- Nội dung: Sử dụng 20 phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 10 câu hỏi Các câu hỏi xoay quanh vấn đề phát triển các hoạt động QCTT tại công ty, hiệu quả của QCTT đố
3.2.1.1. Dự báo triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam
a. Số người truy cập internet tăng nhanh
Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, xếp thứ ba Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 thế giới về số người dùng Internet. Tại Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu người năm 2012, chiếm 37% tổng dân số (Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành).
Theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT trong 781 người sử dụng internet có đến 702 người (chiếm 92% ) cho biết tần suất sử dụng internet được thực hiện thường xuyên ở hầu hết các ngày trong tuần. Máy tính xách tay và điện thoại di động tiếp tục là phương tiện được dùng để truy cập internet phổ biến nhất tại các thành phố lớn hiện nay với tỷ lệ tương ứng là 60% và 50%. Theo khảo sát, 87% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng internet để cập nhật thông tin, 73% tham gia các diễn đàn, mạng xã
hội; 71% dùng để truy cập email; 20% dùng để mua bán cá nhân; 37% dùng để chơi game (Nguồn báo cáo TMĐT năm 2013).
Theo kết quả trên, ta thấy số lượng người sử dụng internet ngày một gia tăng là điều kiện để hoạt động truyền thông online dễ dàng tiếp cận tới người dân hơn, thúc đẩy sự phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
b. Các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho thương mại điện tử
Theo báo cáo TMĐT năm 2013, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính trong đó 10% doanh nghiệp trang bị từ 50 máy tính trở lên, 16% doanh nghiệp có từ 21 – 50 máy tính, 19% doanh nghiệp có từ 11 – 20 máy tính. Tất cả các doanh nghiệp đều kết nối internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 78% doanh nghiệp sử dụng kết nối băng thông rộng ADSL, 22% sử dụng đường truyền riêng. Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT chiếm 65%, tăng 14% so với năm 2012. Số lượng doanh nghiệp đầu tư cho TMĐT gia tăng đồng nghĩa với việc những hoạt động truyền thông của công ty Tin học trẻ càng dễ đến với khách hàng hơn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng hình ảnh của mình và mở rộng thị phần.
c. Thanh toán điện tử khởi sắc
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện nay lượng thẻ do 52 tổ chức phát hành đạt trên 74 triệu thẻ với khoảng 490 thương hiệu, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm gần 92%), còn lại là thẻ tín dụng (chiếm gần 4%) và thẻ trả trước (trên 4%).hiện đã có trên 16.000 máy giao dịch tự động (ATM) và khoảng 153.200 thiết bị chấp nhận thẻ (P.O.S) được lắp đặt trên toàn quốc. Nếu phân theo phạm vi hoạt động, thẻ nội địa đạt gần 66,5 triệu (chiếm gần 90%), thẻ quốc tế đạt trên 7,5 triệu thẻ (chiếm trên 10%).Việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thanh toán qua Internet, điện thoại di động, đã đạt được những kết quả khá ấn tượng.
Cùng với smartlink, hiện cũng có nhiều nhà cung ứng giải pháp thanh toán trực tuyến trung gian khác cung cấp các cổng thanh toán trực tuyến tương tự như: OnePay, PayNet, Ngân Lượng, Bảo Kim, ... đang ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Thanh toán điện tử phát triển tạo thuận lợi cho người tiêu dùng mua sắm online, kích thích tăng trưởng thương mại điện tử qua đó thúc đẩy hoạt động quảng cáo trực tuyến tại các doanh nghiệp Việt Nam.