Xu hƣớng phát triển CNTT trên thế giới và Việt Nam trong lĩnh vự cy tế

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai (Trang 35 - 37)

CNTT là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to lớn của thế giới, đã và đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chính trị, quân sự và đời sống… trong đó có lĩnh vực y tế, đào tạo và quản lý [6].

CNTT phát triển nhanh chóng đã giúp ngành y tế đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn lao trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện hiện đại. CNTT trong y tế đƣợc phát triển tập trung vào các chức năng chủ yếu:

- Nâng cao kiến thức chuyên môn: Thông qua các website y học, forum, sách điện tử, video, bài giảng từ xa… các bác sĩ có thể kiến thức, nâng cao nghiệp vụ dù ở bất cứ vùng địa lý nào.

- Tự động hóa các phƣơng tiện chẩn đoán và điều trị: Việc trang bị các hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, các máy chụp X quang, siêu âm - Doppler màu, máy chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography Scanner- CT. Scanner), máy chụp cộng hƣởng từ hạt nhân (Magnetic Resonance Imaging-mrl)... ngày càng hiện đại, tự động hóa, tiết giảm thao tác, nâng cao độ chính xác trong việc xác định chính xác bệnh.

- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine), lƣu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học...

- Tăng cƣờng chức năng quản lý bệnh viện: Toàn bộ thông tin bệnh viện đƣợc sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, làm cơ sở cho công tác quản lý bệnh viện một cách hiệu quả…

Các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Úc, Canada là những nƣớc đặc biệt chú trọng đầu tƣ chi phí vào CNTT y tế vì thấy đƣợc tầm quan trọng của sức khỏe nhân dân đồng thời tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí so với không ứng dụng CNTT. Tại khu vực Châu Á các nƣớc tiên tiến nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… cũng đã ứng dụng tốt CNTT trong quản lý bệnh viện. Một số ứng dụng CNTT giúp nâng cao hiệu quả đặc biệt công tác khám chữa bệnh gần đây đƣợc áp dụng:

Y tế từ xa (Telemedicine)

Y tế từ xa đã sớm đƣợc áp dụng ở các nƣớc phát triển nhƣ Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Đức... từ những năm 1990 và ngày nay bắt đầu có mặt ở các nƣớc đang phát triển. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, có một số quốc gia đã triển khai thành công Telemedicine nhƣ Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan... [6].

Với Telemedicine, bác sĩ chỉ cần ngồi trong phòng làm việc và nhấp chuột để nhận đầy đủ các thông tin về bệnh nhân, từ đó thực hiện chẩn đoán và tƣ vấn điều trị. Trên diện rộng, Telemedicine còn giúp tăng cƣờng khả năng khai thác tài nguyên y học (thiết bị, chuyên gia, dữ liệu...), từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, tƣ vấn và hội chẩn từ xa.

Sự phát triển của CNTT và viễn thông còn cho phép truyền trực tiếp thông tin, hình ảnh “động” nhƣ hình ảnh siêu âm, điện tâm đồ, não đồ, hình ảnh nội soi…, hình thành chức năng hội nghị trực tuyến: cho phép các bác sĩ, giáo sƣ, chuyên gia… tiến hành hội chẩn đa phƣơng với số ngƣời tham gia không hạn chế.

Dịch vụ đặt lịch khám trực tuyến (Healthcare booking online service)

Nhờ loại hình dịch vụ mới mẻ này, mọi ngƣời có thể đạt đƣợc sự chủ động tối đa trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân nhƣ thế. Họ không chỉ chủ động lựa chọn địa điểm, thời gian, dịch vụ y tế phù hợp, mà trên hết, họ đã chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân ngay khi cơ thể chƣa bị các loại bệnh tật làm phiền [6].

Hiện nay, dịch vụ này đã trở nên phổ biến ở các nƣớc có kinh tế, CNTT phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… với một loạt các trang đặt lịch khám nổi tiếng nhƣ ZocDoc, DocDoc, Singhealth… Tại Việt Nam, dịch vụ đặt lịch khám trực tuyến đã có những bƣớc đi đầu tiên và có tiềm năng phát triển không nhỏ trong thời gian tới.

Chăm sóc sức khỏe trên điện thoại di động (Mobile Health)

Với sự phát triển của ngành công nghiệp ứng dụng trên điện thoại di động (ĐTDĐ), chỉ với một chiếc smartphone hay máy tính bảng, bác sĩ có thể truy nhập vào sổ

y bạ của bệnh nhân; giám sát lịch sử sử dụng dƣợc phẩm và đƣa ra lời khuyên phù hợp. Tính đến nay, đã có hơn 10.000 ứng dụng y tế, sức khoẻ xuất hiện trên thị trƣờng.

Tại Việt Nam, CNTT đƣợc đƣa vào ứng dụng trong ngành y tế từ rất sớm, trong những năm qua Bộ Y tế đã có nhiều ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành y tế nhƣ cải cách hành chính, chỉ đạo điều hành công tác khám chữa bệnh; hoạt động y tế dự phòng; hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học; hệ thống quản lý sản xuất, nghiên cứu và phân phối dƣợc phẩm; công tác đào tạo…

● Đầu tƣ, trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhƣ máy xét nghiệm tự động, máy siêu âm 3D, 4D, X quang kỹ thuật số, máy chụp cắt lớp, cộng hƣởng từ, PET-CT… giúp nâng cao chất lƣợng chẩn đoán và điều trị. Nhờ các thiết bị này, y tế Việt Nam có những bƣớc chuyển mình và bắt kịp trình độ y tế trong khu vực.

● Đến nay, 100% tuyến Trung ƣơng bao gồm các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh Tra Bộ, Văn phòng Bộ, các bệnh viện, các trƣờng đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trực thuộc bộ, sở y tế 64 tỉnh/thành phố…thực hiện tin học hóa trong hoạt động.

● Từ năm 2004 ngành y tế đã có cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp kịp thời cho bạn đọc những văn bản của nhà nƣớc, của ngành, đồng thời đã xây dựng các chuyên mục hƣớng tới nền hành chính điện tử ngành y tế.

● 100% trƣờng đại học cao đẳng y dƣợc có mạng LAN, kết nối internet và website; các Sở Y tế và cơ sở trực thuộc đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cho đơn vị [6].

● Tháng 12/2012 Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế đƣợc ra đời nhằm mục đích nâng cao hiệu quả triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh đặc biệt quan tâm việc xây dựng và triển khai thống nhất về mã an sinh, mã số y tế, mã số bảo hiểm và xây dựng phần mềm lõi trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh…

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai (Trang 35 - 37)