Điều kiện đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế tác động đến vận dụng sự sáng tạo Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng bộ.

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 73)

dụng sự sáng tạo Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng bộ.

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập nên những chiến công hiển hách, được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và trao tặng tám chữ vàng "Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường". Đây cũng là nơi Bác Hồ và gia đình Bác từng sinh sống, học tập. Các dấu ấn lịch sử đó thường xuyên tác động đến nhận thức và hoạt động thực tiễn trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và sự sáng tạo của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích hơn 5.000 km2, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, có bờ biển dài 128 km, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào, với đường biên giới dài gần 112 km. Toàn tỉnh có 8 huyện và thành phố Huế. Thành phố Huế là thành phố cố đô, thành phố di sản, thành phố FESTIVAL đặc trưng của Việt Nam và là đô thị loại một trực thuộc tỉnh.

Với v ị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên đa dạng này có vai trò rất lớn đối với quá trình tiến hóa tự nhiên cũng như trong bảo vệ độc lập, phát triển kinh tế, văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước. Với địa hình phía Tây Nam nhiều núi cao, có nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng lắm, phân chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, đã tạo nên một vùng khí hậu khắc nghiệt, tự nhiên đa dạng, phong phú, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Với điều kiện địa lý đặc thù, cùng với những ưu đãi của thiên nhiên, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phải gồng mình lên để chống chọi với thiên nhiên. Môi trường tự nhiên đó có thể tạo nên hai mặt trong quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và vận dụng sáng tạo tư tưởng đó vào xây dựng Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể cứng nhắc vận dụng cơ sở phương pháp luận của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào Đảng bộ mình hoặc quá nhấn mạnh đặc điểm riêng nên thiếu sâu sắc trong nghiên cứu, vận dụng sự sáng tạo của Người.

Tỉnh Thừa Thiên Huế, với dân số gần 1,2 triệu người, trong đó có 5 vạn đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 800 USD, riêng thành phố Huế đạt 1.000 USD. Cơ cấu kinh tế xã hội đang chuyển dần theo hướng Du lịch - Công nghiệp - Nông nghiệp. Thừa Thiên Huế có di tích quốc gia đặc biệt là quần thể kiến trúc Cố đô Huế. Đó là những giá trị văn hóa, lịch sử phong phú về nhiều mặt, như quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới. Nhã nhạc cung đình Huế cũng là di sản văn hóa phi vật thể của thế giớ, được UNESCO xếp hạng. Huế có nhiều cơ sở đào tạo và khám chữa bệnh lớn như Đại học Huế,

Bệnh viện Trung ương Huế. Du lịch cũng là thế mạnh, ngoài các quần thể di tích, còn có lăng tẩm và hệ thống chùa chiền có kiến trúc phong phú và đa dạng, phản ánh trình độ thẩm mỹ và cả quan niệm về trời - đất, kinh - quyền của người Việt Nam đương thời, với sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên những phong cảnh hấp dẫn cho du khách muôn phương để phát triển ngành du lịch. Hiện đang dần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao "phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á.

Thừa Thiên Huế cũng là một địa danh sáng ngời chiến công lịch sử hào hùng và vinh quang của dân tộc trong lịch sử 4000 năm, đặc biệt là qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Quân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, với truyền thống yêu nước thiết tha, được hun đúc nên từ truyền thống dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử, đã tạo nên những giá trị cao đẹp trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam.

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa to lớn, được kết tinh trong truyền thống lịch sử hàng nghìn năm, với nhiều giá trị vật chất và tinh thần, để trường tồn trong hành trình văn hóa của dân tộc. Có thể nêu lên những giá trị văn hóa chủ yếu nhất như: con người Huế giàu truyền thống yêu nước, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó vươn lên trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới. Con người Thừa Thiên Huế luôn khao khát được làm chủ tri thức trong thời đại hội nhập, làm nên những giá trị rất vẻ vang, như truyền thống hiếu học, thông minh và sáng tạo, giàu lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc. Con người Thừa Thiên Huế đang kế thừa những giá trị văn hóa truyền

thống bao đời nay như trọng tình cảm đạo đức mà xem nhẹ tiền tài, địa vị; trọng nghi lễ hình thức vốn xuất phát từ dòng tộc trong triều Nguyễn, tôn ti trật tự, có thứ bậc, nhất là đạo hiếu, đạo làm con trong gia đình. Đề cao giá trị văn hóa truyền thống, nhất là giá trị Nho học, nhưng bản thân con người trên mảnh đất này cũng đang từng bước tiếp cận với các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại để hội nhập và phát triển. Có thể khẳng định rằng, Thừa Thiên Huế là một trong những cái nôi trên đất nước Việt Nam in đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống, tạo nên tính bền vững trong cộng đồng văn hóa dân tộc, làm nên một đặc trưng giá trị là con người Huế, phong cách Huế, phong tục tập quán Huế, ngôn ngữ lời nói Huế... Đó cũng là một giá trị lớn trong thời đại ngày nay, thời đại mà các nền văn hóa dân tộc trên thế giới vừa hòa nhập, vừa có đặc trưng riêng, trong sự kế thừa và phát triển. Tất nhiên, với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội đã nêu ở trên, không phải chúng ta chỉ nhìn thấy tiềm năng phát triển và sự thuận lợi cho hành trình tiến lên phía trước, mà ngay cả những điều kiện đó cũng là cơ sở để tạo nên những hạn chế trong con người và lịch sử xã hội.

Dấu ấn về sự tồn tại và thống trị của triều đại phong kiến còn đặt ra một nhiệm vụ cho các nhà tuyên truyền rằng: phải nghiên cứu những yếu tố tâm lý, tình cảm, giá trị đạo đức,... mà chế độ phong kiến đã để lại trên đất nước Việt Nam nói chung, để lại trong ý thức của người dân Thừa Thiên Huế nói riêng. Trên cơ sở đó, khai thác những tác dụng tốt của nó, đồng thời phải ngăn chặn, giáo dục nhằm chống lại tác động xấu của nó.

