Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 79 - 88)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự hiểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện…Ngôn ngữ là yêu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm; có thể vì thế M.Gorky đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với sự kiện, hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học” [26, tr. 241].

Ngôn ngữ gắn với người kể chuyện, một hình tượng đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của một tác phẩm văn học. Không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm như M.Bakhin đã từng nói: “Ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hình tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể” [3, tr.17]. Hay như TZ.Todorov đã tuyên bố: “Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác nhau mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt (….). Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự

trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm phong phú, nhiều phối cảnh”[22, tr. 28].

Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa một cách đầy đủ: “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (…); có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [9, tr. 221]. Người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giọng điệu cho tác phẩm, nó chi phối rất nhiều đến giọng điệu của tác phẩm nói chung. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng nhất thiết phải có người kể chuyện nếu muốn ghi dấu trong lòng người đọc, bởi lẽ như một ai đó đã từng nói: “Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”.

Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện là phương tiện quan trọng để góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm nổi bật tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của tác giả hoặc của nhân vật được tác giả dùng để kể lại câu chuyện trong tác phẩm. Do đó, nó có khả năng khêu gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc, thái độ nhất định đối với con người và sự kiện được miêu tả, qua đó còn tái hiện trí tuệ, tình cảm của người kể chuyện. Việc tìm hiểu ngôn ngữ người kể chuyện góp phần thể hiện đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Khuất Quang Thụy.

Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, cũng đã từng trải qua bao khó khăn và gian khổ của cuộc đời người lính nên kí ức về một thời bão lửa và những năm sau chiến tranh đã in sâu đậm trong tư tưởng của ông. Tất cả hiện thực của cuộc sống đều được ông miêu tả để thấy được chiều sâu nhân bản trong mỗi con người, do đó mà ngôn ngữ của Khuất Quang Thụy luôn gần gũi

với cuộc sống thường ngày, nó tạo ra sự giản dị, gần gũi thích hợp với đề tài tác phẩm, dễ đi vào lòng người đọc. Sử dụng một thứ ngôn ngữ kể chuyện dân dã nhưng Khuất Quang Thụy không sa vào sự tùy tiện, nó cũng không sáo rỗng, nhạt nhẽo. Những trang viết trong Những bức tường lửa về cuộc sống và chiến đấu của những người lính nơi chiến trường luôn hấp dẫn bởi cái ngôn ngữ kể chuyện rất đỗi dung dị này: “Trời đã ngả về chiều. Nắng mỗi lúc một thêm gay gắt. Phải ngồi bó gối trong công sự chiến đấu ngụy trang kín bằng đủ những thứ lởm khởm, hấp nhiệt như bao tải dứa, gỗ dán, tôn múi…nên các chiến sỹ trung đội hai và anh em xạ thủ đại liên đi tăng cường người nào người đó đều nhoai ra vì nắng.” [27, tr. 698] Rõ ràng lời văn, ngôn ngữ của người kể chuyện phù hợp với sự mệt nhoài, ngột ngạt vừa muốn ra khỏi công sự nhưng cũng cố gắng kiên trì giữ bí mật tránh thương vong. Nhưng ngay sau đó, cũng nói về trung đội của Hướng thì ta lại thấy lời văn và ngôn ngữ của người kể chuyện lại phù hợp với phút giải lao thư giãn hiếm hoi, giữa hai trận đánh: “Vào lúc mặt trời lặn thì pháo địch cũng ngớt bắn, những chiếc máy bay trực thăng vũ trang và OV10 cũng lần lượt bay về căn cứ. Trên trời chỉ còn thằng AC130 lượn lờ tít trên cao và bắt đầu lục bục bắn ra những trái pháo sáng. Vì trời vẫn chưa tối hẳn nên những trái pháo sáng treo lơ đễnh trên trời chỉ khiến cho buổi hoàng hôn thêm ngột ngạt. Trung đội trưởng Hướng cho phép bộ đội ngoi lên khỏi hầm để hít thở chút không khí trong lành.” [27, tr. 720] Rồi ngôn ngữ kể chuyện cũng có những đoạn thay đổi để phù hợp với những rung động trong sâu thẳm của những người lính khi nhớ về gia đình, người thân của họ: “Anh Cung bỗng lặng người đi không biết nói gì với cậu thanh niên này. Trong lòng anh bấy lâu tưởng như đã tĩnh lặng, giờ đây lại cồn cào nỗi nhớ nhà, nhớ vợ và bốn cô con gái xinh xắn, vui tươi. Vào giờ này bốn mẹ con đang quây quần với nhau bên ngọn đèn dầu hay trải chiếu ngồi đầu hè ngóng trăng sao để nhớ người đi xa.” [27, tr. 724]

