Ứng dụng CNTT-TT trong công tác nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai (Trang 55 - 62)

3.6.4.1 Dự án xây dựng Trung tâm điện tử (tin học hóa quy trình nghiệp vụ của CDT)

Tính cấp bách và sự cần thiết

- CDT đã có các quy trình đƣợc ISO hóa, đây là điểm thuận lợi cho việc tin học hóa quy trình nghiệp vụ;

- Hiện nay chƣa có một phần mềm hệ thống có khả năng liên thông các nghiệp vụ của trung tâm;

- Việc thống nhất các nghiệp vụ và phân quyền để phân công cán bộ xử lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giúp đánh giá năng lực cán bộ, đem lại nhiều lợi ích cho Trung tâm.

Mục tiêu

Tin học hóa các quy trình nghiệp vụ của CDT, xử lý hiệu quả, nhanh chóng công việc, giảm thiểu thời gian xử lý và giúp cán bộ quản lý có khả năng điều hành từ xa, truy cập theo dõi trên các thiết bị truy cập thông minh.

Giai đoạn thực hiện

- Giai đoạn 1 (2015-2017)

Thiết kế tổng thể

Tin học hóa quản lý là một vấn đề thuộc lĩnh vực Hệ thống thông tin. Vì vậy, việc

triển khai thực hiện tin học CDT cần phải tuân thủ các quy định chuẩn mực của Hệ thống thông tin. Tin học hóa giúp nâng cao hiệu quả trong quy trình xử lý công việc, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Đi cùng với tin học hóa, tài nguyên chung của CDT cũng đƣợc chia sẻ, sử dụng hiệu quả hơn. Đó cũng là một trong các yêu cầu của tin học hóa. Tin học hóa đƣợc thực hiện (Hình 3.5) nhƣ sơ đồ sau:

Hình 3.5 : Quy trình tin học hoá nghiệp vụ

Trong Hệ thống thông tin, ngƣời ta đề cập tới 3 đối tƣợng chịu tác động chủ yếu là: tổ chức, con ngƣời và quy trình tác nghiệp. Do đó, trƣớc khi thực hiện tin học hóa cần chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ tới một mức độ cho phép nhất định.

Việc đầu tiên của tin học hóa là phân tích thiết kế tổng thể hệ thống. Đây là bƣớc quan trọng nhất của nhiệm vụ tin học hóa. Sản phẩm của bƣớc này sẽ cho ta thấy rõ mô hình tổ chức, mô hình thực thể thông tin và mối quan hệ giữa chúng, mô hình chức năng, mô hình vận hành.

Xây dựng các ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ tin học hóa nhƣ quản lý: Công văn, luồng công việc, nhân sự, khách hàng, nhắc việc, quản lý sản phẩm, nhân sự…

Xây dựng môi truờng cộng tác: Để đạt hiệu quả cao, tạo sự phối hợp nhịp nhàng

ăn ý trong công việc, cần xây dựng môi truờng làm việc cộng tác nhƣ trong mô hình (Hình 3.6) sau:

Hình 3.6: Mô hình Hệ thống cộng tác và truyền thông thống nhất

Xây dựng khung ứng dụng nghiệp vụ: Xây dựng và quy định bộ khung ứng

dụng thống nhất toàn đơn vị, đảm bảo các ứng dụng cần phải đuợc phát triển theo mô hình và chuẩn thống nhất. Tạo ra sự liên thông và hợp tác về nghiệp vụ, chia sẻ về thông tin. Loại bỏ dƣ thừa dữ liệu. Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Bộ khung ứng dụng chung cho toàn CDT có thể theo mô hình tham chiếu (Hình

Hình 3.7: Mô hình tương tác dữ liệu tầng dịch vụDự án Trung tâm điện tử

o Tầng hạ tầng: Là lớp vật lý đảm bảo các hệ thống và ứng hoạt động thông

suốt, an toàn với các yêu cầu về tiêu chuẩn hệ thống các thiết bị( cấu hình, tốc độ…), các giải pháp về kết nối, an ninh, bảo mật, mạng LAN.

o Tầng Database (cơ sở dữ liệu): Tầng này bao gồm các thành phần

 Các chuẩn dữ liệu: Tất cả các dữ liệu phải đƣợc mô tả theo chuẩn thống nhất toàn CDT nhằm đảm bảo việc thông suốt chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, các ứng dụng trong CDT, giữa các phòng ban trong CDT.

