Hệ nguyên nhân do sự chống phá của các thế lực thù địch

Một phần của tài liệu Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận chủ yếu (Trang 72 - 100)

1. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ

2.1.5. Hệ nguyên nhân do sự chống phá của các thế lực thù địch

Khi bàn về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, các tác giả đã gọi những hệ nguyên nhân trên là “nguyên nhân bên trong, quyết định trực tiếp sự sụp đổ” [20; tr. 46]. Ngoài ra, cũng theo các tác giả, sự sụp đổ còn do “những nguyên nhân bên ngoài cũng có những tác động không nhỏ tới sự sụp đổ” [ 20; 51] . Đó là sự chống phá của các thế lực thù địch.

Trong cuốn hồi kí mang tên : “Cuộc đảo chính - Tưởng tượng hay có

thật”, A. Lukianốp - một Đảng viên cao cấp của Đảng cộng sản Liên Xô cũng

bàn đến nguyên nhân của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Theo tác giả: “Sự sụp đổ của nhà nước Liên bang Xôviết là kết quả của hành động có phối hợp của các lực lượng phá hoại” [41; tr. 262].

Với tư cách là người trong cuộc, tác giả đã chỉ ra rất rõ những hoạt động chống phá của các “lực lượng phá hoại” mà trước hết là “các lực lượng theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa khoác những chiếc áo dân tộc” [41; tr. 262].

Sự phá hoại đó diễn ra rất tinh vi bởi “trên bề mặt thì tất cả đều yên tĩnh, vang lên những lời nói vui vẻ về tình hữu nghị giữa các dân tộc nhưng ở bên trong thì âm ỉ những lò lửa của sự hằn thù” [41; tr. 263].

Tuy nhiên, những chỉ dẫn trên còn rất chung chung, mới đơn thuần là sự nhắc đến bởi đó là những điều A. Lukianốp trả lời phỏng vấn báo chí. Điều này đã được làm sáng tỏ hơn quan điểm của Ngô Hoan.

Với tư cách là một người nghiên cứu sự sụp đổ của Liên Xô dưới góc độ lịch sử, Ngô Hoan đã xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai cực Ianta để làm nổi bật sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là đế quốc Mỹ đối với Liên Xô. Sự chống phá của Mỹ đối với nhà nước Xôviết được thể hiện chủ yếu thông qua chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Tác giả đã trích lại lời tuyên bố của một nhân vật quan trọng trong chính giới Mỹ: “Một nhân tố quan trọng của dân chủ hoá ở các nước cộng hoà là phát triển các thế lực chống đối ở bên trong” [20; tr. 33]. Bởi vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô luôn trong tình trạng bao vây, cấm vận của phương Tây về nhiều mặt, nhất là những ngành khoa học mũi nhọn bởi “mưu đồ của chúng là kìm hãm sự phát triển của Liên Xô, làm cho Liên Xô suy yếu từng bước rồi sụp đổ” [20; tr. 34].

Ngoài ra, phương Tây còn lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền bá lối sống thực dụng, những giá trị “tự do”, “dân chủ” Mỹ và tai hại hơn, chúng còn “ra sức bội đen chủ nghĩa xã hội và học thuyết Mác - Lênin, tuyên truyền về “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, hướng con người trở lại con đường tư bản chủ nghĩa” [20; tr. 34].

Khi Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ, các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ đã lộ rõ chân tướng của “kẻ chống phá”. Trong các bài phát biểu trước công chúng, các chính khách Mỹ đã không cần che đậy tham vọng của họ là “muốn xoá bỏ Liên Xô mà không cần chiến tranh”. Tháng 5/1989, khi phát biểu tại Cộng hoà Liên bang Đức, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố: “Chúng ta

cần đẩy mạnh tự do và dân chủ ở phương Đông như chúng ta mong muốn. Đặc biệt các đảng phái chính trị lớn ở phương Tây phải đảm đương trách nhiệm lịch sử là cố vấn hỗ trợ cho những người dũng cảm đang tìm cách thành lập các chính đảng đại diện thực sự đầu tiên ở phương Đông để đẩy mạnh tự do và dân chủ, để xé toang bức màn sắt” [26; tr. 19].

Tác giả cũng đã chỉ ra rất rõ những hoạt động chống phá của phương Tây trên hai lĩnh vực cơ bản là tư tưởng và chính trị.