Ngôn ngữ người kể chuyện không chỉ là thuật lại mọi việc mà còn có tính chất khơi gợi, dẫn dắt và thông báo trước những biến cố xảy ra. Để cho ngôn ngữ được thêm sinh động và có sức cuốn hút cao người kể chuyện còn khéo léo liên kết các tình tiết khiến cho câu chuyện kể càng trở nên gần gũi hơn và phát huy được vai trò của các yếu tố đối chiếu so sánh và liên hệ trong tác phẩm.Trong Những bức tường lửa người kể chuyện đã thành công trong

việc khéo léo liên kết các tình tiết sự kiện với nhau cho câu chuyện kể trở nên gần gũi với người đọc. Chỉ đơn giản một chi tiết là chiếc áo màu trứng sáo (mà Đào đưa tặng Ban trước khi Ban lên đường nhập ngũ) mà có biết bao nhiêu tình tiết thú vị xung quanh nó: từ việc Đào có tình cảm đặc biệt với Ban, cô dành tặng Ban một tấm vải màu xanh sỹ lâm, nhưng vì bố mẹ không biết nên đã đem cho, rồi mới đến chuyện Côn đã phải hi sinh miếng vải màu trứng sáo đưa cho Đào. Côn bất ngờ và có phần ghen tị vì mảnh vải đó Đào sẽ may áo cho Ban, rồi việc Côn nhìn thấy Ban diện chiếc áo màu trứng sáo do Đào may tặng, rồi cuộc ẩu đả giữa Ban và Côn và sau đó là Ban cởi áo trả lại cho Đào và trùng trục như vậy chạy ra nơi tập trung. Và rồi chiếc áo trứng sáo ấy Đào đã giữ được cho đến tận ngày nhận được giấy báo tử của đơn vị Côn gửi về. Hay việc Hướng mất chiếc mũ sắt khi về nghỉ phép ở nhà mà quanh chuyện đó có biết bao nhiều tình tiết khôi hài, dở khóc dở cười: từ việc Hướng đi phép trở lại lớp học, đến việc mất mũ sắt ở phố huyện, rồi việc trở lại quân ngũ và bị chính trị viên Lương Xuân Báo tra hỏi về chiếc mũ, rồi việc cả tiểu đội phải tập trung để kiểm tra lại quân trang và quân dụng, rồi việc anh nuôi Cung đã cứu Hướng một bàn thua trông thấy khi kiếm cho Hướng một chiếc mũ sắt khác, giúp anh thoát khỏi án kỉ luật. Đó là câu chuyện về chiếc mũ sắt của Hướng nhưng được người kể chuyện khéo léo liên kết các tình tiết để từ đó cuộc sống của những người lình nơi trận mạc hiện lên rất đỗi giản dị và ấm áp tình đồng chí.

