Địa hình nguồn gốc sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 60 - 62)

Địa hình đới sụt bao gồm toàn bộ đồng bằng tích tụ được thành tạo trong đới sụt lún đồng bằng Bắc Bộ được tạo nên bởi hoạt động của hai hệ thống sông Hồng và sông Cà Lồ.

3. Thềm tích tụ bậc I nguồn gốc sông tuổi Pleistocen muộn (aQ13)

Đây là bề mặt phổ biến nhất trong các bề mặt tạo nên đồng bằng cao của huyện Đông Anh. Phân bố ở khu vực Nguyên Khê, thị trấn Đông Anh, Việt Hùng, Uy Nỗ và Cổ Loa. Chúng có bề mặt khá bằng, có hình thái hơi lượn sóng theo hình thái sông có hướng trải dài Bắc – Nam, rìa phía Đông Nam Bề mặt thềm I bị phân cắt mạnh trong thời kỳ biển thoái với các máng xâm thực sâu cắt vào. Các máng xâm thực hầu hết được phát triển trên địa hình trũng cổ. Sự phân cắt mạnh xảy ra ở phần rìa tây bắc và đông nam của các bề mặt thềm. Các máng xâm thực tạo nên các dải gò kéo dài phương tây bắc - đông nam khá đặc trưng. Ngoài ra còn một khối địa hình dạng này nhưng có độ cao trung bình thấp hơn ở phía tây huyện Mê Linh bao gồm xã Chu Phan và Tiến Thịnh. Bề mặt được cấu tạo phổ biến bởi các trầm tích nguồn gốc sông tuổi Pleistocen muộn hình thành trên hệ tầng Vĩnh Phúc

Hình12. Thềm bậc I bị cắt xẻ bởi máng xói tại khu vực gần thành Cổ Loa

59

4. Bãi bồi cao tuổi Holocen giữa muộn (Q22-3)

Các bãi bồi cao thể hiện rất rõ trên sông Hồng với độ cao khá lớn (6 - 10m). Phần lớn các bãi bồi cao ở đây có độ cao lớn hơn bề mặt đồng bằng nguồn gốc sông thuộc hệ tầng Thái Bình nằm trong đê. Theo qui luật tự nhiên thì sự chênh cao này không lớn lắm nhưng hệ thống đê đã làm gia tăng sự tương phản độ cao này. Nhiều nơi như Tầm Xá (Đông Anh) bãi bồi cao ngoài đê cao đến 11m, có nghĩa là cao hơn độ cao trung bình của đồng bằng trong đê đến 5 - 6 m. Các bãi bồi cao thường chuyển tiếp xuống bãi bồi thấp bởi một vách khá dốc, nhiều nơi quá trình xói lở ăn vào chân các bãi bồi cao. Bãi bồi cao được nhân dân canh tác vào mùa cạn.

Các bãi bồi cao ở hạ lưu sông Cà Lồ có độ cao không lớn (chỉ 4 - 5 m) và chuyển tiếp từ từ xuống bề mặt bãi bồi thấp cao 3 - 4 m tạo nên bề mặt khá thoải và rộng.

5. Bãi bồi thấp tuổi Holocen muộn(Q23)

Bãi bồi thấp thể hiện rõ ven sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ. Đó là các bãi sát ven sông có độ cao tuyệt đối khoảng 3 - 6m bao gồm các bãi bồi giữa sông và ven sông. Các bãi bồi giữa sông có dạng vòm thoải, bề mặt khá bằng, sườn và chân dốc. Các bãi bồi thấp ven sông thể hiện vách chuyển tiếp với bãi bồi cao rõ nhất ở sông Hồng, nhất là phần hạ lưu, ở đây vách này cao đến 2 - 3m, còn trên sông Cà Lồ thể hiện không rõ.

Lòng sông hiện đại

Trong lãnh thổ nghiên cứu lòng sông hiện đại của hầu hết các sông nhất là các sông lớn (sông Hồng, sông Đuống trừ sông Cà Lồ) bị bó buộc hoạt động trong phạm vị hệ thống đê khá lâu (trong khoảng gần 1000 năm trở lại đây), những hoạt động biến đổi dòng của chúng cũng nằm trong hệ thống đê. Bởi vậy chúng tạo nên sự phân dị ngày càng lớn giữa các quá trình xâm thực và bồi tụ trong phạm vi này. Các bãi bồi ngày càng cao và lòng xâm thực ngày càng sâu và thêm vào đó là sự can thiệp của con người (xây kè chống xói lở) nên vị trí lòng sông chính ngày càng ít biến đổi.

60

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)