Địa hình nhân sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 63 - 67)

10. Tường thành Cổ Loa

Trên các bức ảnh viễn thám cũng như quan sát thực địa thấy khá rõ ba vòng thành khép kín: Thành Ngoại, Thành Trung và Thành Nội.

* Thành Ngoại là vòng thành dài nhất, vào khoảng 7.780m. Cao trung bình từ 3 đến 4m so với mặt bằng tự nhiên; chỗ cao nhất là gò Cột Cờ, tới 8m. Chân thành rộng từ 12 đến 20m. Các lát cắt ngang thành cho thấy cách đắp thành bình thường như cách đắp ở những tòa thành thường thấy xưa nay, tức là đào đất ngay cạnh tường phía ngoài mà đắp cao dần lên. Phần đất bị đào sâu trở thành hào ngoài.

62

Tại một số đoạn thành ở phía nam, ở lưng chừng tường thành thấy lộ một lớp mỏng những mảnh ngói ống, ngói bản, có nơi có một lớp đá cuội.

* Thành Trung như tường thành ngoài, là một vòng tường khép kín, không có hình dáng nhất định, cũng đắp nối các gò tự nhiên và men theo bờ các đầm hồ mà thành. Chu vi 6.300m, cao từ 6 đến 12m so với địa hình tự nhiên; mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng tới 20m, có nơi còn hơn thế. Đây là vòng tường thành còn được bảo tồn tốt nhất trong cả ba vòng, đặc biệt là phần phía bắc. Về cấu trúc, tường Thành Trung cũng có những đặc điểm như ở tường Thành Ngoại, điểm đặc biệt đáng lưu ý tại phần phía nam có phổ biến của lớp ngói nằm giữa tường thành.

* Thành Nội mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường trên, có hình chữ nhật nghiêm chỉnh. Chu vi khoảng 1.730m. Thành cao chừng 5m, mặt thành rộng khoảng 10m, chân thành khoảng 20m. Đáng lưu ý là quanh tường Thành Nội có đắp 12 ụ đất nhô ra phía ngoài gọi là "hỏa hồi".

Hình 14. Vòng thành ngoài thành Cổ Loa

Về độ cao, đáng chú ý là mỗi vòng thành đều có mặt thành tương đối thống nhất, không phụ thuộc vào độ cao địa hình tự nhiên trước khi đắp thành. Như vậy, với độ nghiêng thoải của địa hình từ bắc xuống nam, độ cao tuyệt đối của các mặt thành cũng giảm dần theo hướng này.

63

Về hình thái, lát cắt ngang thành có tính bất đối xứng: tường thành phía ngoài được xây dựng dốc đứng để gây khó khăn cho đối phương, còn mặt trong thì được xây thoai thoải để dễ dàng lên xuống.

Về vật liệu đắp thành, có thể thấy rằng hầu hết đều lấy tại chỗ: đào phần ngoài tạo hào và lấy đất đắp cao tạo thành. Tuy nhiên, các kết quả khảo sát cho thấy có hai kiểu cấu tạo tường thành điển hình: kiểu cấu tạo gồm chủ yếu vật liệu tự nhiên và kiểu có sự xen lẫn vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân sinh. Kiểu cấu tạo thành bằng vật liệu tự nhiên khá phổ biến cho Thành Ngoại và Thành Trung, đặc biệt là các đoạn thành ở phía bắc, nơi có nền móng vững chắc và vật liệu có độ dính kết tốt.

64

65

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)