 Nhằm đảm bảo tính nhất quán và an toàn dữ liệu, cả các hoạt động truy xuất dữ liệu phải thông qua các API mức thấp (low-level API). Không cho phép các ứng dụng đƣợc truy xuất trực tiếp dữ liệu qua các câu truy vấn SQL.

 Dữ liệu đƣợc phân quyền truy cập để đảm bảo tính riêng tƣ, bảo mật của các đơn vị thành viên.

 Thống nhất tất cả các cơ sở dữ liệu trong CDT về một hệ cơ sở dữ liệu tích hợp.

o Tầng các dịch vụ truy xuất dữ liệu: Đây là các API mức truy cập dữ liệu ở

các dịch vụ phục vụ cho các mục đích cụ thể. Các ứng dụng/dịch vụ có thể dùng API mức thấp hoặc mức cao tùy vào yêu cầu cụ thể của bài toán.

o Tầng phần mềm nền: Đây là tầng các phần mềm tạo điều kiện cho các dịch

vụ tại các máy trạm, máy chủ hoạt động. Phần mềm nền bao gồm các hệ điều hành, các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trƣờng cho các ứng dụng chạy…

o Tầng dịch vụ: Đây là các dịch vụ đƣợc cung cấp cho ứng dụng của CDT.

Việc xây dựng dịch vụ sẽ theo huớng vòng xoáy chôn ốc, cần đến đâu xây dựng đến đó, đảm bảo tính kế thừa, chia sẻ lẫn nhau giữa các ứng dụng.

o Tầng ứng dụng: Mỗi giai đoạn, tùy vào nhu cầu cụ thể của đơn vị sẽ xây

dựng ứng dụng nhƣng phải dựa trên toàn bộ dịch vụ đuợc cung cấp truớc đó tại CDT hoặc mở rộng thêm các dịch vụ cần thiết

3.6.4.2 Đề án phát triển cổng thông tin thƣ viện CDT, số hóa và đa dạng hóa nguồn sách điện tử cho CDT

Mục tiêu

Xây dựng cổng thông tin, thƣ viện của CDT thành một thƣ viện online quan trọng của bênh viện Bạch Mai nói riêng và ngành y nói chung, giúp các cán bộ y tế, ngƣời học, ngƣời đọc truy cập tìm kiếm và tra cứu các thông tin cần thiết về y học, kinh nghiệm khám, điều trị bệnh.

Giai đoạn thực hiện

- Giai đoạn 1 (2015-2017)

Hoạt động

- Kết nối với các nguồn sách, tài liệu y khoa của thƣ viện ngành y tại các trƣờng Đại học;

- Kết nối với các nguồn sách, tài liệu y khoa của thƣ viện khoa học tại thƣ viện quốc gia, các nguồn sách quốc tế truy cập qua trung tâm thông tin KHCN – Bộ

KH&CN;

- Kết nối với thƣ viện y học tại Cục ứng dụng CNTT y tế, Bộ y tế;

- Số hóa các bài viết, các tài liệu lƣu trữ (hồ sơ, phim, ảnh) trong quá trình khám chữa bệnh tại BV Bạch Mai;

- Xây dựng cổng thông tin có nhiều tiện ích, phân quyền và định hƣớng ngƣời dùng để hiệu quả trong công tác nghiên cứu, tra cứu các nguồn tài liệu.

