Hồ Chí Minh đã thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 48)

dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng và dân tộc ta có sự đồng hành thống nhất, lịch sử cách mạng Việt Nam, kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 đến thời đại ngày nay, sự đồng hành đó ngày càng phát triển về nội dung và hình thức.

Trong hành trình lịch sử vinh quang đó, thực tiễn vận động và phát triển của Đảng đã chứng minh cho những chân lý vĩ đại mà Hồ Chí Minh là người khởi xướng, rèn luyện và dìu dắt Đảng ta. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: "Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng, Đảng ta thật vĩ đại. Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi. Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình. Đảng ta là đạo đức, văn minh, là thống nhất, hoà bình ấm no, công ơn Đảng thật là to. Ba mươi năm thắng lợi, Đảng là cả một pho tượng lịch sử bằng vàng”. Thiết nghĩ rằng, đó là một sự tổng kết kinh nghiệm, một bài học về sự thành tựu của Đảng qua đánh giá của Hồ Chí Minh. Hơn bảy mươi chín năm qua kể từ khi Đảng ra đời, thực tiễn của công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được biểu hiện trong các quy luật sau đây:

Thứ nhất, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng, đi theo con đường của chủ nghĩa Lênin, của Cách mạng tháng Mười là con đường đúng đắn nhất của dân tộc Việt Nam. Với tinh thần đó, sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã chủ động chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cuộc cách mạng không ngừng.

Thứ hai, thực tiễn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là tiêu chuẩn khách quan của chân lý trong lựa chọn mục tiêu của Đảng. Truyền thống dân tộc Việt Nam là truyền thống chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Trải qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm của lịch sử, thì

bài học sáng ngời trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.

Rõ ràng, thực tiễn cách mạng quang vinh đó của Đảng và của dân tộc là một minh chứng hùng hồn về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sự thống nhất đó, giữa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với hiện thực cách mạng Việt Nam, mọi sự bế tắc của con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mà những nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đã gặp phải lại tạo nên một mặt đối lập để chứng minh cho vai trò dẫn đường của học thuyết cách mạng và khoa học trong thời đại ngày nay, vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam, đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của Hồ Chí Minh.

Thứ ba, đó là sự vận dụng sáng tạo đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhìn rộng ra, trên phạm vi toàn thế giới, chưa có một dân tộc nào, một quốc gia nào lại tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Sự sáng tạo cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược bắt nguồn từ tính mục đích cao cả của lý tưởng giải phóng con người, lý tưởng độc lập tự do của Việt Nam và nhân dân thế giới. Người khẳng định: “Người Cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: Suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới” [15, 356]. Không chỉ vì dân tộc Việt Nam mà còn vì bạn bè năm châu, vì nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và nhân loại, chiến tranh cách mạng giải phóng đất nước và mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Đó là sự sáng tạo vô cùng lớn lao của Đảng và nhân dân ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thể hiện quyết tâm của toàn Đảng và toàn dân tộc, Người nói rằng: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn! Chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, vượt mọi gian khổ, hy sinh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!” [15, 375]. Tính mục đích cao cả, ý chí quyết thắng, mục tiêu độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là yếu tố có ý nghĩa quyết định để Đảng và nhân dân ta vận dụng sáng tạo vào thực tiễn hai nhiệm vụ chiến lược vô cùng trọng đại, nhằm thực hiện độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong lời phát biểu của Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Cu Ba anh em, Người nói rằng: “Hơn hai mươi năm liên tiếp chống ngoại xâm, nhân dân Việt Nam chúng tôi thiết tha muốn hoà bình hơn ai hết. Nhưng hoà bình thật sự phải gắn liền với độc lập thực sự. Vì độc lập của tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, vì an ninh của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, nhân dân cả nước chúng tôi đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” [15, 432]. Tinh thần đó của Hồ Chí Minh là một sự giải thích sâu sắc nhất cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thắng lợi của đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn bảy mươi chín năm qua.

Thứ tư, thực tiễn công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh biểu hiện ở thắng lợi của Đảng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Sau khi tổ quốc thống nhất, thực hiện sự nghiệp xây dựng đất nước là nhiệm vụ cấp bách và chủ yếu nhất của toàn Đảng và toàn dân tộc. Với sự nổ lực của toàn Đảng và toàn dân ta, dân tộc Việt Nam đã có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, từng bước thực hiện sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và

phát triển. Đặc biệt, kể từ năm 1986, với đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, toàn Đảng đã thực hiện đường lối đổi mới một cách triệt để về kinh tế, tư tưởng, văn hoá tinh thần, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đường lối đổi mới nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự tạo ra một bước nhảy vọt lớn lao trên tất cả các mặt của xã hội. Với đường lối đổi mới đó, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh, “Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Thứ năm, từ thực tiễn của sự thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra được quy luật trong công tác xây dựng, củng cố và phát triển Đảng. Đó là những quy luật nội tại bên trong bản thân Đảng trở thành nội lực, thành động lực thúc đẩy để Đảng ta ngày một vững vàng hơn. Tính quy luật đó biểu hiện:

Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bất kỳ mọi lúc, mọi nơi; Đảng Cộng sản Việt Nam phải là Đảng duy nhất có đủ uy tín và điều kiện để lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới. Từ đó, thường xuyên đề cao tự phê bình và phê bình, tự đổi mới, tự chỉnh đốn, tu dưỡng và rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng.

Mặt khác, với sự biến động lớn lao của thời đại, vấn đề nêu cao vai trò tính tiên phong cách mạng, bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một yếu tố sống còn, có ý nghĩa lớn lao. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, đòi hỏi hơn lúc nào hết, phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển.

Sức mạnh của Đảng ta bắt nguồn từ sức mạnh của toàn dân. Vì vậy, quy luật của sự phát triển phải là chăm lo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết thống nhất trong Đảng, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Hơn bao giờ hết sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ định hướng đi lên chủ

nghĩa xã hội, đòi hỏi mối quan hệ biện chứng thống nhất, gắn bó máu thịt giữa Đảng và dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh dẫn tới thành công, theo tinh thần của Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Trên cơ sở đoàn kết thống nhất và phát huy cao độ vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân, để nhân dân được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra, được giám sát mọi hoạt động của Đảng. Từ trong việc phát huy dân chủ, đề cao vai trò quần chúng nhân dân, thống nhất ý Đảng và lòng dân, mà tăng cương vai trò, sức mạnh của Đảng. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng mà Hồ Chí Minh luôn luôn đặt ra. Người nói: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỹ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, phải cố gắng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ" [15,763]. Rõ ràng, tư tưởng của Người nhấn mạnh vai trò của nhân dân. Đó là yếu tố quyết định mọi thắng lợi.

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 48)