông ta còn nhân danh bảo vệ uy tín quá khứ để giã cho cuốn sách Lân viết trung thực về một trận đánh của họ, giã cho tơi bời. Vậy rồi, vào lúc cay nghiệt nhất của đời mình, Hùng Phong gọi công an gô cổ thằng con nghiện đi cai, bà vợ con ông tướng bỏ đi, ông lại đưa cho Lân cuốn nhật ký của Chính ủy Lương Xuân Báo ghi khá nhiều chuyện xấu về mình. Đây cũng là nét đáng quý ở ông, có vẻ như ông dám sống, dám chịu trách nhiệm về mình, đã “làm xấu một cách trung thực.”

Hình tượng nghệ thuật này hiện lên chủ yếu qua hồi tưởng của Trương Đình Lân, một phần qua cuốn nhật ký của Chính ủy Lương Xuân Báo. Cả hai đều cảm thấy lỗi của chính mình, có thể do nể nang bạn bè, có thể do thực tế chiến tranh với rất nhiều việc cần kíp trước mắt nên đã không có ý chấn chỉnh, tranh đấu để trắng đen rõ ràng, nếu vậy, hẳn là cuộc đời Hùng Phong đã khác hay ít nhất, nó cũng không bi đát đến thế. Nếu đúng như thế, hóa ra cũng lại bức tường lửa chiến tranh đã lấy mất của con người phần cứng cỏi nhất để giúp nhau hoàn thiện, cũng cướp mất những cơ may sống hạnh phúc, sống cao cả trên bình diện phẩm hạnh cao cả của cộng đồng?

Nhân vật thứ hai cũng trở thành một hình tượng nghệ thuật là Lương Xuân Báo. Ông là chính trị viên con nhà nòi, bố là liệt sỹ chống Pháp, lại là người cẩn thận, chăm chút với sự nghiệp chung. Nhân vật Báo có sự chân thật và chí tình, nhờ sức lan tỏa của tuổi trẻ từ những Ban, Lân, Côn…rồi qua họ mà gặp và lấy Lý Hảo Hảo. Vậy rồi cũng lại bức tường lửa khác, ở đây là cuộc chiến tranh vắng mặt, đã khiến vợ con ông bồng bế nhau ra nước ngoài, để lại mình ông trong bệnh tật và cô đơn. Con người này chân thực đến mức,

nếu cho ông sống lại, Lương Xuân Báo vẫn sống và cư xử như trước, chăm chút và chí tình, kể cả với những nhầm lẫn và thiên kiến.

Ngoài cái nhìn khách quan, độ lùi của thời gian đã giúp nhà văn hiểu rõ hơn những gì đã xảy ra trong chiến tranh, trong đó có cả nhận thức về hình thái cuộc chiến mà làm nên thành công cho tiểu thuyết. Khuất Quang Thụy nói: “Cùng với độ lùi thời gian, tôi còn có những mảng kí ức lạ lùng trong chiến tranh, mà có lẽ chỉ có trong cuộc chiến ở Việt Nam. Đó là năm 1973, khi Hiệp định Paris về cuộc chiến tranh Việt Nam có hiệu lực, trên chiến trường Tây Nguyên những người chỉ huy quân đội từ hai bên đối chiến đã nghĩ ra cách lập ra tại những khu giáp ranh một “Nhà hòa hợp”, là nơi để binh lính, sĩ quan hai bên hàng ngày gặp gỡ nhau, tiếp xúc với nhau, cùng trao đổi, trò chuyện để xây dựng niềm tin, tạo nền tảng cho một quá trình “hòa hợp dân tộc” mà tôi được cử ra trực nhà hòa hợp gần thị xã Pleyku. Đó là những ngày tôi có cơ may được trò chuyện, được quan sát những binh lính, sĩ quan phía bên kia khi họ vẫn còn đầy đủ danh dự sĩ quan, danh dự người lính của một quân đội đối địch.” Đây là mảng ký ức được tái hiện trong Đối chiến, cuốn tiểu thuyết đã được viết dứt khoát dưới cái nhìn xã hội học về cuộc chiến. Và cái nhìn của nhà văn chăm chú hơn về phía bên kia, nơi những người lính hiện ra có hậu phương của nó, có gia đình, người yêu hay thậm chí có cả những màn kịch đàn “em gái nhỏ hậu phương” kỳ thực là gái điếm được trực thăng Mỹ đổ xuống nơi đóng quân. Hiệu quả là các nhân vật bên kia hiện ra gần với chính họ hơn. Có thể ví dụ mối tình không thể nói là không đẹp của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 64 - 75)