Hình 3.8: Thiết kế tổng thể đề án Đề án phát triển cổng thông tin thư viện CDT, số hóa và

đa dạng hóa nguồn sách điện tử cho CDT

Giải pháp tổng thể bao gồm 6 tầng (Hình 3.8) với những nội dung chính sau:

Tầng hạ tầng: Là lớp vật lý đảm bảo hệ thống các ứng dụng và cổng thông tin điện

tử hoạt động thông suốt, an toàn với các yêu cầu về tiêu chuẩn hệ thống các thiết bị( cấu hình, tốc độ…), các giải pháp về kết nối, an ninh, bảo mật, mạng LAN.

Tầng Database (cơ sở dữ liệu): Tầng này bao gồm các thành phần

 Các chuẩn dữ liệu: Tất cả các dữ liệu phải đƣợc mô tả theo chuẩn thống nhất toàn CDT nhằm đảm bảo việc thông suốt chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, các ứng dụng trong CDT.

 Nhằm đảm bảo tính nhất quán và an toàn dữ liệu, cả các hoạt động truy xuất dữ liệu phải thông qua các API mức thấp (low-level API). Không cho phép các ứng dụng đƣợc truy xuất trực tiếp dữ liệu qua các câu truy vấn SQL.  Dữ liệu đƣợc phân quyền truy cập để đảm bảo tính riêng tƣ, bảo mật của các

 Thống nhất tất cả các cơ sở dữ liệu liên quan về cùng một hệ cơ sở dữ liệu tích hợp chung.

Tầng các dịch vụ truy xuất dữ liệu: Đây là các API mức truy cập dữ liệu ở mức cao

(high-level API). Việc truy cập dữ liệu đƣợc khái quát hóa thành các dịch vụ phục vụ cho các mục đích cụ thể. Các ứng dụng/dịch vụ có thể dùng API mức thấp hoặc mức cao tùy vào yêu cầu cụ thể của bài toán.

Tầng phần mềm nền: Đây là tầng các phần mềm tạo điều kiện cho các dịch vụ tại

các máy trạm, máy chủ hoạt động. Phần mềm nền bao gồm các hệ điều hành, các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trƣờng cho ứng dụng chạy…Phân hệ phần mềm nền lƣu trữ văn bản cho phép liên thông các hệ thống quản lý tài liệu khác nhau.

Tầng dịch vụ: Đây là các dịch vụ đƣợc cung cấp cho các ứng dụng và cổng thông

tin điện tử cũng nhƣ các hệ thống khác. Thông qua các dịch vụ này, các đơn vị hoàn toàn có thể quản lý, tìm kiếm, truy xuất dữ liệu cần thiết nhằm phục vụ cho công việc của mình.

Tầng ứng dụng: Đây là cổng thông tin điện tử và các ứng dụng hỗ trợ nhƣ ứng

dụng số hóa tài liệu, ứng dụng hỗ trợ dịch thuật…

3.6.4.3 Dự án quản lý việc chuyển tuyến bệnh nhân giữa bệnh viện các tuyến

Tính cấp bách và sự cần thiết

 Nhu cầu cần đánh giá, thông kế hiệu quả việc chuyển tuyến đối với các bệnh nhân tuyến dƣới;

 Sự cần thiết cảnh báo các tình trạng trình độ kém, đoán sai bệnh ở tuyến dƣới, nhằm hạn chế chuyển tuyến đối với các bệnh nhân mắc bệnh thông thƣờng.

Mục tiêu

Đƣa ra các thông tin trợ giúp việc quản lý hoạt động chuyển tuyến giữa bệnh viện tuyến dƣới lên BV Bạch Mai

Giai đoạn thực hiện

- Giai đoạn 2 (2018-2020)

Hoạt động

 Xác định quy trình, xây dựng quy chế đƣa thông tin theo dõi hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh nhân;

 Kết nối, lấy thông tin trong quá trình điều trị bệnh nhân tại khoa khám bệnh;  Xây dựng các dịch vụ cảnh báo, trợ giúp yêu cầu quản lý công tác chuyển tuyến

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)