3.5.1 Giải pháp
3.5.1.1 Xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT
Cơ sở hạ tầng CNTT là cơ sở để phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT, cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động chuyên môn. Hạ tầng CNTT
vững mạnh là bộ khung đáp ứng yêu cầu về hệ thống của các dự án phần mềm ứng dụng. Do đó, định hƣớng xây dựng và phát triển Cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong việc thực hiện chiến lƣợc.
3.5.1.2 Tăng cƣờng năng lực đội ngũ đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT - TT
Để đảm bảo thực hiện phát triển CNTT-TT của Trung tâm CDT theo đúng chiến lƣợc và mục tiêu đề ra, cần phải đảm bảo nguồn nhân lực, trong đó có các cán bộ lãnh đạo phụ trách, các cán bộ chuyên môn chuyên trách về CNTT và sự hợp tác từ các bộ phận, cá nhân liên quan.
3.5.1.3 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT-TT
Cần tuyên truyền và ra các quy định, quy chế về việc sử dụng các ứng dụng CNTT-TT trong tác nghiệp, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT-TT. Từ việc quy định sử dụng các dịch vụ CNTT trong công việc, dần dần các cán bộ sẽ quen và thấy thích sử dụng khi đã hiểu hết đƣợc những tiện ích, sự nhanh gọn và chính xác khi sử dụng CNTT. Việc lấy đƣợc sự đồng thuận, sự ủng hộ của số đông cán bộ trong đơn vị trƣớc khi sử dụng một dịch vụ CNTT-TT mới là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của dịch vụ đó. Việc tuyên truyền, giới thiệu các tiện ích của các dịch vụ CNTT-TT là việc làm có ích, cần phải đƣợc quan tâm và thực hiện.
3.5.1.4 Tăng cƣờng nguồn lực cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên trách về CNTT-TT Để thực hiện thành công các dự án ứng dụng CNTT-TT, trong đơn vị phải có sự quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, ngƣời trực tiếp chỉ đạo các ứng dụng về CNTT phải là lãnh đạo đơn vị. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT cần phải đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đối với một số lĩnh vực nhƣ:
- Quản trị hệ thống: hệ thống máy chủ, các ứng dụng trong mạng LAN; - Quản lý các dịch vụ web;
- Quản lý nội dung tin trên web site, portal.
3.5.1.5 Đầu tƣ phát triển các dự án ứng dụng CNTT-TT
Để việc ứng dụng CNTT tại TĐC đảm bảo hiệu quả theo kỳ vọng của Trung tâm cần thực hiện các dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT-TT, cụ thể trên các lĩnh vực:
- Đầu tƣ nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho CNTT - Đầu tƣ mua sắm, phát triển các phần mềm ứng dụng, dịch vụ CNTT-TT
- Hai dạng dự án trên có thể tách rời, độc lập thực hiện, cũng có thể đồng thời thực hiện trong khuôn khổ của một dự án ứng dụng CNTT, tuy nhiên cần phải có sự kế thừa, có tính kế hoạch phù hợp với chiến lƣợc phát triển của Trung tâm, tránh tình trạng móc nối, manh mún, phân rã trong các dự án đầu tƣ dẫn đến tính trạng thiếu
liên thông giữa các phần mềm, ứng dụng, dịch vụ và sự không đồng bộ trong các hệ thống hạ tầng thiết bị.
3.5.1.6 Tăng cƣờng hợp tác và liên kết
Việc sử dụng thế mạnh, uy tín của Bệnh viện Bạch Mai nói chung và CDT nói riêng sẽ thuận lợi trong việc kêu gọi các nguồn lực khác bổ sung cho nguồn lực của CDT trong việc phát triển các ứng dụng CNTT-TT, đây là một giải pháp cần thiết khi thực hiện chiến lƣợc về CNTT-TT cho CDT, cụ thể CDT có thể sử dụng nguồn lực tăng cƣờng hợp tác, liên kết trong việc phát triển CNTT-TT của mình ở một số lĩnh vực nhƣ:
- Kêu gọi đầu tƣ, tài trợ cho các dự án ứng dụng CNTT-TT;
- Thu hút các nguồn lực xã hội trong việc làm phong phú các hoạt động về CNTT- TT của trung tâm.