Về tư tưởng, phương Tây coi đây là “lĩnh vực hàng đầu” tấn công vào xã

hội Xô viết vì “đó là mặt trận chủ yếu, nếu nó mà thất bại thì mọi mặt trận khác cũng không giải quyết được gì” [20; tr. 66 - 67]. Mục tiêu của họ trên lĩnh vực này là “loại bỏ vai trò thống trị của hệ tư tưởng Mác - Lênin trên đất Xôviết, thủ tiêu lòng trung thành của những cán bộ cốt cán cũng như nhân dân đối với hệ tư tưởng đó, tạo ra làn sóng chống đối của dân chúng vào chế độ xã hội đương thời, truyền bá ý thức hệ tư sản và lối sống phương Tây vào Liên Xô, từng bước làm xói mòn dẫn tới mất niềm tin cộng sản của mọi thành viên trong xã hội Xôviết vào chính chế độ xã hội mà họ đang sống” [20; tr. 67]. Với mục đích đó, Mỹ đã tìm mọi cách để từng bước phá vỡ hệ tư tưởng của Xôviết trên các mặt:

- Giữ vững so sánh sức mạnh tổng hợp quốc gia và coi đó là nguyên tắc. Tác giả đã chỉ rõ: “Theo Mỹ, thực lực quốc gia là sức mạnh tổng hợp được bắt nguồn từ sức mạnh kinh tế của đất nước và tiêu chuẩn đạo đức cũng như trình độ lãnh đạo của một quốc gia” [20; tr. 68]. Cần phải sử dụng sức mạnh ấy để tác động vào Liên Xô và điều này sẽ tạo được lợi thế để “hệ tư tưởng tư sản Mỹ cạnh tranh được với hệ tư tưởng vô sản ở Liên Xô nhất là lúc Liên Xô khủng hoảng về lý luận và chính trị” [20; tr. 68].

- Thực hiện “kế hoạch tuyên truyền có hiệu quả” để chống ý thức hệ và chế độ xã hội chủ nghĩa Xôviết, đề cao tư tưởng tư do, dân chủ của Mỹ. Điều

đó đã được thể hiện qua lời phát biểu của Rigân: “Phải làm sao cho sức mạnh chính trị và tuyên truyền của Mỹ đến được với nhân dân Liên Xô và khu vực Đông Âu để khuyến khích họ nảy sinh niềm tin đối với cải tổ và cảm thụ những điều tốt đẹp của tự do” [20; tr. 69]. Ngoài ra Mỹ còn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại như các đài “Tự do” và “Tự do châu Âu” để tạo thành một làn sóng chống cộng bao trùm khắp đất nước Xôviết. Tác giả đã nhận xét: “Thông tin đại chúng hiện đại - vũ khí rất lợi hại của chủ nghĩa đế quốc trong mưu sách “chiến thắng không cần chiến tranh” mà trước hết là nhằm từng bước làm mất vai trò thống trị của hệ tư tưởng cộng sản đối với toàn xã hội. Sóng chống cộng được phát ra từ thế giới tư bản chủ nghĩa đã làm “đổi màu” một số “bộ não” trong Ban lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Xôviết” [20; tr. 69].

Về chính trị, với những biện pháp tinh vi, “Mỹ và phương Tây đã tác

động trực tiếp và thường xuyên nhằm làm thay đổi từng bước tiến tới những thay đổi hoàn toàn đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước Xôviết” [20; tr. 72].

Theo Ngô Hoan, Mỹ đã rất thành công trong việc tác động đến đường lối cải tổ của Goócbachốp làm cho đường lối đó khác hẳn với đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô đã thực hiện trước đó, nhất là vấn đề dân chủ chính trị (đa nguyên chính trị, đã đảng đối lập), tự do kinh tế (kinh tế tư nhân, thị trường tự do)… Bởi vậy, Goócbachốp mới trở thành “kẻ phản bội” đất nước và nhân dân Liên Xô.

Ngoài ra, Mỹ còn rất chú trọng đến việc nắm bắt mọi sự biến trong nội bộ của đất nước Xôviết. Để làm được điều đó, Mỹ đã khéo léo tổ chức các “hoạt động ngầm”. Điều đó được thể hiện cụ thể ở một số điểm sau:

Thứ nhất, qua “thuật chọn con bài”. Đây là một cách thức rất quan trọng vì “nếu không có tức là không móc nối được với lực lượng bên trong thì chiến

lược của Mỹ sẽ không thể triển khai được” [20; tr. 75]. Theo tác giả, Mỹ đã chọn Goócbachốp làm con bài chiến thuật của mình. Vì vậy, Mỹ đã lấy ngày 11/3/1985 - ngày Goócbachốp lên làm Tổng bí thứ Đảng cộng sản Liên Xô là ngày cách mạng Nga lần thứ hai.. Do đó, khi cuộc cải tổ thất bại, Nichsơn đã rất hài lòng tuyên bố: “Goócbachốp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình” [20; tr. 76].

Thứ hai, dựa vào “lực lượng ngầm” để xúc tiến những hoạt động chống phá từ bên trong. Mỹ đã rất thành công trong việc thông qua “con bài” để từng bước phủ định những thành quả vĩ đại của đất nước Xôviết, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tuyên truyền và phát động các phong trào tự do, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Thứ ba, lợi dụng lực lượng quần chúng để từng bước thay đổi chế độ xã hội. Khi Liên Xô đang trong tình trạng khủng hoảng, Mỹ khơi dậy và khuyến khích cách bầu cử kiểu phương Tây, kêu gọi việc hình thành các tổ chức chính trị theo khuynh hướng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, ngay từ năm cuối những năm 70, phương Tây đã dự đoán sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong một tương lai không xa.

