Các dịch vụ giá trị gia tăng trực tuyến khác

Một phần của tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử Trần Minh Huy (Trang 41)

Việt Nam có hơn 10 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó riêng năm 2006 đã có 3,5 triệu thuê bao mới, cho thấy tiềm năng phát triển lớn của dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động, chủ yếu là dịch vụ cung cấp thông qua tin nhắn. Nhìn chung, hình thức này có thể chia thành hai loại chính: dịch vụ tin nhắn đa phƣơng tiện và dịch vụ tin nhắn cung cấp nội dung.

Dịch vụ tin nhắn đa phƣơng tiện vẫn tiếp tục giữ vị trí ƣu thế của mình. Dịch vụ này bao gồm tải nhạc chuông, hình, hình nền và các trò chơi trên điện thoại di động.

Các dịch vụ tin nhắn cung cấp nội dung phát triển nhƣ: - Tin nhắn trúng thƣởng

- Tin nhắn thông tin kinh tế xã hội

- Tin nhắn có nội dung chuyên sâu: tƣ vấn sức khỏe, an toàn giao thông, tra cứu, giải đáp, v.v… Sự ra đời của công nghệ tiên tiến nhƣ 3G, Wimax, và sự tham gia cung cấp dịch vụ di động của nhiều công ty mới nhƣ công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (HanoiTelecom), Công ty Viễn thông điện lực (EVN), thị trƣờng cung cấp dịch vụ nội dung cho mạng điện thoại di động chắc chắn còn có những phát triển đáng kể trong thời gian tới. Với việc Việt nam gia nhập WTO thị trƣờng này sẽ còn đƣợc mở rộng hơn bởi sự tham gia của các công ty tầm cỡ quốc tế nhƣ Yahoo!, MSN, Google. Nhƣ vậy, dịch vụ cung cấp nội dung thông tin cho mạng điện thoại di động thông qua tin nhắn sẽ tiếp tục mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng, đồng thời mang lại nguồn lợi cho cả ngành thƣơng mại di động.

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO PHÁT TRIỂN TMĐT 2.1. Hạ tầng cơ sở kinh tế-chính trị-xã hội

2.1.1. Môi trường quốc gia

Để phát triển TMĐT thì hạ tầng kinh tế xã hội phải đƣợc phát triển một cách đồng bộ. Trong đó các vấn đề sau đây cần đƣợc giải quyết nhƣ:

 Hệ thống mã vạch quốc gia: việc tƣơng thích mã quốc gia trên mạng Internet là hết sức quan trọng, các hệ thống máy tính sẽ xử lý thông tin trên cơ sở việc đọc mã vạch trên các sản phẩm hàng hoá.

 Mức sống của ngƣời dân

 Hệ thống thanh toán tài chính tự động

Trƣớc hết, chính phủ từng nƣớc phải quyết định xem xã hội thông tin nói chung và internet nói riêng là một hiểm hoạ hay là một cơ hội. Quyết định đó không dễ dàng, ngay một nƣớc hiện đại nhƣ Pháp cũng phải tới năm 97-98 mới quyết định đƣợc và tuyên bố rằng "đây là cơ hội" (sau một thời gian dài chống lại internet vì nó chiếm mất vị trí của mạng Minitel vốn rất phổ biến trong nội bộ nƣớc Pháp). Từ khẳng định mang tính nhận thức chiến lƣợc ấy mới quyết định thiết lập môi trƣờng kinh tế, pháp lý, và xã hội (kể cả văn hoá, giáo dục) cho nền kinh tế số hoá nói chung và cho thƣơng mại điện tử nói riêng (ví dụ quyết định đƣa vào mạng các dịch vụ hành chính, các dịch vụ thu trả thuế, và các dịch vụ khác nhƣ thƣ tín, dự báo thời tiết, thông báo giờ tàu xe v.v.), và đƣa các nội dung của kinh tế số hoá vào văn hoá và giáo dục các cấp.

Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tƣớng chính phủ đã thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn và quyết tâm của chính phủ trong việc gia nhập xã hội thông tin.

Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 với

các mục tiêu nhƣ:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm các nƣớc trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nƣớc với dung lƣợng lớn, chất lƣợng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.

- Viễn thông và Internet trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trƣởng GDP ngày càng tăng, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trƣởng đạt 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế; đến năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông và Internet đạt khoảng 55 nghìn tỷ đồng (3,5 tỷ USD).

- Cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet với chất lƣợng tốt, giá cƣớc hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời sử dụng dịch vụ.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

- Đẩy nhanh việc phổ cập viễn thông và Internet trên phạm vi cả nƣớc, rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Riêng về pháp lý có hàng loạt vấn đề phải xử lý:

- Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch thƣơng mại điện tử.

- Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử (electronic signature) (tức chữ ký dƣới dạng số đặt vào một thông điệp dữ liệu (data message)), và chữ ký số hoá (digital signature) (tức biện pháp biến đổi nội dung thông điệp dữ liệu khi dùng mã khoá để giải mới thu đƣợc nội dung thật của thông điệp dữ liệu); và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực/chứng nhận (authentication/certification) chữ ký điện tử và chữ ký số hoá.

- Bảo vệ pháp lý các hợp đồng thƣơng mại điện tử

- Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán).

Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nƣớc (các cơ quan chính phủ và trung ƣơng), chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp nhà nƣớc trong đó có các vấn đề phải giải quyết nhƣ: Nhà nƣớc có phải là chủ nhân của các thông tin có quyền đƣợc công khai hoá và các thông tin phải giữ bí mật hay không? Ngƣời dân có quyền đòi công khai hoá các số liệu của chính quyền hay không? Khi công khai hoá thì việc phổ biến các số liệu đó có đƣợc xem là một nguồn thu cho ngân sách hay không? v.v.).

Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử. Bảo vệ bí mật riêng tƣ một cách "thích đáng" (để ngăn cản các bí mật đời tƣ bị đƣa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả các bí mật khác liên quan đến sức khoẻ, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính, tình dục v.v.).

Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp nhƣ thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại v.v..; tới nay từng nƣớc rất có thể đã có các luật đơn hành về các tội này, vấn đề là sẽ phải đƣa vào khuôn khổ của bộ luật hình sự, một khi kinh tế số hoá đƣợc thừa nhận trên tầm quốc gia.

Tất cả những việc trên đây chỉ có thể thực hiện đƣợc trên cơ sở mỗi quốc gia trƣớc hết phải thiết lập một hệ thống "mã nguồn" cho tất cả các thông tin số hoá, bắt đầu từ chữ cái của ngôn ngữ nƣớc đó trở đi; tiếp đó Nhà nƣớc sẽ phải định hình một chiến lƣợc chung về hình thành và phát triển một nền kinh tế số hoá? tiếp đó đến các chính sách, các đạo luật, và các quy định cụ thể tƣơng ứng, đƣợc phản ảnh trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống nôi luật.

2.1.2. Môi trường quốc tế

Các vấn đề môi trƣờng kinh tế, pháp lý và xã hội quốc gia cũng sẽ in hình mẫu của nó vào vấn đề môi trƣờng kinh tế, pháp lý và xã hội quốc tế, cộng thêm với các phức tạp khác của kinh tế-thƣơng

giới, do đó làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thƣơng truyền thống, dẫn tới những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, về thanh toán và đặc biệt là về thu thuế.

Ví dụ: một dữ liệu với tƣ cách là một dịch vụ đƣợc chuyển từ nƣớc A đến một địa chỉ internet ở nƣớc B, tiếp đó lại đƣợc chuyển tới ngƣời nhận thực sự ở nƣớc C (rất có thể cơ sở kinh doanh của ngƣời chủ địa chỉ internet ở nƣớc B đƣợc đặt ở nƣớc C); vậy việc thu thuế sẽ thực hiện bằng cách nào, và dùng luật của nƣớc nào để điều chỉnh thƣơng vụ này. Một ví dụ khác: một ngƣời Đức đang đi du lịch bên Mỹ đặt mua qua mạng một lô rƣợu vang của ô-xtrê-li-a giao tới một nơi nghỉ mát tại Pháp mà anh ta sắp du hành tới; thuế của thƣơng vụ này sẽ do nƣớc nào thu và thu bằng cách nào.

Vấn đề còn khó khăn hơn nữa là đánh thuế các dung liệu tức là các hàng hoá "phi vật thể" (nhƣ âm nhạc, chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình phần mềm v.v... giao trực tiếp giữa các đối tác thông qua mạng).

