1. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ
2.1.1. Hệ nguyên nhân chính trị
Hầu hết các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đều bàn đến những sai lầm về mặt chính trị. Khi tìm hiểu hệ nguyên nhân chính trị, chúng tôi đã nhận thấy các tác giả đã chỉ ra những sai lầm, thiếu sót của Liên Xô trên những điểm sau:
Trong Luận án Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử: Nguyên nhân và sự tác động của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay, tác giả Ngô Hoan đã phân tích hoạt động của Đảng cộng sản
Liên Xô trước và sau khi tiến hành cải tổ.
Trước khi cải tổ, trong những năm chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, Đảng đã phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong nhân dân, lập được những chiến công to lớn trong Thế chiến thứ hai. Trong xây dựng đất nước, dù hoàn cảnh đã thay đổi nhưng “Đảng vẫn tiếp tục duy trì đường lối nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn, bất chấp nhiều quy luật trong xây dựng và phát triển kinh tế” [20; tr. 29]. Những sai lầm đó đã làm suy giảm uy tín của Đảng với nhân dân.
Ngô Hoan đã nhấn mạnh đến sai lầm của Đảng trong việc không nhận thức được vai trò của mình mà tiếm quyền, lấn át cả nhà nước: “Là một Đảng cầm quyền, Đảng cộng sản Liên Xô đã trở thành cấu trúc quyền lực tối cao, hoà trộn chức năng giữa Đảng và chính quyền dẫn tới Đảng có sự bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng, làm cho bộ máy của Đảng cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không tập trung được vào công việc chủ yếu của mình” [20; tr. 30]. Những sai lầm về mặt nhận thức tất yếu dẫn đến những sai lầm về phương thức hoạt động. Do quá bao biện nên Đảng trở thành “quan liêu hoá, xa rời thực tế và nhân dân”, một bộ phận cán bộ, đảng viên “chuyên quyền, quan liêu, biến chất”, nhiều tổ chức và sinh hoạt Đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nặng mệnh lệnh hành chính…
Tác giả cũng đã chỉ rõ những tác động tiêu cực từ những sai lầm trên: “Các cấp bộ Đảng và nhà nước nhìn chung đều thiếu thông tin chính xác và đầy đủ về thực trạng kinh tế, xã hội, đất nước và khu vực. Tác động tiêu cực của vấn đề trên là các cơ quan Đảng và nhà nước gặp trở ngại lớn khi ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của đất nước, làm cho
hệ thống lãnh đạo và quản lý của Đảng kém hiệu quả” [20; tr. 30]. Những sai lầm trên cũng làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và tạo điều kiện cho các thế lực thù địch từng bước ngóc đầu dậy. Ngô Hoan đã coi đây là “nguyên nhân sâu xa” dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Sự sai lầm trong nhận thức về vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã được tác giả Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ hơn trong bài viết: Vì
sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã. Theo tác giả, do Đảng Cộng sản Liên Xô
không xác lập đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, buông lơi công tác xây dựng Đảng. Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển không phải với mục đích tự thân mà để lãnh đạo cách mạng, vì lợi ích của nhân dân thông qua chính quyền. Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không làm thay nhà nước, không bao biện công việc của nhà nước. Đảng và nhà nước chính là hai hệ thống quyền lực song song. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Đảng cộng sản Liên Xô đã bao biện công việc của nhà nước. Khi tiến hành cải tổ, với khẩu hiệu “trả lại chính quyền cho nhân dân”, “tất cả chính quyền về tay Xôviết” vai trò của Đảng đã bị hạ thấp: “Trong hành động thực tế, người ta không chăm lo củng cố các tổ chức Đảng, không giữ vững các tổ chức và sinh hoạt Đảng, xem nhẹ vấn đề lãnh đạo nhà nước thông qua các tổ chức Đảng làm cho hệ thống của Đảng tan rã, kỷ luật lỏng lẻo, tổ chức Đảng không kiểm tra, giám sát được đảng viên, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng quá yếu” [51; tr. 19].
Tác giả đã chỉ ra mấu chốt của sai lầm này là việc chuyển trọng tâm công tác của tổng Bí thư sang cương vị tổng thống, mọi việc về Đảng giao cho phó tổng bí thư. “Với khẩu hiệu “phi đảng hoá”, “phi chính trị hoá” trong quân đội, công an, KGB, họ vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng cả trong các lực lượng chuyên chính này. Trong khi đó, họ khuyến khích lập các đảng phái, tổ
chức đối lập. Tưởng làm như thế là dân chủ mà không biết rằng như vậy là tự trói tay mình, rốt cuộc để tuột sự lãnh đạo của Đảng” [51; tr. 19].