Hay nhiều khi đang kể, người kể chuyện còn tự tách mình ra để đánh giá, bình luận các sự kiện, đó là những suy tư của trung đội trưởng Hướng khi cố thu người thật nhỏ luồn qua những mảng tường, những tảng bê tông để bò vào hầm chiến đấu của khẩu đội đại liên: “Có những lúc thời gian như ngừng trôi, không gian như sắt lại, đặc quánh lại. Vào những khoảnh khắc ấy, con người bỗng thấy mình nhỏ nhoi, giống như cái lông gà tình cờ bị một cơn gió thổi bay lên, bay vật vờ cùng với cát bụi. Nhưng bản lĩnh quật cường của con người dường như không chấp nhận số phận mỏng manh của một chiếc lông gà. Anh vận dụng hết bản năng và sức mạnh con người của mình để bám víu lấy mặt đất, không chịu để mình dễ dàng bị cuốn đi cùng đám cát bụi vô tri kia” [27, tr. 764]. Trong những hoàn cảnh hiểm nghèo như vậy mới thấy hết được sự quả cảm, tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi của những người lình trinh sát, những người lính mà Khuất Quang Thụy luôn luôn dành cho họ những trang viết đẹp nhất. Từ đời sống của người lính nơi trận mạc trong

Những bức tường lửa, chúng ta cùng đến với Góc tăm tối cuối cùng: “Trời đang sáng dần. Mặt sông mịt mờ sương khói. Tiếng sóng vỗ vào bờ sông kè đá ì oạp. Phía bên Yên đôi ba nhà chài dậy sớm, đèn lửa lập lòe, chấp chới trong sương đục. Những làng xóm bên kia sông còn ngủ yên, đôi ba tiếng gà eo óc gáy. Trên bờ đê những chiếc xe bò kéo lọc cọc lăn bánh, trên đầu mỗi xe đeo lủng lẳng những chiếc đèn chài, đỏ quạch như những con mắt độc nhỡn, đói ngủ”. Đang miêu tả và trần thuật cái khung cảnh phố huyện của ông Dần vào buổi bình minh, người kể chuyện lại tự tách ra để có những đoạn bình luận nhận xét với những câu hỏi tu từ, và câu cảm thán: “Những chú bò vừa thở phì phò vừa uể oải bước đi trong sương, hướng về phía có cái vầng sáng vàng bệch trước mắt, đó là phía thị xã. Những chú bò trung thành và ngốc nghếch không hiểu vì sao mà sáng nào chúng cũng bị chủ dựng dậy thật sớm rồi thắng xe vào là lùa chúng bước thấp bước cao đi về phía có cái vầng sáng bệnh hoạn kia. Khi đi cũng như đi về, các chú đều phải chở nặng trên xe

bao giờ cũng đầy ắp. Sao mà cái giống người cần lắm thứ thế? Có lẽ chẳng bao giờ họ thỏa mãn. Kiếp bò nhà các chú, đời con cho chí đời cha, cứ è lưng ra mà kéo” [28, tr. 6]. Hơn thế nữa, người kể chuyện không chỉ kể chuyện về các nhân vật khác, về những gì mà mình chứng kiến, quan sát hoặc được nghe kể lại, mà còn kể về tâm trạng của các nhân vật khác. Góc tăm tối cuối cùng

không chỉ kể lại, tường thuật và miêu tả công việc của ông Dần với những mối quan hệ xung quanh ông, mà hơn hết nó còn là cuộc sống nội tâm, diễn biến tâm trạng, đời sống tâm hồn của ông Dần, phải chăng chính vì lẽ đó mà những đoạn người kể chuyện kể về tâm trạng của ông Dần chiếm một dung lượng khá lớn trong cả tác phẩm: “Thâm tâm ông biết đa số người đời nhìn ông như vậy. Nhưng ông cũng chẳng hề oán trách họ. Sự nông cạn của người đời thật là vô chừng, làm sao mà ông biện minh cho được. Nhưng ông vẫn tin rằng phải có người nào đó dù rất ít ỏi, hiểu được mình. Người đời bao giờ chẳng ảo tưởng, lầm lẫn, cứ đinh minh rằng có nhiều người hiểu mình, thực ra thì ít, ít lắm” Đó là tâm trạng của ông Dần khi ông biết ở đời mọi người đang nghĩ những điều quái dở, khác người, cho ông là dở hơi. Nhưng ông có một niềm tin mãnh liệt những việc ông làm có một ý nghĩa cao đẹp, như là việc tích điều thiện để diệt đi những điều ác đang trú ngụ đâu đó.

