90 Kiêng hoàn toàn việc quan
2.4.4. Nguyên nhân dẫn đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong thanh niên công nhân.
trong thanh niên công nhân.
Với xu hướng QHTD THN trong thanh niên ngày càng tăng như hiện nay, việc nghiên cứu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hành vi QHTD THN của thanh niên công nhân rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau khác nhau như do từ chính bản thân cá nhân, từ nhu cầu sinh lý của bản thân, hay do sự thiếu kiến thức về tình dục, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng và sự lan truyền của các loại văn hoá phẩm “đen”, và những quan niệm lệch lạc đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay như quan niệm “sống thử”... Tuy nhiên nhóm nguyên nhân cao nhất là những nguyên nhân từ chính
bản thân thanh niên . Trong đó nguyên nhân đầu tiên thanh niên công nhân đưa ra là vì tình yêu thực sự (59,9%), tiếp đến thanh niên công nhân cũng xác định đó là nhu cầu sinh lý của bản thân (56,7%), đứng thứ 3 mà thanh niên công nhân nhận định đó là họ chưa lường trước được hậu quả của QHTD về như có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AID. Trong nhóm nguyên nhân từ phía bản thân họ cũng nhận định họ còn thiếu các kỹ năng sống, thiếu kiến thức về SKSS, do tò mò muốn thử nghiệm cảm giác, muốn thể hiện bản thân với người mình yêu.
Nhóm nguyên nhân thứ hai được đề cập đến là do mặt trái của các phương tiện truyền thông họ tiếp xúc ngày càng nhiều với những phim ảnh kích thích, văn hóa phẩm “đen” cũng ảnh hưởng đến hành vi QHTD THN trong thanh niên công nhân (38,3%). Bảng 14: Nguyên nhân dẫn đến hành vi QHTD THN TT Những nguyên nhân Tỷ lệ (%) Sếp thứ tự 1 Vì tình yêu thực sự 59.9 1
2 Nhu cầu sinh lý của bản thân 56.7 2
3 Chưa lường trước được hậu quả của việc QHTD 49.3 3 4 Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng
(phim ảnh kích thích..)
38.3 4
5 Thiếu kỹ năng sống 31.2 5
6 Tò mò muốn thử nghiệm cảm giác 29.8 6
7 Ảnh hưởng của bạn bè xung quanh 28.0 7
8 Gia đình không kiểm soát 25.2 8
9 Vì muốn thể hiện bản thân với người mình yêu 22.7 9 10 Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản 22.3 10 11 Sống xa gia đình, thiếu thốn về tình cảm 14.5 11
12 Vì điều kiện kinh tế khó khăn 3.5 12
Một nguyên nhân tiếp đến là do ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quan và nhóm bạn bè (28,0%). Đồng thời thanh niên công nhân trong khu công nghiệp
chủ yếu là dân ngoại tỉnh, họ phải sống xa gia đình, thiếu thốn về mặt tình cảm, gia đình lại không kiểm soát họ cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi QHTD của họ. Một nguyên nhân nữa được thanh niên đưa ra là do họ sống xa gia đình, họ phải tự trang trải cuộc sống và còn phải gửi tiền về quê nên họ rất eo hẹp về kinh tế vì vậy hiện tượng góp gạo thổi cơm chung trong thanh niên công nhân gần giống với thanh niên sinh viên hiện nay đang ngày càng trở lên phổ biến.
Đặc biệt đối với người chưa có QHTD chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi nếu có QHTD THN bạn có sử dụng biện pháp tránh thai không? Một tỷ lệ rất lớn có tới 93,1% số người trả lời có sử dụng. Điều này cho thấy thanh niên có nhận thức về các lợi ích và mong muốn sử dụng của biện pháp phòng tránh thai trong QHTD. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi họ không làm chủ được hành động, tâm lý còn e ngại, các dịch vụ cung cấp chưa tiện ích đã cản trở việc sử dụng các biện pháp.
Thanh niên có nhận thức cao về quan hệ tình dục an toàn nhưng nhận thức chưa đi liền với hành động. Trong khi chỉ có 50,8% người có QHTD sử dụng bao cao su trong QHTD, thì có tới 96,3% số người chưa QHTD trả lời sẽ sử dụng bao cao su nếu có QHTD.
Bảng 15: Những BPTT, thanh niên công nhân sẽ sử dụng nếu QHTD.
STT Những biện pháp tránh thai Tỷ lệ %
1 Thuốc tránh thai 64.4
2 Thuốc tránh thai khẩn cấp 13.5
3 Tính vòng kinh 9.2
4 Bao cao su 96.3
5 Xuất tinh ra ngoài 40.5
6 Biện pháp khác 1.8
Điều này cho thấy tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã đến được với thanh niên công nhân nhưng để thay đổi hành vi của họ thì mới chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Lý giải điều này cho chúng ta thấy: thứ nhất thanh niên vẫn còn tâm lý e ngại, chưa tự ý thức chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình. Thứ hai hoạt động truyền thông mới
chỉ mang tính chất phổ biến tác dụng của các biện pháp mà chưa đi sâu vào tính chất nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng của nạo, phá thai và các bệnh LTQĐTD. Đặc biệt chưa tuyên truyền nhu cầu về tình dục là nhu cầu bình thường ở con người và tuyên truyền các cách tự bảo vệ mình, những điểm có thể cung cấp các dịch vụ bảo vệ bản thân nếu có QHTD.