Khi nghiên cứu về những sai lầm trong đường lối của Đảng, tác giả Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra không chỉ những sai lầm trong việc không phân định được sự khác nhau giữa Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị mà còn chỉ ra sai lầm quan trọng nhất là việc “phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là nền tảng tư tưởng của Đảng” [51; tr. 20]. Với tư cách là Đảng của giai cấp vô sản, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Liên Xô đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong những văn kiện chính thức của Đảng cuối những năm 80 lại cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “sai lầm” và “không còn phù hợp nữa”. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin ở Liên Xô là : “Người ta đã xem nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh những giá trị chung toàn nhân loại, xem nhẹ chuyên chính vô sản, nhấn mạnh hoà hoãn, nhân quyền, cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, xét lại sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhấn mạnh vấn đề dân tộc, xem nhẹ chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh vấn đề chủ nghĩa công khai, xem nhẹ vấn đề kỷ luật tập trung trong Đảng” [51; tr. 20]. Hậu quả của sự xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin là “xa rời con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, ngả dần sang phương Tây, đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội dân chủ, ảo tưởng, trông chờ vào sự cưu mang giúp đỡ của chủ nghĩa tư bản nước ngoài”. Tác giả đã coi sự xa rời này là “nguyên nhân tai hại dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan rã Đảng về mặt tư tưởng” [51; tr.20]. Với việc chỉ ra sai lầm trên, tác giả đã khẳng đinh: “Sai lầm trên là sai lầm trái với quy luật khách quan, làm trái nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng. Sự tan rã của Đảng cộng sản Liên Xô cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin không sai mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác - Lênin: sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản, về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng” [51; tr. 22].
Quan điểm trên của tác giả Nguyễn Phú Trọng đã giúp chúng ta hiểu tại sao một Đảng Cộng sản kiên trung như Đảng cộng sản Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai khi đánh đuổi chủ nghĩa phát xít để bảo vệ đất nước và góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình trên thế giới lại dễ dàng đánh mất lập trường cách mạng đến thế. Bởi vậy, Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh sâu hơn về hệ quả của sai lầm này là việc “ từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi” [51; tr. 22].
Tác giả Nguyễn Chí Mỳ trong bài viết “Tổng quan chủ nghĩa xã hội
hiện thực trong thế kỷ XX - Những kinh nghiệm lịch sử”, cũng đã chỉ ra sai
lầm về mặt đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô là tư tưởng duy ý chí, tả khuynh, đốt cháy giai đoạn. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của sự sai lầm này là : “Việc chưa hiểu, chưa rõ sứ mệnh khoa học và thiếu mất cương lĩnh thực thi hiệu quả, điều đó có nghĩa là chủ nghĩa Mác - Lênin bị hiểu một cách giáo điều, nóng vội dẫn đến “ly thân” với chủ nghĩa Mác - Lênin” [10; tr. 8] . Chính điều đó khiến Đảng cộng sản Liên Xô đã đi chệch khỏi những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
Khác với những quan điểm trên, tác giả Sepchencô V.N trong bài viết
Những nguyên nhân dẫn đến thất bại của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa Xôviết lại cho rằng mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô xây dựng đã
chứa đựng nhiều sai lầm và khuyết tật. Xuất phát từ việc phân tích bản tính của chủ nghĩa xã hội Xôviết, tác giả đã khẳng định việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau khi Lênin qua đời mang nặng dấu ấn của J.Stalin, “từ bỏ chính sách NEP”. Trong báo cáo “Về dự thảo Hiến pháp Liên Xô”, tháng 12/1936, Stalin đã nhấn mạnh nhất thiết phải xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô. Vì vậy, ông đã nhanh chóng vạch ra những “nguyên tắc bất biến” của chủ nghĩa xã hội là : sở hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, rừng, nhà máy, công xưởng và những công cụ, tư liệu sản xuất khác; xoá bỏ bóc lột và giai cấp bóc lột; xoá bỏ nghèo đói của đại đa số và sự xa hoa của thiểu số; lao động với tư cách là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng công dân có thể lao động theo công thức: ai không làm thì người đó không ăn… Để thực hiện những mục tiêu đó, theo Stalin cần phải “ tiến hành cực nhanh công nghiệp hoá, tập thể hoá nền kinh tế nông nghiệp và cách mạng văn hoá” [8; tr.67]. Sepchencô đã gọi tư tưởng của chủ nghĩa Stalin là “hệ tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính tổng động viên” với sự nóng vội và duy ý chí. Tác giả cũng tán thành với nhiều người khác cho rằng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm 30 - 50 là “xã hội xã hội chủ nghĩa Stalin”.