Ngoài ra, cũng nảy sinh các khó khăn khác nhƣ: thu thuế trong trƣờng hợp thanh toán vô danh (anonimous payment) bằng thẻ thông minh; vấn đề cách kiểm toán các công ty buôn bán bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử;

Vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ chính trị, và bảo vệ bí mật riêng tƣ trong thông tin xuyên quốc gia trên mạng internet giữa các nƣớc có hệ thống luật pháp và hệ thống chính trị khác nhau; vấn đề pháp luật quốc tế về sử dụng không gian liên quan đến việc phóng và khai thác các vệ tinh viễn thông v.v.

Tất cả những vấn đề ấy đòi hỏi phải có các nỗ lực tập thể đa biên nhằm đạt tới các thoả thuận quốc tế làm căn bản cho "con đƣờng tơ lụa" mới, và trƣớc hết là nhằm bảo vệ quyền lợi của các nƣớc đang phát triển, còn ở tầng thấp về công nghệ thông tin, về cơ chế thuế khoá, và về bảo mật và an toàn.

2.2. Cơ sở pháp lý về thương mại điện tử

2.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai Thương mại điện tử

Sự phát triển của Thƣơng mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành đƣợc một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nƣớc phải đƣợc thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử. Nếu nhƣ chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thƣơng mại điện tử hoạt

động thì các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nƣớc cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát đƣợc các hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử. Hơn thế nữa thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo đƣợc niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thƣơng mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra đƣợc một sân chơi chung với những quy tắc đƣợc thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tƣ cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ "Chƣơng trình hành động chung" mà khối này đã đƣa ra về thực hiện "Thƣơng mại phi giấy tờ" vào năm 2005 đối với các nƣớc phát triển và năm 2010 đối với các nƣớc đang phát triển. Việt nam cũng tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo “Các nguyên tắc chỉ đạo Thƣơng mại điện tử" mà các nƣớc trong khối đã thông qua. Chính vì thế những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Trong khi việc xây dựng và ban hành Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin diễn ra khá nhanh so với các Luật khác, quá trình xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành các Luật này lại chậm chạp.

Tính tới cuối năm 2006, trong số năm nghị định cần ban hành để thi hành Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ mới ban hành được duy nhất Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Ngày 9 tháng 6 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử. Đây là nghị định đầu tiên trong số 5 nghị định hƣớng dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu trong số 12 nghị định hƣớng dẫn Luật Thƣơng mại (sửa đổi) đƣợc ban hành.

Nội dung cơ bản của Nghị định về Thƣơng mại điện tử là chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thƣơng mại, từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, v.v... Nghị định về Thƣơng mại điện tử đánh dấu một bƣớc tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử, khuyến khích thƣơng mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thƣơng mại điện tử.

Nghị định về Thƣơng mại điện tử đƣợc xây dựng dựa trên một số quan điểm và mục tiêu: bám sát các quy định tại Luật Thƣơng mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử; hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội; bao quát các loại hình thƣơng mại điện tử diễn ra trong thực tế, đồng thời có tính đến sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của những loại

Luật Công nghệ thông tin: Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lí và sử dụng thông tin cá nhân của ngƣời khác trên môi trƣờng mạng phải đƣợc ngƣời đó đồng ý, trừ trƣờng hợp luật có qui định khác. Ngoài ra phải có biện pháp

đảm bảo thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, thay đổi. Chỉ đƣợc lƣu trữ những thông tin cá nhân đó trong một khoảng thời gian nhất định theo qui định pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên.

Luật Công nghệ thông tin có hiệu lực vào tháng 1 năm 2007. Tuy nhiên, để Luật có thể đi vào cuộc sống và phát huy hết tác dụng, vẫn rất cần những văn bản dƣới luật nhằm điều chỉnh từng khía cạnh cụ thể của giao

hình giao dịch mới. Nghị định cũng đảm bảo sự tƣơng thích với luật pháp quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Để Nghị định về thƣơng mại điện tử có thể đi vào cuộc sống, đồng thời tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thƣơng mại điện tử tại Việt Nam, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng những văn bản hƣớng dẫn chi tiết hơn nữa về việc ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các lĩnh vực hoạt động đặc thù nhƣ cung ứng hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện, quảng cáo thƣơng mại qua phƣơng tiện điện tử, sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thƣơng mại trực

Một phần của tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử Trần Minh Huy (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)