Địa hình tích tụ hỗn hợp sông biển đầm lầy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 62 - 63)

6. Thềm tích tụ nguồn gốc sông, biển cao 5-10 m (am?Q13)

Đây là dạng địa hình đồng bằng cao, nghiêng rất thoải về phía Nam và từ trung tâm ra 2 phía Đông Tây, dạng địa hình này phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất của cả 2 huyện đông Anh và Mê Linh, dạng địa hình này có thể phân thành 3 nhóm:

- Nhóm các dải nổi hơi cao lên so với địa hình xung quanh có độ cao xấp xỉ 10 m có cấu trúc thành các dải nhỏ

- Khối đồng bằng từ 5-10 m chiếm phần lớn diện tích trung tâm huyện Mê Linh và phía Tây huyện Đông Anh

- Một số dải sót nổi trên bề mặt tích tụ sông biển có tuổi trẻ hơn nằm ở phía Nam và Đông Nam khu vực nghiên cứu

Chính do tính chất bằng phẳng trên một khu vực rộng lớn và ít có sự phân dị đặc biệt nên có thể kết luận đây là địa hình có nguồn gốc sông biển hỗn hợp tuổi Pleistocen muộn hình thành trên hệ tầng Vĩnh Phúc.

(vết lộ khu vực cạnh đầm Vân Trì) (vết lộ khu vực Lỗ Khê) Hình13. Vết lộ sét loang lổ đỏ hệ tầng Vĩnh Phúc trên thềm tích tụ sông biển

7. Bề mặt tích tụ sông biển tuổi Holocen giữa (amQ22)

Đây là các bề mặt tích tụ hình thành từ đợt biển tiến Holocen, có độ cao trung bình tương đối thấp, xấp xỉ 5m, hiện chủ yếu là các ruộng trũng, ít có dân cư sinh sống, địa hình phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam, Nam huyện Mê Linh và Đông Nam huyện Đông Anh như là các xã Võng La, Liên Mạc, Thạch Đà, Đông Hội,

61

Dục Tú. Trên bề mặt này vẫn xuất hiện các dải sót tuổi Pleistocen muộn có địa hình cao và ổn định hơn thường được cư dân lựa chọn để sinh sống

8. Bề mặt tích tụ sông, đầm lầy tuổi Holocen giữa muộn (abQ22-3)

Bề mặt này là những dải địa hình trũng, hiện đa số vẫn đang ngập nước hoặc là lòng hồ, đầm, sông không hoạt động hoặc kênh tưới tiêu nước. Về nguồn gốc đây có thể là các lòng sông cổ tuổi Pleistocen muộn cho đến Holocen giữa và lòng trũng của các máng xói tuổi Holocen giữa muộn. Bề mặt này chủ yếu phân bố ở khu vực đầm Vân Trì, sông Ngũ Huyện Khê và dải trũng nằm giữa các xã Xuân Nộn, Việt Hùng, Liên Hà và Thụy Lâm

Ở rìa của các dải trũng này ta dễ dàng bắt gặp trầm tích Pleistocen của hệ tầng Vĩnh Phúc như ở Vân Trì hay Cổ Loa. Do đó có thể khẳng định đây không phải là các lòng sông cổ tuổi Holocen muộn.

9. Máng xói xâm thực tích tụ tuổi Pleistocen muộn - Holocen

Đây là các máng xói xâm thực tích tụ nằm ở rìa các thềm bậc I tuổi Pleistocen muộn đây là các dải trũng phân cắt bề mặt của các thềm này. Máng xói này có 2 dạng. Dạng thứ nhất là các máng xói nhỏ trên nên thềm có nguồn gốc sông phân bố khá điển hình ở khu vực rìa phía Đông xã Cổ Loa huyện Đông Anh, xã Chu Phan huyện Mê Linh, và dạng thứ 2 lớn hơn cắt xẻ vào bề mặt tích tụ sông biển điển hình ở khu vực quanh đầm Vân Trì và một số khu vực gần sông Cà Lồ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 62 - 63)