Yếu tố môi trường sống, phương tiện truyền thông đại chúng, và các mối quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Qua khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội (Trang 69 - 75)

90 Kiêng hoàn toàn việc quan

2.5.2.Yếu tố môi trường sống, phương tiện truyền thông đại chúng, và các mối quan hệ xã hội.

mối quan hệ xã hội.

Ngoài các yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về QHTD, về SKSS, về các bệnh LTQĐTD còn có các yếu tố như gia đình, truyền thông đại chúng, nhóm bạn bè cũng có những tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên công nhân.

Nghiên cứu tìm hiểu về những thông tin về tình dục, SKSS, bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS của thanh niên công nhân tiếp nhận từ đâu. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 18: Nguồn cung cấp thông tin, kiến thức về SKSS, về bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.

STT Nguồn cung cấp thông tin Tỷ lệ (%)

1 Báo, tạp chí 78.4

2 Đài phát thanh 57.1

3 Vô tuyến truyền hình 70.2

5 Tờ rơi, áp phích 40.8

6 Cán bộ y tế 42.6

7 Trường học, thầy cô giáo 30.5

8 Cán bộ Đoàn, Hội LHTN 27.0

9 Các trung tâm, câu lạc bộ, giáo dục đồng đẳng 30.5 10 Trung tâm dịch vụ SKSS của Đoàn 42.6

11 Tư vấn qua điện thoại 28.7

12 Bạn bè 48.9

13 Nơi làm việc 36.5

14 Gia đình người thân (cha mẹ, anh chị em) 18.1

15 Khác 1.4

Nhóm yếu tố về các phương tiện truyền thông:

Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng thể hiện rõ nét vai trò của mình đối với mọi mặt của đời sống xã hội, tác động không nhỏ đến nhận thức, thái độ, hành vi của chúng ta. Câu hỏi nghiên cứu được chúng tôi đưa ra với thanh niên công nhân là nguồn cung cấp thông tin cho họ, kết quả cho thấy đối với thanh niên công nhân nguồn cung cấp thông tin cao nhất là báo tạp chí (78,4%), vô tuyến truyền hình (70,2%), Internet (59,2%), Đài phát thanh (57,1%). Một thực tế cho chúng ta thấy, không thể phủ nhận vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay. Việc thanh niên công nhân có thể tiếp cận rất dễ dàng, trao đổi các thông tin qua mạng, hay đọc các sách báo, cả sách báo điện tử. Lý giải tại sao đối với thanh niên công nhân thì báo, tạp chí lại là lựa chọn số một. Mặc dù sách báo, tạp chí không được cập nhât liên tục, không có sự phong phú như đối với internet nhưng nó có thế mạnh riêng trong việc cung cấp thông tin. Thứ nhất là tính chính xác của báo, tạp chí. Đa phần các thông tin được xuất bản thường phải trải qua quy trình nghiêm ngặt hơn, có sự kiểm định của nhiều nấc. Thứ hai là là sự đơn giải và dễ dàng trong trao đổi thông tin. Không giống như Internets nhất thiết phải có máy tính nối mạng mới có thể truy cập thông

tin. Mà cuộc sống của công nhân chủ yếu là xa gia đình, phải tự bương trải cuộc sống nên cũng có nhiều khó khăn về kinh tế, nếu sử dụng Internet phải mất chi phí nhiều hơn. Trong khi đó họ có thể đọc báo, tạp chí ở bất cứ nơi nào, có thể truyền tay nhau tài liệu, có thể đọc trong thời gian nghỉ làm giữa ca và đặc biệt chỉ với một chi phí rất nhỏ. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của thanh niên công nhân xa nhà hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực là cung cấp các thông tin cho thanh niên công nhân, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng tác động tiêu cực đến quan điểm của thanh niên công nhân về QHTD THN. Ngày nay, tỷ lệ thanh niên biết sử dụng truy cập Internet ngày càng lớn, mặt trái của các phương tiện truyền thông đại chúng, internet là sự tràn lan của các văn hóa phẩm đồ trụy, những phim sex, khiêu dâm…dẫn đến xu hướng tự do hơn trong quan niệm của thanh niên công nhân về QHTD THN

Nhóm yếu tố bạn bè và các quan hệ xã hội:

Thanh niên nói chung thường chịu ảnh hưởng lớn từ nhóm bạn bè cùng trang lứa, thanh niên công nhân cũng chịu ảnh hưởng lớn từ bạn bè. Nhóm bạn bè là nhóm yếu tố thứ hai có tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân. Cùng với quá trình trưởng thành, ảnh hưởng của cha mẹ giảm dần còn ảnh hưởng của bạn bè lại tăng lên. Nhóm bạn bè dễ cảm thông với nhau vì họ cùng trải qua những kinh nghiệm giống nhau. Vì vậy nhóm bạn bè có tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đến nhận thức, thái độ và cả hành vi của những người trong nhóm. Do đó thanh niên bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhóm bạn bè mà họ giao thiệp.

Nhóm bạn bè là một trong những kênh thông tin chính cung cấp những kiến thức cho thanh niên công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tiếp cận các thông tin từ nguồn nguồn bạn bè đứng thứ hai sau các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, ti vi, internet chiếm 48,9%.

Kết quả định tính cũng cho thấy vai trò của nhóm bạn bè rất cao. Khi hỏi nếu muốn trao đổi các thông tin thì bạn sẽ hỏi ai? Một mặt tâm lý chung của thanh niên là ngại hỏi bố mẹ, hay anh chị em ruột, mặt khác thanh niên công nhân sống xa gia

đình nên cũng không tiện hỏi. Do vậy chủ yếu họ trao đổi qua bạn bè và họ thấy trao đổi với bạn bè có nhiều điểm chung dễ hòa đồng, cùng mối quan tâm, dễ hiểu và thông cảm. Nhóm bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, thái độ và cả hành vi của họ.