3.5.2 Giai đoạn thực hiện
Để thực hiện chiến lƣợc xây dựng và phát triển CNTT tại CDT theo đúng mục tiêu đề ra, đề xuất giai đoạn thực hiện theo từng giai đoạn là rất quan trọng và phù hợp với ngân sách cũng nhƣ tạo tiền đề phát triển cho các dự án tiếp theo. Dựa trên tiền đề là cơ sở về hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống phần mềm ứng dụng hiện có, đề xuất chia giải pháp thành 2 giai đoạn thực hiện:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2015 đến năm 2017 - Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến năm 2020
Một số giải pháp nhƣ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và tăng cƣờng hợp tác, liên kết là công việc thiết yếu và thƣờng xuyên nên sẽ đƣợc thực hiện ở cả 2 giai đoạn của chiến lƣợc.
3.5.2.1 Giai đoạn 1 (2015-2017)
Giai đoạn 1 sẽ đƣợc tiến hành thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017. Trong giai đoạn 1 sẽ đƣợc thực hiện việc xây dựng Cơ sở hạ tầng công nghệ các dự án cơ sở là tiền đề phát triển cho giai đoạn sau:
- Thực hiện xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT
- Thực hiện xây dựng dự án phần mềm ứng dụng mới và phần mềm cơ sở phục vụ công tác Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
- Thực hiện đào tạo và nâng cao tri thức và kĩ năng cho cán bộ - Hợp tác và liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc.
3.5.2.2 Giai đoạn 2 (2018-2020)
Giai đoạn 2 sẽ đƣợc thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. Trong giai đoạn 2 sẽ đƣợc tập trung phát triển các ứng dụng mới phục vụ Công tác đào tạo và Chỉ đạo tuyến, đồng thời nâng cấp hoặc xây dựng mới do các phần mềm đang sử dụng không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Giai đoạn 2 cũng sẽ nâng cao và thúc đẩy việc thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc hợp tác và liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc:
- Thực hiện dự án nâng cấp và xây dựng mới phần mềm không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc
- Nâng cao chất lƣợng đào tạo và nâng cao kỹ năng và tri thức cho đội ngũ cán bộ. - Đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc
3.6 Danh mục các đề án, dự án ƣu tiên
Để thực hiện chiến lƣợc phát triển CNTT theo mục tiêu phát triển tới năm 2020 và tầm nhìn 2030, CDT cần tiến hành thực hiện triển khai với nội dung, mục tiêu, sở cứ lập dự án, khái toán kinh phí theo thứ tự ƣu tiên thực hiện dự án:
STT Danh mục dự án trọng điểm Giai đoạn thực
hiện
1 Xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT Giai đoạn 1
2 Đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 3 Dự án phát triển phần mềm quản lý đào tạo liên tục Giai đoạn 1
4 Dự án phát triển, nâng cấp phần mềm quản lý đào tạo chính quy
Giai đoạn 2
5 Dự án xây dựng Trung tâm điện tử (tin học hóa quy trình nghiệp vụ của CDT)
Giai đoạn 1
6 Đề án phát triển cổng thông tin thƣ viện CDT, số hóa và đa dạng hóa nguồn sách điện tử cho CDT
7 Dự án quản lý việc chuyển tuyến bệnh nhân giữa bệnh viện các tuyến
Giai đoạn 2
8 Dự án đƣa thông tin Hội chẩn lên cổng thông tin CDT Giai đoạn 2 9 Dự án xây dựng cổng thông tin chuyên gia CDT, phát huy vai
trò truyền thông của CDT từ công tác chỉ đạo tuyến
Giai đoạn 2
3.6.1. Xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT
Tính cấp bách và sự cần thiết
- Trang bị 2 máy chủ từ 2008 và 2012 với cấu hình tƣơng đối mạnh, đảm bảo phục vụ đƣợc mục đích triển khai hệ thống quản lý CDT qua mạng và hệ thống e – learning. Tuy nhiên, hai máy chủ chƣa có phƣơng án sao lƣu hệ thống tự động, vẫn sử dụng phƣơng thức sao lƣu thủ công hàng ngày, tốn nhiều công sức và chƣa đảm bảo an toàn dữ liệu.