Trong quan điểm của Sepchencô V.N, chúng ta có thể nhận thấy tác giả cho rằng sai lầm về mặt đường lối của Liên Xô nằm chính ngay ở sai lầm khi vạch ra mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa. Tác giả cũng khẳng định đây không phải là mô hình chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa với tư cách là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa do Mác đã vạch ra mà là mô hình của riêng Liên Xô, do một số nhà lãnh đạo vạch ra theo ý muốn chủ quan của họ. Chúng tôi nhận thấy quan điểm này của Sepchencô có nhiều điểm hợp lý bởi nó đã góp phần lý giải tại sao có một số người cho rằng sở dĩ Liên Xô sụp đổ là do vận dụng một cách máy móc và sai lầm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước mình.
Những quan điểm trên của các tác giả tuy trình bày theo những mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng cũng giúp chúng ta thấy được những sai lầm về mặt đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Khi tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bắt nguồn từ hệ nguyên nhân chính trị, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chỉ ra những sai lầm của hệ thống chính trị của Liên Xô. Đó là “tệ quan liêu” của Đảng (theo quan điểm của Sepchenco V.N); là sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ (theo quan điểm của tác giả Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Chí Mỳ); là việc xa rời quần chúng (theo quan điểm của Nguyễn Phú Trọng)… Những quan điểm đó đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thống chính trị của Liên Xô và tìm được câu trả lời tại sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô lại sụp đổ. Tác giả Sepchencô V.N đã cho rằng nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bắt nguồn từ Đảng cộng sản trong đó quan trọng nhất là “tệ quan liêu”. Theo tác giả : “Tệ quan liêu của Đảng – nhà nước là tội phạm cơ bản giết chết chủ nghĩa xã hội” [9; tr. 79]. Tác giả đã chỉ rõ biểu hiện của tệ quan liêu là trong lúc nhân dân đang ra sức đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, tự do chính trị và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân thì “tệ quan liêu của giới chức quyền đã lẳng lặng dựa vào quyền sở hữu để thu vén cho mình những miếng béo bở nhất của sở hữu toàn dân mà bỗng chốc tại làm sao lại không có người cai quản. Sở hữu có được một cách phi pháp đó về sau được thừa nhận về mặt pháp lý sau khi tiêu diệt bằng bạo lực các thể chế đảng Xôviết của chính quyền và quản lý” [9; tr. 80]. Chính tệ quan liêu đó đã tạo ra sự hỗn loạn và vô tổ chức trong Đảng.
Khi tìm hiểu những quan điểm lý luận chủ yếu bàn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều nhắc đến bệnh quan liêu của Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng chỉ có tác giả Sepchenco V.N đưa ra những chỉ dẫn cụ thể trên. Điều đó góp phần lý giải tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô lại dễ dàng đánh mất niềm tin với nhân dân.
Việc đánh mất niềm tin với nhân dân của Đảng được lý giải một cách cụ thể hơn trong bài viết: Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã của tác giả
Nguyễn Phú Trọng. Theo tác giả, một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự tan rã này là “xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trong nhân dân, không được nhân dân ủng hộ” [51; tr. 21]. Trong lịch sử quang vinh của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân với Đảng đã từng có mối quan hệ khăng khít, bền chặt trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại và chống lại các thế lực đế quốc, phát xít bảo vệ nền hoà bình cho nhân loại. Tuy nhiên, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, một bộ phận cán bộ, đảng viên đã không kiên định về lập trường, không giữ được phẩm chất cách mạng. Họ đã thoái hoá, biến chất, quan liêu, hách dịch, xa dân, bị quần chúng chán ghét… Tác giả gọi đó là những “cái u ác tính” nhưng Đảng lại không biết dựa vào nhân dân để sửa đổi mà “ Với khẩu hiệu “dân chủ hoá”, “công khai hoá”, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa ra công khai tất cả những mặt tiêu cực, xấu xa tích tụ lại lâu nay trong Đảng mà không có sự cân nhắc, chọn lọc, không có sự phân tích, định hướng xây dựng khiến cho những phần tử cực đoan bất mãn lợi dụng để nói xấu Đảng, xuyên tạc, vu cáo Đảng làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh, uy tín chung của toàn Đảng” [51; tr. 21]. Điều đó đã khiến hàng loạt những cán bộ trung kiên bị thanh lọc và tạo điều kiện cho chủ nghĩa chống cộng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều người đã lên tiếng phê phán, công kích Đảng, phủ nhận không thương tiếc những thành quả cách mạng vĩ đại mà Liên Xô đã đạt được. Vì vậy, “cả quá khứ anh hùng của Đảng, những trang sử chói ngời của đất nước Liên Xô vĩ đại dường như chỉ toàn một màu đen, tội lỗi, đáng căm thù; phải đập vỡ hết, phá bỏ hết”. Những phủ nhận phiến diện đó đã làm cho tình hình hoạt động của Đảng cộng sản Liên Xô ngày càng bế tắc trầm trọng. Những người cộng sản chân chính từng bước bị cô lập, không