“Em chưa bao giờ nói với bố mẹ về vấn đề này, ngại lắm sợ bố mẹ lại nghĩ lung tung, ngoài tìm hiểu qua sách báo, ti vi. Em và các bạn trong phòng trọ cũng thường tâm sự với nhau, hoặc kể cho nhau nghe về những câu chuyện có thật ngoài đời để tự mình có biện pháp xử lý” (PVS. Nữ thanh niên công nhân, 24 tuổi)

“Em thấy các bạn trong phòng chúng đều có người yêu, thậm chí chúng có kể cho em về cả chuyện đấy. trước đây khi ở quê em thấy chuyện đây là khủng khiếp, và lần đầu nghe về chuyện đây em cũng sợ nhưng nghe nhiều thành quen, em thấy chuyện ấy là bình thường. Nhiều khi người yêu bạn ấy đến chúng em còn ra ngoài đi chơi để họ tự nhiên.” (PVS. Nữ thanh niên công nhân, 25 tuổi)

Điều đáng lưu ý hầu hết nhóm thanh niên công nhân với nhau lại là những người có xu hướng ủng hộ QHTD THN. Nghiên cứu định tính cho thấy nhóm bạn bè còn rủ nhau xem sex

“Tình trạng đó ngày càng gia tăng theo em do quan niệm của giới trẻ bây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giờ thực sự đó có một bộ phận học theo lối sống phương tây, tại các khu xóm trọ ở khu công nghiệp, công nhân nữ công nhân nam có quan hệ yêu đương rồi dần dần dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Người nọ nhìn thấy người kia làm như vậy họ cảm thấy bình thường thế là học nhau” (Nam thanh niên công nhân,

22 tuổi)

“Em có người yêu rồi, mới yêu thôi. Em chưa bao giờ làm chuyện ấy, em nghe bạn em nói về chuyện ấy, chúng còn chỉ cả cách cho em …”(PVS. Nam thanh

niên công nhân, 24 tuổi)

Ngoài ra những nguồn cung cấp thông tin như trung tâm dịch vụ SKSS của Đoàn, hay cán bộ y tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thanh niên công nhân của chúng ta trong việc trao đổi và chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh

LTQĐTD và HIV/AIDS. Tỷ lệ tương ứng là cộng tác viên y tế chiếm 42,6%, Trung tâm dịch vụ SKSS của Đoàn 42,6%,

Yếu tố từ trường học, thầy cô giáo:

Đối với thanh niên công nhân vai trò của nhà trường, thầy cô giáo trong thời điểm hiện tại ít được họ đề cập đến hơn, tuy nhiên họ vẫn không phủ định ngay từ khi họ còn ngồi trên nghế nhà trường họ vẫn tiếp nhận được các thông tin về SKSS, về QHTD, về các bệnh LTQĐTD chiếm 30.5%. Trong các cuộc nghiên cứu trước đây với đối tượng là học sinh, sinh viên những người còn ngồi trên ghế nhà trường vai trò của nhà trường, thầy cô giáo là rất lớn. Tuy nhiên đối với thanh niên công nhân, họ đã đi làm thì vai trò của nhà trường, thầy cô giáo có giảm, nhưng tỷ lệ các mối quan hệ xã hội của họ được đẩy mạnh hơn như với đối tượng là cộng tác viên y tế, dân số…

Yếu tố từ gia đình:

Cũng như nhiều các đối tượng thanh niên khác, thanh niên công nhân cũng rất ngại trao đổi, tìm hiểu những thông tin từ phía gia đình là cha mẹ, anh chị em. Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy có sự chênh lệch rất lớn trong việc tìm hiểu các thông tin về SKSS, tình dục…qua gia đình và các phương tiện thông tin đại chúng hay với nhóm bạn bè. Chỉ có 18,1% trong khi trên các phương tiện truyền thông đại chúng là báo, tạp chí 78,4%. Điều này cho thấy vai trò mờ nhạt của gia đình đối với việc cung cấp thông tin cho thanh niên công nhân.

“Đây là vấn đề nhạy cảm, em rất khó mở lời với cha mẹ…”

Đặc biệt thanh niên công nhân xa nhà nên họ phải chủ động, tự tìm hiểu lo cho chính bản thân mình, bố mẹ chỉ hay lo lắng và “răn đe” thôi chứ không cung cấp kiến thức hoặc trao đổi cùng họ.

Qua phân tích ở trên cho ta thấy khác với sinh viên, học sinh, đối với thanh niên công nhân vai trò của gia đình, nhà trường ít có tác động đến họ, phần lớn nguồn thông tin kiến thức về SKSS, tình dục mà họ tiếp thu được là từ các phương

tiện truyền thông đại chúng và từ nhóm bạn bè. Tuy nhiên từ sự rủ rê của bạn bè và những mặt trái của các phương tiện truyền thông đại chúng về các văn hóa phẩm đồi trụy đã tác động tiêu cực đến nhận thức, thái độ và cả hành vi của thanh niên công nhân về QHTD THN. Yếu tố từ các tổ chức đoàn thể chưa phát huy được sức mạnh của mình. Do vậy việc giáo dục chính thức, đầy đủ kiến thức để phòng tránh cho thanh niên là hết sức cần thiết

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Qua khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội (Trang 69 - 75)