- Thiếu thông tin và không chủ động quản trị hệ thống máy chủ triển khai thông tin Cổng thông tin điện tử BMH Portal
- Trung tâm Chỉ đạo tuyến đƣợc trang bị đầy đủ máy trạm phục vụ tác nghiệp cho cán bộ tại trung tâm (30 máy/ 30 ngƣời) với cấu hình mạnh có thể đảm bảo công tác hiện tại và trong thời gian tới.
- Ngoài ra, Trung tâm Chỉ đạo tuyến còn đƣợc trang bị các thiết bị văn phòng khác nhƣ:
3 máy tính hiện đại phục vụ elearning 1 máy tính chuyên dụng để dựng phim 7 máy in mới trang bị
3 máy phục vụ hệ thống hội thảo video trực tuyến (Video Conference) - 100% các máy tính tại CDT đƣợc kết nối mạng LAN, có thể truy cập Internet. - Đƣờng truyền Internet sử dụng là đƣờng truyền cáp quang, tốc độ cao FTTH
FiberVNN 36mbps
- Trung tâm trang bị hệ thống Wifi riêng.
- Thiết bị mạng chủ yếu đƣợc sử dụng là Dlink và TPLink đƣợc đầu tƣ năm 2010 và 2012, hiện đang sử dụng tốt.
- CDT chƣa sử dụng thiết bị tƣờng lửa hay bất cứ phần mềm tƣờng lửa.
Quan điểm
- Xây dựng Cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin của CDT trở thành bộ khung vững chắc để phục vụ phát triển dự án ứng dụng CNTT.
- Cung cấp phƣơng tiện làm việc cho cán bộ trong Trung tâm
công việc chuyên môn, đảm bảo tính liên tục và ổn định của đƣờng truyền.
- Cung cấp phƣơng tiện kết nối và cơ sở tiền đề để liên kết giữa CDT và các đơn vị trong và ngoài Bệnh viện Bạch Mai qua hệ thống Cơ sở hạ tầng
Mục tiêu
- Xây dựng bộ khung vững chắc về Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động
- Duy trì và đảm bảo hệ thống mạng kết nối, hệ thống máy chủ và kết nối thông tin với các đơn vị khác an toàn và bảo mật.
Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn 1 (2015-2018)
Tiêu chí đánh giá
Tiêu chuẩn quốc tế về Trung tâm dữ liệu TIA – 942 và Uptime Standard
Hoạt động
- Xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu DC (Data Center) bao gồm: hệ thống máy chủ, hệ thống mạng và hệ thống đƣờng truyền kết nối liên tục, ổn định và an toàn bảo mật.
- Xây dựng trung tâm dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn của Phòng máy chủ, đảm bảo các yếu tố và an toàn cháy nổ, đƣờng truyền thông suốt, an ninh an toàn mạng cho trung tâm dữ liệu
- Xây dựng hệ thống đƣờng truyền mạng kết nối LAN giữa các bộ phận, phòng ban trong Trung tâm, đƣờng truyền WAN giữa Trung tâm và các đơn vị khác.
- Xây dựng kết nối mạng Internet ổn định phục vụ công tác chuyên môn của cán bộ trong Trung tâm, đồng thời phục vụ tốt công tác đào tạo trực tuyến và các hệ thống khám chữa bệnh trực tuyến đang và sẽ triển khai tại Trung tâm.
- Xây dựng và quy hoạch hệ thống máy trạm đảm bảo mỗi cán bộ trong Trung tâm đều có đầy đủ máy tính để làm việc và cài đặt các phần mềm phục vụ công việc chuyên môn.
3.6.2. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ
Tính cấp bách và sự cần thiết
- Hiện nay tại CDT có 02 cán bộ về CNTT-TT, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đối với việc mở rộng, phát triển các dự án ứng dụng CNTT-TT tại CDT. Nhân lực vừa thiếu, lại chƣa có cơ chế chính sách đào tạo nguồn lực này.
