Ứng dụng địa mạo trong bảo tồn và phát hiện các điểm định cư/di chỉ khảo cổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 90 - 92)

chỉ khảo cổ

3.3.1. Đặc điểm địa mạo của các di chỉ cư trú khu vực Mê Linh – Đông Anh

Về mặt không gian phân bố thì các di chỉ khảo cổ học có thể chia thành 2 nhóm.

Nhóm đầu tiên là các di chỉ quanh khu vực Cổ Loa, nhóm này chiếm hầu hết các di chỉ trong khu vực nghiên cứu với các tầng văn hóa trải dài từ Phùng Nguyên qua Đồng Đậu, Gò Mun cho đến Đông Sơn. Đây là khu vực có mật độ di chỉ khảo cổ có nói là dày đặc và phong phú nhất cả nước.

Nhóm thứ hai về thực chất chỉ có duy nhất một di chỉ thành Dền thuộc xã Tự Lập, huyện Mê Linh, tuy nhiên để đi vào phân tích, luận văn xin đưa vào cả di tích khảo cổ học Đồng Đậu, thuộc xã Tam Hồng huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh phúc, cách di chỉ thành Đền khoảng 6km về phía Tây. Về mặt khảo cổ học thì cả 2 di chỉ này thì đều là những di chỉ điển hình nhất cho văn hóa Đồng Đậu, ngay sau văn hóa Phùng Nguyên với những di tích điển hình thuộc nhóm thứ nhất.

89

Về sự phân bố của các di chỉ khảo cổ trên các dạng địa hình thì ta có thể thấy toàn bộ các di chỉ khảo cổ được đề cập đều nằm trên thềm bậc I tuổi Pleistocen muộn, tuy nhiên ở bản đồ địa mạo phân ra hai dạng địa hình khác nhau:

Dạng địa hình thứ nhất là đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông tuổi Pleistocen với hình thái uốn khúc và hình thành các khe xói rất điển hình. Các di chỉ cứ trú chính phân bố ở địa hình này là di chỉ Đồng Vông, Đường Mây, Bãi Mèn, Xuân Kiều, ngoài ra còn khá nhiều các di chỉ nhỏ khác và toàn bộ các di chỉ liên quan đến thời kỳ An Dương Vương. Về mặt vị trí toàn bộ các di chỉ khảo cổ thời kì đồ Đồng đều có xu hướng nằm về phía đông, ở rìa của thềm Pleistocen sát cạnh các máng xói. Còn các di tích thời kỳ Đông Sơn thì có xu hướng ở trung tâm của thềm này.

Một điều thú vị là khu vực cụm di tích khảo cổ học Đồng Đậu cũng có cấu trúc địa hình hoàn toàn tương tự như ở Cổ Loa. Di chỉ nằm trên một thềm Plesitocen có hình thái nguồn gốc sông bị cắt xẻ mạnh bởi các máng xói và vị trí cùng nằm ở rìa phía đông của thềm, sát cạnh một máng xói.

Dạng địa hình thứ hai là đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông biển hỗn hợp tuổi Pleistocen. Dạng địa hình này có các di chỉ Tiên Hội, Đình Chiền, Đình Tràng và Thành Dền, đây là dạng địa hình phổ biến với diện tích phân bố rộng nhất 2 huyện Đông Anh và Mê Linh. Tuy nhiên ta cũng có thể nhận thấy một số đặc điểm tương tự như là ở dạng địa hình thứ nhất đó là việc các di chỉ nằm trên rìa một số dải nổi cao so với xung quanh. Một vài di chỉ là các khối Pleistocen sót trên bề mặt tích tụ sông biển(như là Đình Tràng, Đình Chiền), một số là các dải nổi cao trên thềm Pleistocen (như là thành Dền). Trên các dải nổi cao của dạng địa hình này còn có một khu vực hết sức nổi tiếng đó là khu vực Hạ Lôi của huyện Mê Linh, quê hương của Hai Bà Trưng và là nơi Hai Bà Trưng đóng đô.

Ta có thể xác định các đặc điểm địa hình các di chỉ khảo cổ và điểm cư trú của người Việt cổ khu vực này là:

- Tất cả các di tích di chỉ đều nằm trong thềm sông bậc I tuổi Pleistocen của hệ tầng Vĩnh Phúc, có thể là nguồn gốc sông hoặc sông biển hỗn hợp

90

- Đối với các khu vực là thềm bậc I nguồn gốc sông thì di chỉ thời kỳ đồ đồng thường sẽ nằm ở rìa phía Đông của thềm, ở trên các dải địa hình cao sát cạnh các máng xói

- Đối với các khu vực là thêm bậc I nguồn gốc sông biển hỗn hợp thì các di chỉ thường sẽ nằm trên các dải địa hình nổi cao

- Các di tích thời đồ sắt và Bắc thuộc có xu thể ở những khu vực bằng phẳng và rộng lớn hơn thể hiện sự phát triển về dân cư cũng như tổ chức xã hội cao cấp hơn yêu cầu một diện tích lớn mà không cần quá gần các nguồn nước như trước đó.

Như vậy có thể khẳng định ngay từ xa xưa thì cha ông ta đã biết cách chọn những khu vực có địa hình cao ổn định để làm nơi sinh sống. Không những thế những khu vực được chọn là khu vực gần nguồn nước và các dải địa hình trũng, thể hiện xu thế chuyển dần sang nông nghiệp của các cư dân đầu tiên của thời đại kim khí. Mặt khác thì các hiện vật gốm chính là các hiện vật điển hình cho các nền văn hóa thời kỳ này, và việc sinh sống trên nền hệ tầng có nguồn đất sét phong phú cũng chính là một điều kiện và nguồn nguyên liệu thuận lợi cho đời sống của cư dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)