Giọng điệu triết lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 94 - 104)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Giọng điệu triết lý

Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, con người ngày càng ý thức về bản ngã và càng khao khát tìm kiếm bản ngã. Những tiếng vọng về bản thể âm vang trong văn học đương đại, nhất là tiểu thuyết. “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó, nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”; “Tiểu thuyết luôn nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” (Bakhtin). Theo M. Kundera: “Tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi. Từ lúc anh bắt đầu sáng tạo một con người tưởng tượng, một nhân vật, tức thì anh đối mặt với câu hỏi: Cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi? Đây là một trong những câu hỏi cơ bản, trên đó tiểu thuyết được hình thành với tư cách là tiểu thuyết” [9, tr. 27].Với tinh thần “nhận thức lại”, các nhà viết tiểu thuyết quan tâm đến những vấn đề bản thể.

Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Những tiểu thuyết viết về những nhân vật có tính cách, tâm lý, nhà văn viết bằng giọng điệu thâm trầm và triết lý. Nó biểu hiện những trạng thái cảm xúc qua những suy tư về kiếp người, về cuộc đời ông Dần trong Góc tăm tối cuối cùng và những cuộc đối thoại, những cuộc tự trinh sát để tìm câu trả lời cho bản thân, cho đồng đội và cho đời người. Những âm sắc của cuộc đời và thế hệ của một thời. Một ví dụ điển hình cho số phận của người lính sau chiến tranh được nhà văn Khuất Quang Thụy phản ánh sâu sắc qua nhân vật ông

Dần. Cuộc đời của ông Dần khốn khổ cũng do ông quá tin vào đồng đội của ông. Hắn chính là Đảng, một tên khốn nạn, hắn hại đời người con gái ông yêu nhất, hắn phản bội niềm tin của ông. Trở về sau chiến tranh, ông Dần không có gì hết, ông chán nản vì cuộc đời, vì những con người không còn biết sợ cái gì, không còn những cấm địa, không còn sự linh thiêng, không còn thần tượng. Chính vì vậy mà cuộc đời ông gắn với nhà xác, nơi có thể gọi là “góc tăm tối cuối cùng”, ông Dần bộc bạch: “Tôi một mình gánh lấy việc này vì tôi nghĩ rằng, đây là nỗi đau khổ của con người. Càng ít người biết đến nỗi đâu này càng tốt, ông ạ […] Mỗi buổi sớm. gánh đôi thùng này ra bãi sông lưng tôi như còng xuống bởi đau buồn. Tôi cảm tưởng như mình đang gánh cả cái gánh đau khổ của nhân loại trên vai vậy và mỗi khi vùi xong tất cả những thứ đó xuống bãi sông kia, tôi như thấy mình vừa xóa đi cho nhận loại bao nhiêu là tội lỗi[…]. Nhưng cuộc đời này công bằng thôi […] Tôi luôn nghĩ rằng tôi sẽ được đền bù, không ở kiếp này thì kiếp sau” [28, tr. 13-14] Ông Dần vốn hiền lành, khắc khổ, có gì đó còn hơi lẩm cẩm, đáng thương, nhưng lại có một mục đích sống rõ ràng với triết lý sống sâu sắc, quan niệm sâu xa về công việc mà ông đã tự nguyện gánh vác. Ông Dần còn hiện lên như một con người bao dung, có một trái tim nhân hậu. Để lý giải cho điều này tác giả có viết cùng với giọng điệu triết lý mạch lạc và khúc triết: “Ông Dần coi mình là người may mắn vì ông được tới đây hàng ngày, được chứng kiến sự ra đi của bao con người, nên ông thấm thía đến từng chân tơ kẽ tóc cái sự phù du của kiếp người. Và từ đó trong tâm hồn ông nảy nở một tình thương bao la đối với con người […] từ trái tim ông phát ra thứ ánh sáng rực rỡ của tình yêu thương và sự tha thứ, bao dung” và ông Dần luôn tâm niệm một triết lý sống “…chỉ khi nào con người biết nghĩ đến người khác, biết sống vì người khác, con người mới thực sự tự do”[28, tr, 17]

Tiểu thuyết Không phải trò đùa đã miêu tả xen kẽ hai mảng hiện thực

chiến tranh và cuộc sống hòa bình. Ở những môi trường khác nhau, những đặc tính của người lính được đào luyện, hình thành và phát triển. Nhà văn