- Ý thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT còn ở mức khiêm tốn, có thể là trở ngại lớn khi xây dựng các ứng dụng CNTT, dẫn đến thất bại của dự án khi triển khai;
- Tại CDT chƣa có các quy chế cho việc sử dụng các ứng dụng CNTT-TT, chƣa có quy chế về việc cập nhật thông tin web site, đƣa tin bài cho hoạt động của trung tâm, các phát ngôn, tuyên bố chính thức của CDT;
- Việc ứng dụng CNTT chƣa gắn với sự phát triển của trung tâm, chƣa phát huy vai trò động lực của CNTT. Tin học hóa công tác quản lý chƣa gắn với quy tình nghiệp
vụ.
- Đầu tƣ cho ứng dụng CNTT của tâm trong những năm qua, nhất là đầu tƣ cho hoạt động đào tạo còn thấp, chƣa đồng bộ và chƣa có mô hình cụ thể, chƣa theo kịp với sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay.
- Chƣa xây dựng các kế hoạch, chính sách cụ thể để phát triển nguồn lực CNTT trong trung tâm.
Quan điểm
- Nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ thông tin để nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, phục vụ tốt hơn các hoạt động của trung tâm.
- Việc nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ thông tin theo hƣớng phải đi đôi, thúc đẩy và gắn liền với quá trình cải tiến và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ sao cho cán bộ thấy rõ đƣợc hiệu quả và lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho các hoạt động của chính cán bộ.
- Ƣu tiên vốn cho các hoạt động đào tạo ngắn hạn về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động thƣờng nhật của cán bộ, làm cho cán bộ thấy rõ hiệu quả tức thì mà công nghệ thông tin mang lại.
Mục tiêu
- Nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ về CNTT-TT cho Trung tâm
- Nhằm tăng cƣờng năng lực lãnh đạo về CNTT, mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả các chƣơng trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ CNTT
Giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn 1 (2015-2017) - Giai đoạn 2 (2015-2018)
Hoạt động
- Đƣa ra và thực hiện quy chế về việc sử dụng, ứng dụng các dịch vụ CNTT-TT trong tác nghiệp;
- Đƣa ra và thực hiện quy chế về việc đƣa tin bài, quản lý thông tin trong hoạt động truyền thông của Trung tâm;
- Đào tạo cơ bản về tin học cho 100% cán bộ nhân viên tại trung tâm
- Đào tạo nghiệp vụ chung sử dụng các chƣơng trình ứng dụng. Mục tiêu đến năm 2015, 100% cán bộ công chức biết sử dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
- Đào tạo chuyên ngành để sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phần mềm ứng dụng riêng.
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý: Hình thức đào tạo cho cấp lãnh đạo đƣợc tổ chức một cách mềm dẻo để không ảnh hƣởng đến công việc lãnh đạo chung, có thể tổ chức những khoá học đơn lẻ cho từng lãnh đạo sau khi lãnh đạo sắp xếp đƣợc lịch làm việc một cách hợp lý, tổ chức các lớp học tập trung, ngắn hạn.
- Đối với cán bộ chuyên trách về CNTT:
Cần đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chuyên trách CNTT để có khả năng tiếp cận, chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng chuyên ngành, đáp ứng nhƣ cầu cơ bản về phát triển ứng dụng CNTT của trung tâm.
Đào tạo chuyên sâu về CNTT cho một số chuyên viên chuyên ngành CNTT của các đơn vị để có đủ năng lực quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống thông tin của trung tâm.
Đào tạo bổ sung kiến thức về an toàn, an ninh thông tin đảm bảo xử lý các tình huống xấu liên quan đến hệ thống.
Đào tạo các kỹ năng đăng tin, viết bài, quảng bá, tối ƣu hóa bộ máy tìm kiếm (SEO) nhằm nâng cao chỉ số truy cập website của trung tâm.
Đào tạo kỹ năng khai thác sử dụng các phần mềm mã nguồn mở nhằm tiết kiệm chi phí đầu tƣ.
Đào tạo kỹ năng lập kế hoạch ứng dụng CNTT