Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử Trần Minh Huy (Trang 119)

Hiện nay có hai rủi ro lớn nhất về pháp luật thƣờng đƣợc đề cập khi tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử là:

Hiệu lực pháp lý của giao dịch thƣơng mại điện tử. Một vấn đề gây e ngại cho các doanh

nghiệp khi trao đổi các tài liệu quan trọng trên Internet, đó là hiệu lực pháp lý của nó. ở nƣớc ta chƣa có quy chế nào chính thức thừa nhận vấn đề này. Các doanh nghiệp tiến hàng giao dịch thƣơng mại điện tử thƣờng dựa vào nguồn luật quốc tế điều chỉnh lĩnh vực này. Hiện nay, hầu hết các luật về thƣơng mại điện tử đều thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử. Cả ngƣời gửi và ngƣời nhận các tài liệu này không thể từ chối hiệu lực pháp lý của nó và cũng không thể từ chối rằng mình đã gửi hay đã nhận tài liệu đó. Tuy nhiên làm thế nào để đảm bảo rằng một thoả thuận đạt đƣợc qua hệ thống điện tử sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý khi có sự khác nhau giữa

các hệ thống pháp luật? Sự khác biệt về hệ thống luật pháp khi chƣa có một công ƣớc chung nào về giao dịch thƣơng mại điện tử có hiệu lực sẽ gây trở ngại trong việc giải quyết tranh chấp khi hợp đồng bị vi phạm. Rủi ro về việc nguồn luật nào sẽ điều chỉnh những giao dịch điện tử xuyên quốc gia, toà án nào sẽ xét xử một hợp đồng xuyên quốc gia đƣợc thoả thuận bằng hệ thống điện tử cũng là một rủi ro về pháp luật cần lƣu tâm.

Luật ngăn cản giao dịch thƣơng mại điện tử của một số quốc gia. Trên quan điểm giao

lƣu quốc tế, do vấn đề bảo mật và an toàn còn có thêm một khía cạnh nữa: ngày càng có nhiều nƣớc áp dụng các luật ngăn cản không cho dữ liệu đƣợc truyền tới các nƣớc không có phƣơng tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rò rỉ (nhất là các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, vũ khí giết ngƣời hàng loạt, quan hệ quốc tế...); vì vậy, nếu không có các luật và phƣơng tiện tốt để bảo vệ thông tin, thì một nƣớc rất có thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thƣơng mại điện tử quốc tế. Với các nƣớc kém phát triển, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp kém, thiếu đồng bộ. Vấn đề luật pháp về an ninh và bảo mật còn sơ hở, thậm chí không có một đạo luật nào xét xử các vụ xâm phạm thông tin bất hợp pháp hay những kẻ xâm nhập bất hợp pháp thì rất dễ gặp rủi ro khi tham gia thƣơng mại điện tử . Ngƣợc lại, cũng chính nƣớc này có tỉ lệ tội phạm tin học rất lớn làm ảnh hƣởng đến giao dịch thƣơng mại điện tử trên mạng Internet toàn cầu. Hậu quả là chính những nƣớc này sẽ gặp phải rủi ro khi phải đối mặt với các đạo luật ngăn cản giao dịch thƣơng mại điện tử với các nƣớc kém phát triển của các nƣớc phát triển.

Thiệt hại của những nƣớc bị cô lập khỏi phƣơng thức thƣơng mại điện tử đang không ngừng phát triển với tốc độ nhanh chóng và là phƣơng thức giao dịch của tƣơng lai là rất lớn. Rủi ro bị cô lập này không chỉ gây thua thiệt cho quốc gia, doanh nghiệp mà còn bao gồm chính ngƣời tiêu dùng do không đƣợc tiếp cận với một kho báu thông tin và hàng hoá khổng lồ mà Internet mang lại.

Rủi ro về tiêu chuẩn công nghiệp

Rủi ro này chủ yếu xảy ra đối với các quốc gia kém phát triển khi tham gia vào giao dịch thƣơng mại điện tử toàn cầu do thiếu một hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và chƣa có một hệ thống các tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Sự thiếu đồng bộ về tiêu chuẩn công nghiệp sẽ gây nhiều khó khăn trong việc trao đổi thông tin và đặc biệt là hoạt động chào hàng, đặt hàng cũng nhƣ vận chuyển hàng hoá, thủ tục hải quan, thuế khoá. Ví dụ nhƣ các quốc gia kém phát triển thƣờng không có hệ thống mã quốc gia, mã doanh nghiệp thống nhất với tiêu chuẩn quốc tế. Cũng với lí do này, hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không có mã thống nhất với tiêu chuẩn quốc tế là tất cả các hàng hoá dịch vụ đều đƣợc mã hoá bằng một chuỗi gồm 13 con số. Vì vậy khi hàng hoá đƣợc bày bán, sắp xếp trên các siêu thị ảo sẽ rất mất nhiều thời gian và lộn xộn. Đặc biệt nhầm lẫn rất dễ xảy ra trong đơn đặt hàng cũng nhƣ chào hàng và có thể gây mất thời gian, tốn kém tiền bạc của doanh nghiệp. Về phía nhà nƣớc sẽ phải đối mặt với rủi ro thất thu về thuế hay thu thiếu, thu nhầm thuế đối với các mặt hàng không có mã số phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề buôn lậu cũng dễ theo đó mà nảy sinh khi những quốc gia kém phát triển chƣa có hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với chuẩn quốc tế và hệ thống pháp luật còn nhiều sơ hở.

