Bối cảnh và hiện trạng CNTT tại Trung tâm Chỉ đạo tuyến

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai (Trang 30)

3.1.1 Hạ tầng công nghệ thông tin

3.1.1.1 Máy chủ, máy trạm

- Trang bị 2 máy chủ từ 2008 và 2012 với cấu hình tƣơng đối mạnh, đảm bảo phục vụ đƣợc mục đích triển khai hệ thống quản lý CDT qua mạng và hệ thống e – learning. Tuy nhiên, hai máy chủ chƣa có phƣơng án sao lƣu hệ thống tự động, vẫn sử dụng phƣơng thức sao lƣu thủ công hàng ngày, tốn nhiều công sức và chƣa đảm bảo an toàn dữ liệu.

- Thiếu thông tin và không chủ động quản trị hệ thống máy chủ triển khai thông tin Cổng thông tin điện tử BMH Portal là một hạn chế và khó khăn trong việc quản trị nội dung của Cổng thông tin điện tử.

- Trung tâm Chỉ đạo tuyến đƣợc trang bị đầy đủ máy trạm phục vụ tác nghiệp cho cán bộ tại trung tâm (30 máy/ 30 ngƣời) với cấu hình mạnh có thể đảm bảo công tác hiện tại và trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tăng cán bộ và nâng cấp máy phục vụ công tác chuyên môn trong thời gian tới, CDT cần tăng cƣờng thêm máy tính cho các cán bộ thì mới đảm bảo hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại trung tâm[6].

- Mặt khác, các máy tính hiện tại đang sử dụng hệ điều hành Window XP đã không còn đƣợc hỗ trợ bởi nhà cung cấp hệ điều hành Microsoft.

- Ngoài ra, Trung tâm Chỉ đạo tuyến còn đƣợc trang bị các thiết bị văn phòng khác nhƣ:

 3 máy tính hiện đại phục vụ elearning  1 máy tính chuyên dụng để dựng phim  7 máy in mới trang bị

 3 máy phục vụ hệ thống hội thảo video trực tuyến (Video Conference)

3.1.1.2 Mạng LAN và internet

- Đƣờng truyền Internet sử dụng là đƣờng truyền cáp quang, tốc độ cao FTTH FiberVNN 36mbps

- Trung tâm trang bị hệ thống Wifi riêng.

- Thiết bị mạng chủ yếu đƣợc sử dụng là Dlink và TPLink đƣợc đầu tƣ năm 2010 và 2012, hiện đang sử dụng tốt.

- CDT chƣa sử dụng thiết bị tƣờng lửa hay bất cứ phần mềm tƣờng lửa.

3.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin 3.1.2.1 Phần mềm quản lý CDT 3.1.2.1 Phần mềm quản lý CDT

- Đƣợc xây dựng từ năm 2006 theo nhu cầu của phòng Chỉ đạo tuyến, phần mềm chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý các cán bộ đi công tác tuyến dƣới, thống kê kết quả bệnh nhân chuyển tuyến, quản lý công văn đi đến, quản lý học viên đào tạo liên tục và đƣợc phòng CNTT bệnh viện quản lý. Đến năm 2008 theo xu hƣớng phát triển, Trung tâm đào tạo và Chỉ đạo tuyến(CDT) đƣợc thành lập, máy chủ và phần mềm quản lý đƣợc đƣa về CDT.

- Do nhu cầu phát triển của CDT lên phần mềm chƣa đáp ứng đƣợc hết các công việc. Đến năm 2011 phần mềm đƣợc nâng cấp lần đầu tiên, sửa đổi và bổ sung thêm các chức năng dựa vào công việc tại CDT, quản lý giảng đƣờng, in thẻ học viên, quản lý trang thiết bị, thu học phí, quản lý ấn phẩm, bài viết truyền thông và áp dụng các biểu mẫu ISO trong việc quản lý [6].

Phần mềm đã bổ sung và sửa đổi một số chức năng sau:  Tổng số form thêm mới : 32

 Tổng số form sửa : 16

 Tổng số báo cáo thêm mới : 26  Tổng số báo cáo sửa : 13

Sau đó CDT nhận thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa, sau đại học và triển khai in thẻ nhựa cho học viên mà phần mềm chƣa quản lý đƣợc. Hiện nay, do những thay đổi bổ sung thêm nhiệm vụ, phần mềm cần thiết đƣợc nân cấp hoặc xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu quản lý của Trung tâm..