muốn bảy tỏ những suy nghĩ của mình thông qua câu chuyện cuộc đời của người lính sau chiến tranh với những câu hỏi mang tính triết lý đã được đặt ra: “Chúng ta đã được chuẩn bị khá kĩ càng cho chiến tranh nhưng chưa được chuẩn bị gì cho cuộc sống hòa bình và xây dựng. Phải tiến hành chuẩn bị lại, nếu muốn còn có ích cho xã hội” [29, tr. 108] Tuấn cũng bị ám ảnh và có lần phải suy nghĩ: “Cuộc đời mỗi con người có biết bao nhiêu cái không thể[…] Cái hữu hạn luôn sừng sững trước mặt chúng ta. Tuy vậy cũng có những lúc không được phép tin rằng mình không thể làm được điều này hay điều khác. Con người sở dĩ vĩ đại vì luôn luôn tìm cách vượt qua các giới hạn [29, tr. 194] Hay cũng có lúc Tuấn nhìn nhận ra sự thật hiển nhiên của cuộc sống xung quanh mình: “Thế đấy, trong chiến tranh cũng có kẻ phản bội và trong hòa bình cũng có kẻ phản bội. Đó là một sự thật cay đắng mà xưa nay chúng ta cứ cố tin rằng không hề có trong đội ngũ của chúng ta”. Cho tới lúc này, đã bao nhiêu lần Tuấn vượt qua được cái “không thể” và bao nhiêu lần anh đầu hàng trước nó. Giọng điệu triết lý được nhà văn sử dụng thành công thể hiện những trăn trở của Tuấn về bản thân, đồng đội, cuộc đời. Một người đã bước ra từ sự khốc liệt của chiến tranh, liệu có gục ngã trước cuộc đời mới lạ lẫm này? Nếu không gắn bó với quân đội, anh sẽ làm gì? Anh sẽ trở thành kẻ vô dụng, thừa thãi trước nhịp sống hiện đại hay cũng như trong chiến tranh, Tuấn vẫn chủ động, vững vàng? Câu hỏi đó không chỉ dành riêng cho Tuấn mà chung cho tất cả những người trở về sau chiến tranh. Từ cuộc chiến trở về, đối diện với cuộc sống hiện tại nhưng Tuấn cũng thẳng thắn khi nhìn nhận lại cuộc sống khổ cực ở chiến trường “Chỉ có kẻ điên rồ mới mong đất nước có chiến tranh để mình có cơ hội trở thành anh hùng [….] tai nạn, bệnh tật cũng có thể dẫn đến cái chết bất đắc kì tử nhưng vẫn không đáng sợ bằng cái chết do chiến tranh đưa đến cho con người” [29, tr. 23] Tuấn trở về nên anh mới biết tới cảm giác xót xa khi không thể chấp nhận được đồng đội của mình là Thái đã thay đổi bản chất vì tiền, anh tự hỏi: “chẳng lẽ những chuyện kì lạ vẫn có thể xảy ra, có thể biến người chết thành người sống, có thể biến một

chiến sĩ gan góc dạn dày như Thái trở thành một tên đầu cơ, buôn lậu hay sao?”. [29, tr. 84]

Nhà văn Khuất Quang Thụy đã cho độc giả những ví dụ điển hình về số phận của người lính trong và sau chiến tranh. Nhà văn sử dụng giọng điệu triết lý để đưa ra nhiều vấn đề về hiện thực chiến tranh và số phận của con người, đặc biệt là số phận của những người lính.

KẾT LUẬN

Chiến tranh không chỉ là đề tài quan trọng, mà còn là cảm hứng chủ đạo cho văn học Việt Nam hiện đại. Những nhà văn sau 1975 đã viết về chiến tranh với sự đổi mới trong việc phản ánh hiện thực cuộc chiến, đặc biệt là cách thức xây dựng nhân vật và cốt truyện. Khuất Quang Thụy cùng với Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Dương Hướng, Hữu Mai, Chu Lai, Nam Hà và nhiều nhà văn khác, đã đem đến cho bạn đọc văn chương một cách nhìn mới về chiến tranh trên cả bề rộng và chiều sâu, nhiều góc cạnh và chân thực hơn. Với hàng chục tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch lấy đề tài từ chiến tranh, Khuất Quang Thụy đã góp phần làm nên bức tranh hiện thực cuộc chiến tranh cả nơi tiền tuyến lẫn hậu phương, cả thời chiến và hậu chiến, về người lính trong chiến tranh và người lính trong thời bình. Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và riêng biệt về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy, thiết nghĩ việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và có ý nghĩa.

Những bức tường lửa, Không phải trò đùa, Góc tăm tối cuối cùng là ba tiểu thuyết lấy đề tài từ chiến tranh song có những sắc thái, đặc trưng riêng. Qua ba tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, đời sống chiến tranh đã hiện ra trên diện rộng, cả ở nơi tiền tuyến và ở hậu phương. Đó là hình ảnh về các chiến trường, nơi các đơn vị bộ đội của ta vận động và tiến công đánh địch. Những trận đánh diễn ra hết sức ác liệt với sức tàn phá của bom mìn và rất nhiều loại hỏa lực. Ở nơi đó có chiến thắng và những tổn thất mất mát không gì so sánh được. Đó là những khó khăn gian khổ, sự hi sinh anh dũng của những người lính xông pha trận mạc. Chiến trường cũng chứng kiến tình đồng chí, tình quân dân chan hòa thắm thiết, chia ngọt sẻ bùi đồng thời với đó là những sai lầm, những cái xấu của các cá nhân cơ hội, hèn nhát. Bên cạnh đó, cuộc sống của ngày hôm nay với chính những người lính khi xưa cùng những con người sinh ra trong hòa bình cũng được hiện lên với tính chất phức

tạp, với những vấn đề xã hội nan giải, sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức, sự thoái hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên...

