0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các hoạt động nhân sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ KHU VỰC HUYỆN MÊ LINH - ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 57 -59 )

2.1.2.1. Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được xây dựng trên một bề mặt thềm sông bậc I có độ cao 8 - 12m, cấu tạo bởi các trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn[18]. Độ cao của các bức tường thành: Các đoạn thành ở phía bắc - tây bắc có độ cao tuyệt đối 17 - 18m được đắp trên nền địa hình cao 11 - 12m; còn ở phía nam, khi bề mặt địa hình tự nhiên cao 7 - 9m thì độ cao của thành cũng chỉ đạt 11 - 12m. Có nghĩa rằng độ cao tương đối của các mặt thành là khá đồng nhất, còn độ cao tuyệt đối lại thay đổi

56

đáng kể, giảm từ 17 - 18m ở phía bắc xuống 11 - 12m ở phía nam. Sự giảm độ cao tuyệt đối 5 - 6m của các mặt thành trên khoảng cách khoảng 2000m trong một vùng đồng bằng có độ nghiêng tương đối thoải hoàn toàn không phản ánh khả năng phòng chống lũ của chúng.

Về vật liệu xây dựng thành: hầu hết các vật liệu đều được lấy tại chỗ từ các trầm tích sét bột bị phong hóa có màu loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc. Đó là vật liệu có khả năng dính kết tốt, sức chịu nén cao, tạo nên sự ổn định của tường thành. Vật liệu này cũng được sử dụng để đắp thành ở những phần địa hình thấp cấu tạo bởi bùn sét nhão. Đáng chú ý là tính chất cổ kính của kinh thành được thể hiện ở sự phong hóa tiếp tục của vật liệu đắp thành. Các mặt cắt thành cho thấy ở phần trên, vật liệu đã tiếp tục bị phong hóa tạo nên sự phân đới khá rõ của màu sắc: trên cùng là bột sét nâu đỏ, lẫn nhiều kết vón, xuống dưới màu nhạt dần.

Một số vật liệu được lấy từ vùng núi xung quanh như các tảng đá lót dưới đáy của một số đoạn tường thành. Đó chính là các tảng đá cát kết, sạn - sỏi kết, cuội kết thuộc hệ tầng Khôn Làng, hệ tầng Hà Cối tuổi Mesozoi phân bố khá rộng rãi ở vùng đồi núi Sóc Sơn hoặc trên các đồi núi sót gần Cổ Loa hơn. Riêng các hòn cuội có độ mài tròn khá tốt nằm trong lát cắt tường thành thì phải nghiên cứu thêm. Vì thực tế, xung quanh Cổ Loa, các thành tạo cuội có kích thước lớn như vậy không nhiều, và chúng cũng không có ý nghĩa đối với việc làm tăng độ vững chắc của tường thành.

2.1.2.2. Hoạt động đắp đê

Cần phải nói thêm rằng hệ thống đê, nhất là đê sông Hồng đã được đắp cách đây gần 1000 năm giữ vai trò rất quan trọng trong sự thành tạo đồng bằng Bắc Bộ nói chung và lãnh thổ Mê Linh – Đông Anh nói riêng. Chúng làm cho hoật động của các con sông không còn phát triển một cách tự nhiên (tự do chảy tràn, biến đổi dòng chảy) mà chỉ phát triển bó hẹp trong phạm vi hệ thống đê. Chính vì vậy, tốc độ bồi đắp nâng cao địa hình ngày càng mạnh làm cho địa hình ngoài đê ngày càng cao hơn địa hình trong đê. Điều đó đồng nghĩa là đồng bằng ngoài đê phát triển không bình thường. Hệ thống bãi bồi ngoài đê phát triển rất nhanh chóng cùng với

57

sự phân dị độ cao giữa bãi bồi cao và bãi bồi thấp thể hiện rất rõ rệt ở đây. Sự phát triển của địa hình ngoài đê thể hiện rõ nhất đối với sông Hồng và yếu hơn nhưng vẫn rất rõ rệt đối với sông Cà Lồ.

2.1.2.3 Các hoạt động khác

Ngày nay với các phương tiện kỹ thuật và xây dựng hiện đại thì các hoạt động nhân sinh ngày càng dễ dàng tác động và phá hủy địa hình. Điển hình nhất là quá trình đô thị hóa và việc xây dựng các hồ chứa nước nuôi trồng thủy hải sản. Việc san lấp mặt bằng cho xây dựng đô thị hay khu công nghiệp có thể san phẳng các dải gờ cao hay lấp đầy nhanh chóng những khu vực trũng tạo nên các cấu trúc địa hình nhân tạo theo qui hoạch kiến trúc của con người.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ KHU VỰC HUYỆN MÊ LINH - ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 57 -59 )

×