Bất cập của phần mềm quản lý hiện tại.

- Không in đƣợc mẫu thẻ học viên mới - Không in đƣợc giấy chứng nhận.

- Quản lý điểm của học viên đào tạo liên tục chƣa chi tiết. - Chƣa quản lý đƣợc học viên bằng mã vạch.

- Chƣa có module quản lý về mảng đào tạo sau đại học - Chƣa có module giao và giám sát công việc.

- Chƣa quản lý đƣợc tập trung các văn bản ISO.

- Chƣa quản lý đƣợc công tác quản lý giảng đƣờng, xin xe..

- Quản lý dữ liệu ảnh, video, bài viết, ấn phẩm còn hạn chế bất cập.

- Chƣa có phần quản lý thông tin hội chẩn trực tuyến, hợp đồng đào tạo, tổng hợp đánh giá các phiếu khảo sát.

Mục đích xây dựng phần mềm để khắc phục những bất cập của phần mềm cũ, xây dựng thêm chức năng quản lý học viên đào tạo chuyên khoa, sau đại học, tra cứu, quản lý ấn phẩm nhằm giúp cho công việc của các bộ phận đƣợc quản lý tập trung, dễ tra cứu, tìm kiếm, chia sẻ thông tin giảm bớt các giấy tờ, hiệu quả công việc đƣợc tăng lên.

3.1.2.2 Website CDT (CDTbachmai.edu.vn)

Website CDT đƣợc xây dựng vào năm 2012 để quảng bá hình ảnh cho Trung tâm Chỉ đạo tuyến, đƣa thông tin đến gần học viên và các đơn vị tổ chức. Thông qua website học viên và các đơn vị tổ chức có thể tìm thấy các thông tin về các khóa học, nội dung đào tạo, thông tin hội chẩn, về CDT… Học viên có thể đăng ký khóa học, tra cứu kết quả học tập, nhận các thông tin khóa học mới, liên hệ, chỉ dẫn [6].

Tuy nhiên, website bộc lộ một số nhƣợc điểm sau:

- Chức năng đơn giản chƣa phù hợp yều cầu, website mới chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin là chủ yếu

- Nội dung hiện nay, thông tin nghèo nàn, ít đƣợc cập nhật mới. - Bố cục website chƣa hợp lý

- Giao diện chƣa đƣợc đẹp, bắt mắt và thiếu thông tin. - Không có cơ chế mục tiêu phát triển cụ thể.

- Một số chuyên mục không có ngƣời quản lý thông tin. - Không có chức năng cập nhật tin bài tự động.

- Thông tin trao đổi một chiều

- Chức năng đăng ký online cho học viên không hiệu quả. - Cán bộ phụ trách nội dung kiêm nhiệm.

3.1.2.3 Website Bệnh viện Bạch Mai(bachmaihospital.org)

Website Bệnh viện Bạch Mai là kênh cung cấp thông tin của bệnh viện Trung ƣơng, giúp ngƣời dân có thể tra cứu thông tin, hồ sơ, thông tin bệnh án đã đƣợc lƣu tại Bệnh viện. Tuy nhiên, Website vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trên và có một số điểm yếu sau [6] :

- Giao diện xấu, không thân thiện với ngƣời sử dụng( không có ảnh minh họa, ảnh, chữ bị xô lệch)

- Nội dung thông tin còn nghèo nàn( chủ yếu phần tin nổi bật, các phần khác không có sự làm mới thông tin )

- Nội dung cơ cấu chức năng không có một format chuẩn( thông tin đơn vị, định dạng ảnh)

- Nội dung bài viết không có nhiều thông tin bổ ích( Các bài viết chuyên môn không đƣợc làm mới).

- Thông tin đi theo một chiều.

- Khó khăn trong việc quản trị và up thông tin.

- Không có các công cụ hỗ trợ chỉnh sửa kích thƣớc ảnh, chữ - Chƣa có hệ thống Email của đơn vị.

3.1.2.4 Hệ thống E-Learning

Hệ thống e-Learning đƣợc xây dựng và tích hợp vào trang web của CDT từ năm 2011, đến nay đã có hơn 60 bài giảng thuộc 6 chuyên khoa trong bệnh viện, hàng năm phục vụ hàng trăm lƣợt học viên truy cập. Cho đến nay, Bộ Y tế đã duyệt kinh phí hàng năm phục vụ xây dựng bài giảng .

