Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

1.4.2.1 Các phương pháp địa mạo

Gồm có các phương pháp nghiên cứu hình thái, trắc lượng hình thái, lịch sử hình thái… Phương pháp nghiên cứu quá trình nội, ngoại sinh thành tạo địa hình, đặc điểm của sự tương hỗ giữa các quá trình và vai trò của của từng quá trình riêng biệt trong việc tạo nên các dạng địa hình ở bất kì giai đoạn nào. Với mục đích khôi phục lại địa hình trong từng giai đoạn phát triển, phương pháp giúp chỉ ra các dấu vết, đặc điểm nhận dạng trên địa hình, đối chiếu và so sánh các hình thái địa hình nhằm phục dựng chính xác quá trình phát triển địa hình.

Phương pháp trắc lượng hình thái

Phương pháp này cho phép phân tích định lượng địa hình bề mặt địa hình, bao gồm cả việc nghiên cứu đặc điểm hình thái địa hình cũng như việc biểu hiện chúng trên bản đồ địa hình, trên ảnh viễn thám... Qua thực địa, ảnh viễn thám, bản đồ địa hình…, ta có thể nhận diện các đơn vị địa hình thông qua việc xem xét các đặc trưng về hình thái địa hình, độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, độ dốc, v.v...

Phương pháp kiến trúc – hình thái

Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa địa hình và cấu trúc địa chất là nội dung của phương pháp này, dựa trên cơ sở là các dạng địa hình thường có liên quan với cấu trúc địa chất và các hoạt động tân kiến tạo do chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hoạt động của các quá trình ngoại sinh, ảnh hưởng lớn tới đường nét và cách sắp xếp các dạng địa hình. Nhờ phương pháp này chúng ta có thể giải thích một số xu hướng biến đổi địa hình liên quan tới hoạt động kiến tạo như vận động nâng hạ, các đứt gãy kiến tạo.

31

Phương pháp nguồn gốc hình thái

Một số quá trình địa mạo có lịch sử hình thành và phát triển theo chu kỳ. Phương pháp này được ứng dụng để làm sáng tỏ các hiện tượng có tính chu kỳ đó, ví dụ như sự thành tạo và phá hủy các dạng địa hình qua hoạt động biến đổi lòng sông.

Phương pháp địa mạo động lực

Được sử dụng để đánh giá về sự biến đổi địa hình, tìm ra những động lực và quá trình tác động lên địa hình trong mối liên hệ với điều kiện cấu trúc địa chất, vận động tân kiến tạo và những điều kiện khí hậu hiện đại. Phương pháp này đồng thời giúp dự báo xu hướng phát triển của địa hình.

1.4.2.2 Nhóm các phương pháp địa chất Phương pháp phân tích tướng trầm tích

Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu trầm tích bở rời đã tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. Đặc điểm thành phần trầm tích mà cụ thể là thành phần độ hạt sẽ cho ta biết điều kiện thành tạo cụ thể: hạt thô tương ứng với điều kiện động lực mạnh, hạt mịn tương ứng với điều kiện lắng đọng yên tĩnh. Tương tự như vậy, thành phần vật chất của lòng sông đặc trưng bởi 2 loại: lớp tướng lòng sông với vật liệu thô nằm ở dưới và tướng bãi bồi với vật liệu mịn, chứa nhiều sét và trầm tích hữu cơ ở trên; các hồ móng ngựa thì sẽ đặc trưng bởi các lớp trầm tích sét than, có thể xen các dấu tích của cây trong quá trình hóa than nằm trên các trầm tích tướng lòng sông; giới hạn về không gian phân bố của trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc trên mặt lại liên quan đến ranh giới hoạt động của sông trong quá khứ. Việc nghiên cứu tướng trầm tích có thể cho phép chúng ta có thêm dữ liệu để nhận biết các dạng địa hình, kể cả những dạng địa hình đã bị chôn vùi.

Phương pháp địa tầng

Phương pháp được ứng dụng để xác định trật tự của các lớp trầm tích, tuổi và điều kiện lắng đọng của chúng. Nó cho phép giải thích lịch sử phát triển địa chất có

32

liên quan đến đặc điểm tiến hóa địa hình. Ví dụ như xác định được sự thay đổi từ chế độ biển sang chế độ lục địa, từ đó hiểu được lịch sử phát triển của địa hình khu vực nghiên cứu.

1.4.2.3 Phương pháp viễn thám và GIS

Viễn thám và GIS hiện nay à các công cụ không thể thiếu trong các nghiên cứu địa mạo nói riêng và các nghiên cứu địa lý, tài nguyên môi trường nói chung.

Ảnh viễn thám là nguồn tư liệu đáng tin cậy về hiện trang địa hình và những đối tượng khác trên lãnh thổ. Ảnh viễn thám giúp ta xác định một số thông tin về các dạng địa hình, việc đối chiếu có thể giúp ta xác định một số đối tượng trên địa hình mà không thể đi thực địa khảo sát được.

Phương pháp sử dụng GIS để tích hợp các lớp thông tin trên bản đồ, đồng thời là một công cụ hữu hiệu giúp phân tích đặc điểm địa hình. Dựa vào các chỉ tiêu được rút ra GIS giúp xác định chính xác những yếu tố địa hình và định vị chúng làm cơ sở cho việc xác định vị trí các điểm định cư. Đây cũng là một công cụ xây dựng bản đồ mạnh và hiển thị trực quan sản phẩm nghiên cứu.

Trong luận văn, sử dụng Viễn thám và GIS nhằm định vị, xác định các di chỉ khảo cổ trên bản đồ mà không thể đi khảo sát trực tiếp qua việc phân tích các thông tin về vị trí trên các loại tài liệu lịch sử và khảo cổ học khác nhau. Với công cụ đo lường tính toán và định vị trên bản đồ có thể xác định chính xác vị trí các di chỉ khảo cổ học trên bản đồ.

Xây dựng bản đồ địa mạo cũng cần có sự hỗ trợ từ công nghệ GIS, việc tích hợp các lớp thông tin địa chất, lỗ khoan, thành phần vật chất cùng với mô hình số độ cao giúp xác định chính xác các ranh giới địa mạo và các dạng địa hình trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra việc biên tập bản đồ, đưa vào đó các thông tin khảo cổ học và phân tích đặc điểm địa mạo và vị trí của từng di chỉ khảo cổ học nhằm xây dựng bản đồ địa mạo ứng dụng.

33

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC MÊ LINH – ĐÔNG ANH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)