Trong ngôn ngữ của người kể chuyện, chúng ta còn thấy phơi bày ra những suy nghĩ, cảm nhận về hiện thực cuộc sống để người đọc có cơ hội cùng chiêm nghiệm và suy ngẫm. Ngôn ngữ người kể chuyện rất linh hoạt, sinh động và đa dạng trong từng ngôi kể khác nhau, phù hợp với từng đặc điểm riêng của mỗi nhân vật. Đồng thời theo dõi sự thay đổi trong giọng kể, sắc thái ngôn ngữ của người kể chuyện sẽ giúp người đọc thấy được quá trình hình thành, phát triển và kết thúc cốt truyện, nó cũng quy định một phần kết cấu của tác phẩm. Ở Không phải trò đùa, trong buổi chia tay giữa Tuấn và Hảo, nó là một sự kết thúc buồn cho một mối tình đẹp thì ngôn ngữ người kể chuyện đậm chất lính: “Bản nhạc dường như đang nói về những điều ấy. Anh

cảm nhận được không phải bằng khả năng cảm thụ âm nhạc mà bằng sự cảm nhận của tất cả các giác quan, bằng sự từng trải của người lính. Anh nghĩ rằng trong sự tan vỡ của các mối tình không bao giờ chỉ là sự thất bại hoàn toàn của một bên như trong một trận đánh, một chiến dịch” Còn khi người kể chuyện trong ngôi kể là cô (Hảo người yêu của Tuấn) lại khác: “Trong sự im lặng cô say mê quan sát sự im lặng của anh. Cô sững sờ nhận ra rằng, đó không phải là sự im lặng thụ động, cam chịu của anh mỗi khi gặp mình kể từ ngày anh trở về đến nay. Anh đã im lặng vì cảm thấy không cần nói gì chứ không phải không nói lên được điều mình muốn nói”. Rõ ràng ngôn ngữ của người kể chuyện đã rất linh động dù cho trong cùng một hoàn cảnh nhưng với những ngôi kể khác nhau thì chúng ta có hai ngôn ngữ người kể chuyện khác nhau phù hợp với sắc thái của từng nhân vật ấy.

Những bức tường lửaKhông phải trò đùa, người kể chuyện thường sử dụng những câu văn ngắn gọn, những từ ngữ chân thực, dễ hiểu, rất ít khi sử dụng các mỹ từ. Khi miêu tả, cũng đã chọn lọc sự vật, hiện tượng cùng hành động của nhân vật, ngắn gọn nhưng có sức biểu cảm, rất gần gũi với đời sống hiện thực, tạo cảm giác tin cậy ở bạn đọc, làm xóa nhòa đi cái ranh giới về người kể chuyện. Chúng ta hãy cảm nhận các đoạn kể sau đây trong Những bức tường lửa: “Ba tháng trước, vào một buổi sáng chủ nhật khi ông đang lúi húi chăm mấy cái cây trong vuông sân nhỏ trước nhà thì có tiếng chuông gọi cổng. Ông ra mở cổng và ngạc nhiên khi thấy ông Phong đứng ngay trước mặt mình” [27, tr. 10]; “Thoa, Mai, Thanh là ba nữ sinh Hà Nội về sơ tán ở huyện Phúc Lộc ngay từ những ngày đầu Mỹ ném bom ra miền Bắc. Ba đứa ở trọ cùng một nhà, học cùng một lớp. Chủ nhà là cậu Cung, một ông cậu bên ngoại của Thoa” [27, tr. 35]; “Trong khi Lợi đưa Lài xuống suối giặt cái mũ cho chị Sáu, Côn ngồi lặng hết nhìn tên tù binh lại nhìn người đàn bà chỉ huy du kích đã cùng với mình dọc ngang trên suốt một dải chiến trường mấy ngày vừa qua rồi lại cùng nhau đánh một trận ra trò, bắt

được cả tù binh Mỹ” [27, tr. 546]... Khi miêu tả khung cảnh của chiến trường thì người kể chuyện với “tầm quan sát” bao quát đã sử dụng những câu từ cô

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 79 - 88)