xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức
Về mặt triết học, quy luật đã chỉ ra rằng, sự vật hiện tượng luôn luôn vận động biến đổi, phát triển tiến lên. Tuy nhiên, không phải là sự vận động phát triển của tự nhiên, mà đó là quy luật của xã hội, của lịch sử. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam, một thực thể lịch sử - xã hội, cũng đòi hỏi phải luôn được đổi mới, được xây dựng, theo quy luật khách quan một cách tự giác, để đáp ứng yêu cầu ngày càng tiến lên. Nếu không tuân theo quy luật đó, tất yếu Đảng sẽ không đáp ứng đầy đủ vai trò vị trí lịch sử vinh quang của mình. Quá khứ hôm qua là vĩ đại, hôm nay, có thể đã trở nên lỗi thời.
Hồ Chí Minh khẳng định: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày
mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh đã nhận thức được mọi mối quan hệ theo quy luật phát triển. Nếu bằng con mắt nhiều giáo điều, máy móc, bảo thủ và trì trệ thì không thể nào nắm bắt được cái cốt lõi của sự vận động, phát triển tiến lên. Điều đó, không chỉ đối với toàn Đảng phải ra sức xây dựng, mà theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ đảng viên phải xây dựng, như "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Người cho rằng: "Mỗi một đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cực, càng giỏi, càng khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ, phải nhớ câu nói của ông thầy chúng ta, phải học, học thêm, học nữa, học mãi. Tự mãn là co mình lại, không cho mình tiến bộ". Xây dựng Đảng phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi đảng viên của Đảng. Một yếu tố mạnh, phát triển bền vững thì toàn bộ hệ thống mới mạnh, mới bền vững. Đó là cách nhìn của Hồ Chí Minh về quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tất yếu của quá trình phát triển là đan xen giữa truyền thống và hiện đại, là sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực kìm hãm sự phát triển. Nếu không xây dựng Đảng có hiệu quả thì đến một lúc nào đó, cái tích cực sẽ lùi dần vào quá khứ, cái tiêu cực ngày càng bành trướng, lấn át hơn. Chỉ có thông qua xây dựng Đảng có hiệu quả mới có thể hạn chế những yếu tố tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực trong hàng ngũ cá nhân hoặc tổ chức của Đảng. Quy luật đó chính là sự phủ định biện chứng mọi quá trình phát triển, để từ những tiền đề của cái bắt đầu, hình thành cái mới ngày càng tiến bộ hơn. Cần phải khẳng định rằng, phát triển là xu thế tất yếu của Đảng ta thông qua đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính. Đời sống mới không phải cứ cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm". Quan niệm của Người hết sức sắc sảo, vì xây dựng và phát triển Đảng, phát
triển con người là một quy luật biểu hiện sự đan cài các yếu tố biện chứng, giữa cái cũ và cái mới, cái quá khứ và cái hiện tại, tương lai, cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh đã minh chứng một cách hùng hồn rằng, xây dựng Đảng là một tất yếu lịch sử, tuân theo quy luật phủ định của phủ định.
Thực tiễn lịch sử ra đời, phát triển của Đảng cũng là một minh chứng hùng hồn cho tính tất yếu phải nhận thức lại một cách khách quan. Đó là các căn bệnh mà Đảng chưa thể loại trừ như một số cá nhân đảng viên còn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, không đổi mới trong cách nhìn, cách nghĩ; tham ô, lãng phí, thậm chí sai lầm về mặt chính trị... Những “căn bệnh” đó chỉ có thể được “chạy chữa” để cơ thể Đảng khỏe mạnh thông qua quá trình xây dựng Đảng. Thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ của khoa học và công nghệ hiện đại với một khối lượng tri thức khổng lồ. Trong điều kiện đó, nếu không tiến hành đổi mới để phù hợp với xu thế thời đại thì bản thân Đảng cũng sẽ mất vai trò lịch sử. Quy luật đó được nhận thức một cách đầy đủ trong hoàn cảnh hiện nay, nhằm từng bước xác lập vai trò, vị trí độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Hồ Chí Minh, hơn ai hết, là người hiểu rất rõ quy luật vận động đó của lịch sử để kiên trì nguyên tắc xây dựng Đảng lớn mạnh, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ các yêu cầu trên, cần thấy rằng, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ chính trị vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Quá trình đó được diễn ra trong sự kết hợp chặt chẽ giữa các nguyên lý phổ biến và yêu cầu đặc thù thông qua sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, biện chứng giữa chính trị, tư tưởng và tổ chức; kết hợp nguyên tắc và biện pháp.