Cơ sở phương pháp luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 31 - 32)

1.4.1.1. Quan điểm hệ thống

Các sự vật, hiện tượng không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà là một bộ phân của toàn thể chứa đựng vật thể ấy. Quan điểm hệ thống – cấu trúc yêu cầu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.

Với quan điểm này, bản thân địa hình là một hệ thống tự nhiên và cũng đươc xem là một trong những hợp phần của môi trường địa lý. Địa hình có khả năng tự điều chỉnh và đồng thời có quan hệ tương hỗ và quan hệ chi phối nhân – quả với những hợp phần khác của môi trường. Khi nghiên cứu địa hình cần chú ý đến toàn bộ quan hệ qua lại phức tạp giữa địa hình với các quyển: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, trong đó đặc biệt chú trọng đến con người. Con người vừa chịu tác động của môi trường và vừa có những tác động gây cải biến môi trường theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Hệ thống tự nhiên – con người vì vậy luôn cần được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

1.4.1.2. Quan điểm lịch sử

Bản chất của quan điểm này là gắn các sự vật hiện tượng với thời gian và không gian cụ thể. Địa hình là những sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến

30

hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Trái Đất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Đặc trưng của hai nhóm lực này thay đổi theo thời gian và tương quan mạnh yếu giữa chúng sẽ quyết định đến đặc trưng của địa hình. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử tiến hóa của địa hình cần xem xét đến điều kiện thành tạo cụ thể trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 31 - 32)