Khi lập kế hoạch chiến lƣợc cho tổ chức [19-24], thƣờng đƣợc thực hiện theo các bƣớc
(Hình 2.3) sau:
Hình 2.3: Các bước lập kế hoạch chiến lược
Sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức đƣợc xác định thông qua việc trả lời câu hỏi "chúng ta là ai?", "Mục tiêu định hƣớng cho chúng ta là gì?" Những mục tiêu chung này tạo ra những phƣơng hƣớng rộng lớn cho ra quyết định và nó không thay đổi trong nhiều năm.
Bước 2: Phân tích những đe dọa và cơ hội, những điểm mạnh và điểm yếu.
Phân tích đƣợc các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh, đánh giá các cơ hội và đe dọa có thể có trong tƣơng lai. Nhờ xem xét một cách toàn diện rõ ràng, chúng ta có thể biết đƣợc ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu gì, hiểu rõ tại sao chúng ta phải quyết những điều không chắc chắn, và biết đƣợc chúng ta hi vọng thu đƣợc những gì.
Bƣớc 3: Xác định các tiền đề cho kế hoạch.
Sau khi phân tích các đe doạ, cơ hội và phân tích điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, cần xác định các yếu tố nền tảng để xây dựng kế hoạch.
Bƣớc 4: Xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc.
Sau khi phân tích, đánh giá tổ chức một cách toàn diện, những ngƣời tham gia hoạch định cần vạch ra các chiến lƣợc dự thảo để lựa chọn một chiến lƣợc thích hợp nhất đối với tổ chức.
Bƣớc 5: Chọn phƣơng án chiến lƣợc tối ƣu
Phƣơng án nào cho chúng ta cơ hội tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra với chi phí thấp nhất hoặc lợi nhuận cao nhất là phƣơng án sẽ đƣợc chọn.
Bƣớc 6: Đánh giá thực hiện và điều chỉnh
Sau khi xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc cần tiến hành đánh giá các phƣơng án. Sau khi quyết định đã đƣợc công bố, kế hoạch đã đƣợc xây dựng xong, bƣớc cuối cùng làm cho các kế hoạch có ý nghĩa đó là thực hiện và điều chỉnh chiến lƣợc cho phù hợp với thực tế.