Thứ tư, lợi dụng cuộc đảo chính tháng Tám để xúc tiến việc chia tách Liên Bang Xôviết. Mỹ ủng hộ các nước cộng hoà, nhất là các nước vùng Ban Tích tách khỏi Liên bang.

Với những cách thức đó, phương Tây nhất là Mỹ đã góp phần đáng kể trong sự chống phá đất nước Xôviết từ bên trong dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ.

Với những phân tích cụ thể của Ngô Hoan, chúng ta đã hiểu rõ hơn về những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với đất nước Xôviết. Sự chống phá đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Theo chúng tôi, nguyên nhân này tuy cũng quan trọng nhưng không

phải là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự sụp đổ. Chính mâu thuẫn bên trong mới là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội này và thay thế bằng một chế độ xã hội khác. Những nguyên nhân bên ngoài chỉ đóng vai trò là “chất xúc tác” làm cho quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm mà thôi.

Như vậy, với việc đưa ra năm hệ nguyên nhân trên, các tác giả đã chỉ ra và phân tích cụ thể những nguyên nhân thuộc năm lĩnh vực khác nhau dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Việc phân định thành năm hệ nguyên nhân giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự sụp đổ ấy trên tất cả các mặt, các lĩnh vực. Trên tinh thần tổng quan, chúng tôi đã cố gắng đối chiếu, so sánh quan điểm của các tác giả để chỉ ra những điểm giống và khác nhau.

Trên cơ sở tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi nhận thấy không thể né tránh được câu hỏi: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất, trực tiếp nhất dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ xã hội đã từng được xây dựng ở Liên Xô hơn 70 năm?

Theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô bắt nguồn từ những nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do quá nóng vội, chủ quan, duy ý chí mà tại Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã thắng lợi “hoàn toàn và vững chắc”. Bởi vậy, cần nhanh chóng đưa đất nước tiến lên xây dựng xã hội mới, chế độ cộng sản chủ nghĩa. Từ đó, một loạt các kế hoạch mới đã được vạch ra, trong đó trước tiên là việc xoá bỏ nền kinh tế nhiều thành phần, chỉ duy trì hai hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để thực hiện nhanh viêc phát triển tư liệu sản

xuất… Có thể nói, đó là việc nhận thức và vận dụng sai lầm quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mặc dù tính đến cuối những năm 50, nền kinh tế Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội để có thể tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Bởi vậy, quan hệ sản xuất của Liên Xô với việc chỉ cho phép tồn tại hai hình thức sở hữu xã hội xã hội chủ nghĩa là sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước, đã vượt quá xa sự phát triển của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ. Sự không phù hợp đó đã từng bước phá vỡ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Sai lầm trong việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ chính là ngọn nguồn của những sai lầm trong các lĩnh vực khác. Chúng tôi xin mượn câu nói của cựu Tổng thống Nga V. Putin để khẳng định thêm quan điểm của mình về nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: “Sai lầm lớn nhất của nhà nước Xôviết là chưa làm cho đất nước phồn vinh, xã hội giàu có. Dùng ý thức hệ để làm kinh tế. Chính điều này đã khiến chúng ta lạc hậu hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển” [63; tr.1]

2.2 THỰC CHẤT CỦA SỰ SỤP ĐỔ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU. 2.2.1. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Khi nghiên cứu quá trình xây dựng cũng như khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và tìm hiểu những nguyên nhân của sự sụp đổ, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải chỉ ra thực chất của sự sụp đổ ấy. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy chưa có một tác giả nào bàn về thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô một cách

có hệ thống. Bởi vậy, trên cơ sở tổng quan những quan điểm lý luận bàn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về thực chất của sự sụp đổ đó.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau hơn 70 năm tồn tại đã làm cho cục diện thế giới có nhiều thay đổi. Một cực Ianta đã bị sụp đổ, chỉ còn lại một cực của hệ thống các nước tư bản do Mỹ đứng đầu. Các nước tư bản vẫn tiếp tục phát triển không ngừng và đạt được những thành tựu to lớn trong kinh tế và phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Điều này đã tạo ra sự hoang mang, dao động của không ít người. Họ không dám tin vào chủ nghĩa xã hội hoặc cho rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời”. Như vậy, lý luận của triết học Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không còn phù hợp nữa và cần phải thay thế bằng một học thuyết tiến bộ hơn. Đây cũng là dịp để những học thuyết phi mácxít lên tiếng công kích, xuyên tạc hệ thống lý luận mácxít và ra sức thổi phồng chủ nghĩa tư bản. Cùng với điểm đó, một số người do sai lầm về phương pháp nhận thức cũng như phương pháp tiếp cận nên đã đồng nhất lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung với mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp, có nhiều sai lầm và khuyết tật ở Liên Xô.

Thực ra, chúng ta cần hiểu rằng chủ nghĩa xã hội ra đời ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Vì thế, khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi thì những điều kiện để tạo ra nó và mô hình để nuôi dưỡng nó không còn phù hợp nữa. Nếu không sớm phát hiện và kịp thời thay đổi thì sẽ

Một phần của tài liệu Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận chủ yếu (Trang 72 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)