Theo Max Weber, hành vi xã hội là điểm xuất phát của mọi quá trình xã hội. Ông định nghĩa: “Hành động xã hội như là một hành vi khi một tác nhân hay những tác nhân coi nó có ý nghĩa một cách chủ quan” [12]
Trong lý thuyết hành vi của mình ông khẳng định: để hiểu được hành vi con người thì điều quan trọng là phải nắm bắt được nội tâm của con người, chính những hiện tượng bộc lộ ra bên ngoài là sự phản ánh hộp đen, cho dù hộp đen đó và coi đó như là cơ sở lý luận cho hộp đen đó. Như vậy muốn hiểu biết một hiện tượng xã hội trước hết phải hiểu những hành vi cá nhân tạo ra nó. Tại sao hành vi đó lại xẩy ra với người đó, trong hoàn cảnh nào?
Hành vi cá nhân bao hàm các yếu tố bất biến của những bối cảnh xã hội khác nhau, có thể tại những hằng số này hợp thành bản tính con người nhưng chỉ hiểu được hành vi cá nhân khi chúng tuân theo những hằng số ấy.[39]
Đương nhiên khi nói đến hành vi, hành động của một cá nhân hay một nhóm người nào đó tồn tại trong một xã hội cụ thể ta nói đến những hành vi, hành động xã hội của nhóm hay cá nhân đó mà thôi.
Hành vi xã hội (hành động của xã hội) là một hành vi hướng đến đích gắn bó về nghĩa với hành vi, với các kỳ vọng được cảm nhận hay được phỏng đoán của đối tác tương tác và được định hướng theo chuẩn mực và giá trị xã hội.
Theo nghĩa rộng nhất thì mọi hành động của con người (tức là cả việc làm một sản phẩm) không chỉ thể hiện một phản ứng với kích thích bên trong hay bên ngoài (như các phản xạ, phản ứng được quy định bởi tâm lý) mà còn có thể gọi là hành động xã hội.
Hành động xã hội được xác định trong mối liên hệ mang nghĩa của nó với các người khác về truyền thống, cảm xúc, phù hợp về giá trị và lợi ích (Weber). Mặc dù về lý thuyết cá thể có khả năng xác lập tương đối tự lập ý nghĩa của hành
động hoặc thậm chí tạo ra nghĩa (ví dụ các nhà sáng lập ra các hệ thống ý nghĩa tôn giáo hay tư tưởng) thì đa số vẫn chịu sự hướng dẫn của các định hướng ý nghĩa đó có. Những định hướng ý nghĩa được nhập tâm hóa trong quá trình xã hội hóa này phù hợp với các tiêu chuẩn của một sự kiện xã hội học mà Durkheim nêu ra: ít hay nhiều chúng xác định loại của hành động. Từ đó sinh ra các hình mẫu hành vi được chuẩn hóa và kiểm soát về mặt xã hội mà quá trình của chúng được định trước bởi trật tự pháp lý, thói quen hứng thú, phong tục tập quán (về loại hình học, Weber).