Các chức năng cần bổ sung:

- Hệ thống e-Learning chƣa truy cập đƣợc bằng thiết bị di động (Ipad, Smartphone)

- Các báo cáo truy xuất chƣa đầy đủ và chi tiết

- Chƣa có diễn đàn phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa giảng viên, học viên - Thiếu phƣơng thức bảo mật và an toàn của hệ thống

- Khả năng chịu tải chƣa đáp ứng yêu cầu. - Thiếu phƣơng tiện giám sát tải

3.1.2.5 Hệ thống Telemedicine

Hệ thống Telemedicin hiện tại mới chỉ đáp ứng đƣợc các hội nghị truyền hình (VideoConference) với thời lƣợng 1 buổi/tuần cho các BV vệ tinh của BVBM và 3-4 buổi/1 năm với các hội nghị quốc tế [6].

Các vấn đề còn tồn tại và các yêu cầu cần bổ sung và nâng cấp :

- Băng thông chƣa đáp ứng đƣợc các hội nghị trong nƣớc và quốc tế - Chƣa có tính năng ghi hình và lƣu trữ nội dung các hội nghị

- Chƣa đƣa lên đƣợc website (chƣa phổ biến tới ngƣời dùng)

- Hệ thống MCU chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế các điểm cầu và chƣa kết nối đƣợc với hệ thống truyền hình từ phòng thủ thuật, phẫu thuật.

- Có sự liên kết giữa hệ thống Telemedicine với e-Learning

3.1.2.6 Tiền lâm sàng

Đƣợc đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, mô hình từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Đa dạng về chủng loại, đáp ứng đƣợc nhiều đối tƣợng. Tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu của một hệ thống cơ sở hạ tầng Tiền lâm sàng đạt chuẩn và thiếu những thiết bị mô phỏng hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học [6].

Phần mềm quản lý trang thiết bị còn sơ sài, khó cập nhật và thiếu nhiều tính năng cần thiết để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý, sử dụng.

3.1.2.7 Các ứng dụng khác

Trung tâm Chỉ đạo tuyến thiếu phần mềm ứng dụng phục vụ các buổi đánh giá trƣớc và sau mỗi khoá đào tạo. Hiện nay, đánh giá chất lƣợng khoá học vẫn phụ thuộc vào phƣơng thức điền thông tin vào phiếu đánh giá thủ công [6].

3.1.3 Tổ chức nhân sự

Trung tâm Chỉ đạo tuyến có đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo tuyến, bao gồm 32 cán bộ nhân viên chuyên trách, trong đó PGS, TS: 1; Thạc sĩ: 8; BS: 2; CN: 18. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia của CDT đều là các chuyên gia giàu kinh nghiệm và các giảng viên kiêm nhiệm thuộc các Viện/Trung tâm/Khoa/Phòng của Bệnh viện Bạch Mai và Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

Nhân sự chuyên trách của CDT đƣợc chia thành 4 phòng (Phòng Đào tạo, phòng chỉ đạo tuyến, văn phòng, phòng truyền thông thƣ viện) và 1 tổ hành chính. Tuy số lƣợng cán bộ chuyên trách về CNTT còn ít nhƣng CDT, có 3 kỹ sƣ chuyên trách về CNTT – 1 Thạc sỹ, 1 kỹ sƣ và 1 cử nhân (chiếm 9.4% tổng số), có khả năng nắm bắt công nghệ và kỹ thuật tốt [6].

Số cán bộ nhân viên biết sử dụng máy tính và các phần mềm văn phòng đạt 100%. Công tác đào tạo CNTT chủ yếu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp đào tạo nội bộ và tự học. Hàng năm, hầu nhƣ không có chƣơng trình đào tạo nâng cao trình độ cho các nhân viên cũng nhƣ các khóa đào tạo kỹ năng chuyên biệt dành cho các cán bộ phụ trách CNTT tại CDT.

3.1.4 Đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin

Qua báo cáo hiện trạng Ứng dụng Công nghệ thông tin Trung tâm Chỉ đạo tuyến, hiện trạng Ứng dụng Công nghệ thông tin của Trung tâm nhƣ sau:

 Hạ tầng Công nghệ thông tin của Trung tâm đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu cho hệ thống, cần thiết xây dựng chiến lƣợc phát triển Cơ sở hạ tầng nhằm mục đích nâng cao năng lực hệ thống cả về chất và lƣợng.

