CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp hiện nay
Khu công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng khu công nghiệp chính là thực hiện ý tưởng “đi tắt, đón đầu” trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Điểm mạnh của khu công nghiệp là thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.
Nhận thức được điều đó, hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) đã đặt ra vấn đề “quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng
điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung”. Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII nêu rõ "cải tạo các khu công nghiệp
hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất, xây dựng mới một số khu công nghiệp phân bố rộng trên các vùng". Ngày 24/4/1997 Chính phủ đã ban hành nghị
định 36/CP tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành khu công nghiệp tập trung trên phạm vi cả nước.
Sau hơn 10 năm phát triển, bắt đầu từ KCN đầu tiên là KCN Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 31/12/2008 cả nước có 219 KCN với tổng diện tích tự nhiên là 61.472,4 ha, phân bổ trên 54 tỉnh, thành phố. Các KCN trên cả nước đã thu hút được 3.588 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký là 251.541,57 tỷ đồng. Với số lượng lao động trực tiếp làm việc tại các KCN là 1,2 triệu người, không kể lao động gián tiếp và lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài KCN tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị của các doanh nghiệp trong KCN [25, tr.13].
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 12 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, 23 cụm công nghiệp, 66.964 doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số 820.000 CNLĐ[14].