Mặt khác sự khác biệt giữa tiêu chuẩn công nghiệp trong thƣơng mại truyền thống và thƣơng mại điện tử cũng có thể gây ra những rủi ro không mong đợi. Đặc biệt là đối với những hàng hoá vô hình nhƣ các loại dịch vụ trên Internet thì hiện nay vẫn chƣa có một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp nào để đánh giá chính xác.

8.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong Thương mại điện tử

8.3.1. Rủi ro có thể gây ra thiệt hại về vật chất:

Thiệt hại vật chất đối với doanh nghiệp có thể do bất cẩn của nhân viên nhƣ báo giá sai dẫn đến thiệt hại, hoặc do thiên tai gây ra các thiệt hại về dữ liệu trong máy tính hoặc làm gián đoạn các giao dịch

đang diễn ra… Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể bị lừa đảo bởi các công ty ma trên mạng. Ví dụ: Một doanh nghiệp Việt Nam giao dịch qua mạng nhập một lô hàng 300 tấn nhôm thành phẩm khung

cửa theo điều kiện CFR Incoterms 1990 cảng Hải Phòng. Tháng 5-2001, 17 container về đến Hải Phòng nhƣng khi mở toàn bộ bên trong là phân bón. Một vài lần giao dịch qua mạng không thành công, khiếu nại phát sinh. Ngƣời mua Việt Nam gửi toàn bộ hồ sơ qua fax cho ngƣời bán Hồng Kông

để đòi bồi thƣờng, Bƣu điện Hà Nội trả lời fax không gửi đƣợc vì số fax ngƣời bán cung cấp trong hợp đồng điện tử không có ở Hồng kông. Nhờ Interpol Hồng Kông điều tra, tên công ty xuất khẩu ở Hồng Kông không có. Địa chỉ e-mail của ngƣời xuất khẩu không thể hiện tên miền (domain) là Hồng

kông. Nhƣ vậy, chỉ có qua mạng giao dịch nhƣ trên không thể truy tìm đƣợc ngƣời xuất khẩu thực

8.3.2. Rủi ro có thể làm hạn chế hiệu quả trong kinh doanh:

Tháng 3 năm 2003, chiến dịch tấn công Iraq do Mĩ đứng đầu lúc làm dấy lên một làn sóng tấn công trên mạng của cả hai phep phản đối và ủng hộ cuộc chiến này. Khoảng 3.000 đến 5.000 trang web của các cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp trên khắp thế giới bị tê liệt hoặc ngừng hoạt động trong thời gian này, kể cả website của hãng tin ảrập nổi tiếng . Nhƣ vậy, cuộc chiến ảo trên mạng Internet cũng đã hạn chế hoạt động của khá nhiều trang Web Thƣơng mại điện tử do vậy làm cho hoạt động của các doanh nghiệp này bị đình trệ trong một thời gian nhất định dẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh.

8.3.3. Rủi ro ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của của DN

Tiêu biểu cho loại tác hại này là thiệt hại của các cuộc tấn công từ chối phục vụ Dos (Denial of service)gây ra nghẽn mạng giao dịch nhƣ trƣờng hợp của các trang Web thƣơng mại điện tử. Theo ƣớc tính mỗi ngày Amazon.com có tới hàng nghìn đơn đặt hàng lớn nhỏ với doanh thu trung bình xấp 500.000 USD/ ngày thì việc hệ thống máy tính tê liệt trong vòng 16 giờ đồng hồ sẽ làm hãng mất rất nhiều đơn đặt hàng, đó còn chƣa kể những thiệt hại về mặt uy tín của hãng đối với khách hàng.

1.4 Rủi ro ảnh hƣởng đến uy tín kinh doanh của của DN: Uy tín của doanh nghiệp là một yếu tố

quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, một khi uy tín của doanh nghiệp đƣợc đặt cƣợc trên mạng Internet toàn cầu thì bất kì một sự suy giảm uy tín nào cũng là đáng kể và gây ra hậu quả lớn. Microsoft là một ví dụ điển hình, ngƣời khổng lồ này không những phải gánh chịu những đợt tấn công của các hacker mà còn bị chính các hacker khai thác các lỗ hổng của các hệ điều hành nhƣ Windows2000, Windows Server 2000 và các bộ Office nổi tiếng của hãng để tạo ra các virus có sức công phá và mức độ lây lan kinh khủng. Vì các phần mềm của hãng Microsoft đƣợc sử dụng rộng rãi nên hậu quả đối với các mạng máy tính trên toán thế giới là rất lớn.

Rủi ro trong thƣơng mại điện tử quả thật là những tai họa có tính thƣờng trực đối với các doanh nghiệp thƣơng mại điện tử. Những thiệt hại do chúng gây ra cũng khó có thể dự đoán trƣớc đƣợc, do vậy các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế các loại rủi ro này.

Rủi ro trong Thƣơng mại điện tử quả thật là những tai họa có tính thƣờng trực đối với các doanh nghiệp Thƣơng mại điện tử. Những thiệt hại do chúng gây ra cũng khó có thể dự đoán trƣớc đƣợc, do vậy các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế các loại rủi ro này.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử Trần Minh Huy (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)