 Ứng dụng phần mềm trong hệ thống hiện tại còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác của cán bộ trong Trung tâm. Lạc hậu và thiếu phƣơng thức cung cấp thông tin đến ngƣời dân hay các cán bộ trong và ngoài ngành có thể trao đổi và tra cứu thông tin phục vụ công tác khám chữa bệnh.

 Nhân sự chuyên trách về mảng chuyên môn đào tạo, khám chữa bệnh đều là những cán bộ có thâm niên, trình độ. Tuy nhiên, mảng nhân sự chuyên trách về CNTT tại Trung tâm còn mỏng và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển và mở rộng Trung tâm Chỉ đạo tuyến.

 Thiếu chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực bài bản giúp nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các nhân sự chuyên trách về CNTT.

3.2 Xu hƣớng phát triển CNTT trên thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực y tế

CNTT là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to lớn của thế giới, đã và đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chính trị, quân sự và đời sống… trong đó có lĩnh vực y tế, đào tạo và quản lý [6].

CNTT phát triển nhanh chóng đã giúp ngành y tế đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn lao trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện hiện đại. CNTT trong y tế đƣợc phát triển tập trung vào các chức năng chủ yếu:

- Nâng cao kiến thức chuyên môn: Thông qua các website y học, forum, sách điện tử, video, bài giảng từ xa… các bác sĩ có thể kiến thức, nâng cao nghiệp vụ dù ở bất cứ vùng địa lý nào.

- Tự động hóa các phƣơng tiện chẩn đoán và điều trị: Việc trang bị các hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, các máy chụp X quang, siêu âm - Doppler màu, máy chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography Scanner- CT. Scanner), máy chụp cộng hƣởng từ hạt nhân (Magnetic Resonance Imaging-mrl)... ngày càng hiện đại, tự động hóa, tiết giảm thao tác, nâng cao độ chính xác trong việc xác định chính xác bệnh.

- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine), lƣu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học...

- Tăng cƣờng chức năng quản lý bệnh viện: Toàn bộ thông tin bệnh viện đƣợc sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, làm cơ sở cho công tác quản lý bệnh viện một cách hiệu quả…

Các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Úc, Canada là những nƣớc đặc biệt chú trọng đầu tƣ chi phí vào CNTT y tế vì thấy đƣợc tầm quan trọng của sức khỏe nhân dân đồng thời tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí so với không ứng dụng CNTT. Tại khu vực Châu Á các nƣớc tiên tiến nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… cũng đã ứng dụng tốt CNTT trong quản lý bệnh viện. Một số ứng dụng CNTT giúp nâng cao hiệu quả đặc biệt công tác khám chữa bệnh gần đây đƣợc áp dụng:

Y tế từ xa (Telemedicine)

Y tế từ xa đã sớm đƣợc áp dụng ở các nƣớc phát triển nhƣ Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Đức... từ những năm 1990 và ngày nay bắt đầu có mặt ở các nƣớc đang phát triển. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, có một số quốc gia đã triển khai thành công Telemedicine nhƣ Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan... [6].

Với Telemedicine, bác sĩ chỉ cần ngồi trong phòng làm việc và nhấp chuột để nhận đầy đủ các thông tin về bệnh nhân, từ đó thực hiện chẩn đoán và tƣ vấn điều trị. Trên diện rộng, Telemedicine còn giúp tăng cƣờng khả năng khai thác tài nguyên y học (thiết bị, chuyên gia, dữ liệu...), từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, tƣ vấn và hội chẩn từ xa.

Sự phát triển của CNTT và viễn thông còn cho phép truyền trực tiếp thông tin, hình ảnh “động” nhƣ hình ảnh siêu âm, điện tâm đồ, não đồ, hình ảnh nội soi…, hình thành chức năng hội nghị trực tuyến: cho phép các bác sĩ, giáo sƣ, chuyên gia… tiến hành hội chẩn đa phƣơng với số ngƣời tham gia không hạn chế.

Dịch vụ đặt lịch khám trực tuyến (Healthcare booking online service)

Nhờ loại hình dịch vụ mới mẻ này, mọi ngƣời có thể đạt đƣợc sự chủ động tối đa trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân nhƣ thế. Họ không chỉ chủ động lựa chọn địa điểm, thời gian, dịch vụ y tế phù hợp, mà trên hết, họ đã chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân ngay khi cơ thể chƣa bị các loại bệnh tật làm phiền [6].

Hiện nay, dịch vụ này đã trở nên phổ biến ở các nƣớc có kinh tế, CNTT phát triển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)