Để chuyển tải các nội dung của các tiểu thuyết, Khuất Quang Thụy đã chứng tỏ một phong cách, một nghệ thuật viết văn bản lĩnh, cá tính và đậm chất lính. Đó là cách xây dựng cốt truyện kiểu cốt truyện sự kiện, nhưng phần lớn là kiểu cốt truyện tâm lý với mục đích soi sáng tâm hồn, nhân cách nhân vật theo từng diễn biến sự kiện. Cốt truyện của Khuất Quang Thụy không quá phức tạp, không nhiều chi tiết giật gân song rất hấp dẫn bạn đọc bởi sự chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ trong từng sự kiện được kể. Từ phần mở đầu, diễn biến đến kết thúc đều được triển khai và sắp xếp chặt chẽ, đúng với quy luật tâm lý của nhân vật. Nét thú vị trong cách xử lý thành phần cốt truyện là tác giả thường bắt đầu tác phẩm bằng sự việc cuối cùng, mang tính cởi nút của toàn bộ câu chuyện, sau đó lật ngược lại từ những sự việc đầu tiên. Điều này tạo nên nét độc đáo, tạo được sự hứng thú, gây được sự tò mò cho người đọc.

Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy còn thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật từ ngoại hình, hành động, ngôn ngữ tới diễn biến tâm lý. Tất cả đều có sự thống nhất, hài hòa, hợp lý để nhân vật hiện ra sinh động, gần gũi, nhiều khi thật hơn cả con người thật. Nhân vật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy có thế giới nội tâm phong phú, đa chiều, phức tạp nhưng lại rất thực, hợp với logic của cuộc sống. Từ ngôn ngữ người kể chuyện đến ngôn ngữ của nhân vật đều được nhà văn sử dụng một cách khá tự nhiên, đảm bảo tính thống nhất với tính cách và hoàn cảnh, thể hiện sự chắt lọc kĩ lưỡng. Ở cả ba tiểu thuyết, ngôn ngữ của Khuất Quang Thụy đều toát lên sự giản dị, mộc mạc, tự nhiên, gần gũi với đời sống song giàu giọng điệu, thanh âm. Hệ thống điểm nhìn trong các tác phẩm cũng khá đa dạng, biến hóa linh hoạt đem lại những góc nhìn nhiều chiều sinh động hơn về sự việc, hiện tượng, nhân vật.

Nghiên cứu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy, chúng tôi cảm nhận sự sâu sắc, tinh tế, hiểu biết và trải nghiệm cuộc sống của người

lính nơi trận mạc và cuộc sống hòa bình. Đây cũng chính là yếu tố không nhỏ góp phần vào sự thành công của tác giả. Lịch sử dân tộc ta trải qua hai cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại - chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam càng trở nên đông đảo đã đóng góp các tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh rất cần thiết và có giá trị. Cùng với các nhà văn khác, Khuất Quang Thụy với tài năng, phong cách và bản lĩnh nghệ thuật mới đã làm thay đổi diện mạo và góp phần khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, tiểu thuyết viết về chiến tranh trong văn học hiện đại Việt Nam nửa thế kỷ qua. Nghiên cứu về các tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy là góp phần làm rõ thêm hệ thống lý luận về văn học viết về hai cuộc chiến tranh với cách tiếp cận mới mẻ và đặc sắc.

Trong khuôn khổ luận văn này, với sự cố gắng hết mình, chúng tôi đã đi sâu vào khảo sát và đánh giá ba tiểu thuyết tiêu biểu của Khuất Quang Thụy để làm nổi bật nghệ thuật tự sự trong các tiểu thuyết của nhà văn này. Trong quá trình hoàn thành luận văn, chắc chắn chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất nhất định. Chúng tôi hy vọng sẽ được trở lại với đề tài này ở một cấp độ nghiên cứu cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Sách lý luận phê bình

1.Đào Tuấn Anh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2002), Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Hà Minh Đức (2006), Lý luận Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 8. Hà Minh Đức (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội

9. Lê Bá Hán (1992), Từ điển Thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

10. Đào Duy Hiệp (2007), Thơ và truyện và cuộc đời, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.

11. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình Văn học từ lý thuyết hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Mã Giang Lân - Bùi Việt Thắng (2007), Văn học Việt Nam sau 1975, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa văn học, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

15. Nhiều tác giả (2006), Lý luận Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 16. Nhiều tác giả (2006), Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy

văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nhiều tác giả (2000), Chủ nghĩa văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lí luận, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.

18. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng. 19. Ngô Thảo (2001), Văn học và người lính, Nhà xuất bản Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

20. Bùi Việt Thắng (2006), Tiểu thuyết đương đại, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Khoa Văn học (2006), Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào - Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Trần Đăng Xuyền (2000), Nghệ thuật trần thuật Nam Cao, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

*Sách tác phẩm

24. Nguyễn Minh Châu (1999), Dấu chân người lính, Nhà xuất bản trẻ, TP HCM. 25. Dương Hướng (2007), Bến không chồng, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà

Nội.

26. Chu Lai (2009), Phố, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

27. Khuất Quang Thụy (2007), Những bức tường lửa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 94 - 104)