Mặt khác, Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh thuộc miền Nam cũ, từng trải qua một thời kỳ bị thống trị bởi chế độ Mỹ - Ngụy. Ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản không thể không có đối với một bộ phận dân cư.

Thừa Thiên Huế cũng là nơi sinh ra và lớn lên của bao anh hùng và chiến sĩ cách mạng, nơi chở che đùm bọc yêu thương những cán bộ nằm vùng. Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất có truyền thống đấu tranh tư tưởng từ rất sớm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng thể hiện ở sự phát triển của báo chí cách mạng

và các cuộc bút chiến đấu tranh về quan điểm (như cuộc bút chiến của Hải Triều trong cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm nghệ thuâ ̣t vi ̣ nghệ thuật hay nghệ thuâ ̣t vị nhân sinh trong những năm 30 của thế kỷ XX) với những hoạt động tích cực và có hiệu quả của đội Tuyên truyền xung phong Việt Minh Trung bộ ngay sau cách mạng Tháng Tám thành công... Thừa Thiên Huế từng là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử to lớn có tính bước ngoặt đối với nhiều thế hệ, công tác tư tưởng sẽ gặp phải không ít khó khăn khi muốn tẩy rửa ý thức phong kiến, gia trưởng và tư tưởng tư sản để thay vào đó hệ tư tưởng mới - tư tưởng tự do và bình đẳng... Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, nếu không quan tâm đầy đủ thì những tiềm thức "xưa cũ" như tư tưởng phong kiến, tâm lý đối nghịch với giai cấp thống trị, với bộ máy nhà nước yếu kém trước đây; chủ nghĩa thực dụng kiểu Mỹ, quan hệ tư sản lạnh lùng không tình nghĩa... vẫn có thể tái sinh.

Thừa Thiên Huế đi lên chủ nghĩa xã hội trên một cái nền cơ sở vật chất thấp và những điều kiện kinh tế, xã hội hết sức khó khăn. Từ sau ngày giải phóng quê hương 26/3/1975, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phải đương đầu với những khó khăn, thử thách to lớn, toàn diện do hậu quả nặng nề của chiến tranh, do thiên tai liên tiếp xảy ra, do kết cấu hạ tầng yếu kém, què quặt lại phải giải quyết muôn vàn công việc có liên quan đến nhiệm vụ khôi phục kinh tế, các vấn đề cấp bách về xã hội ở một vùng mới được giải phóng. Vượt qua được khó khăn của những năm đầu sau chiến tranh, Thừa Thiên Huế phải đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế của thời kỳ đầu đổi mới. Khi Liên Xô, Đông Âu tan rã, kẻ thù xiết chặt bao vây cấm vận kinh tế và tìm mọi thủ đoạn để gây rối lật đổ, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân thiếu thốn nhiều mặt không ít người đã dao động, hoài nghi. Bối cảnh đó cộng với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng suất lao động thấp, phân bố dân cư không hợp lý, thời tiết khắc nghiệt, chất xám bị hút về các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn hơn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Vì vậy, quá trình xây dựng chế độ xã hội đã và sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng, đòi hỏi phải quan tâm giáo dục.

Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều tôn giáo khác nhau như: Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Tin lành,... Theo kết quả điều tra dân số ngày 01-4- 1999, trong tổng số gần 600 nghìn tín đồ tôn giáo trong toàn tỉnh, có 269.351 tín đồ Phật giáo; 46.452 tín đồ Công giáo; có 313 tín đồ Tin lành. Có 154 tín đồ Cao đài và một số tín đồ của Hồi giáo, Hòa hảo. Mỗi một tôn giáo có niềm tin riêng... vì vậy công tác tuyên truyền không chỉ dừng ở chỗ tôn trọng tự do tín ngưỡng, mà phải biết họ tin gì, hoài nghi cái gì mới có thể làm tốt công tác tuyên truyền được. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, không ngừng vu khống, rêu rao lên cái gọi là "nhân quyền".

Trong xã hội Công xã nguyên thủy, tín ngưỡng tôn giáo phản ánh sự nhận thức ngây thơ của con người về thế giới tự nhiên, do vậy tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về mặt tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn chính trị trong tôn giáo rõ dần. Khi đó tôn giáo bao gồm hai mặt: chính trị và tư tưởng. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo. Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động; còn mặt tư tưởng phản ánh mâu thuẫn không mang tính chất đối kháng giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong cuộc sống, vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo bị các phần tử phản động ngụy trang bằng sự khác nhau về tư tưởng và ngược lại. Thực tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế, chỉ tính từ sau vụ một số phần tử Phật giáo cực đoan lợi dụng đám tang của Hòa thượng Thích Đôn Hậu (năm 1992) cho đến nay, đã có nhiều vụ việc lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân do các phần tử tôn giáo cực đoan trong Phật giáo và Công giáo tiến hành như: vụ lợi dụng người tự sát ở chùa Thiên Mụ ngày 24-5-1993; vụ phá rối lễ khai giảng ở trường Cơ bản Phật học ngày 27-

11-1994; vụ Nguyễn Văn Lý tán phát cái gọi là tuyên ngôn 10 điểm ngày 17- 11-1994 cùng một chuỗi hoạt động chống phá sau này cho đến ngày bị xử lý theo pháp luật năm 2001; âm mưu ý đồ ẩn sau "Tuần lễ cầu nguyện Thiên niên kỷ mới" tại chùa Từ Hiếu đầu năm 2001 v.v... Xuất phát từ lợi ích giai cấp, dân tộc và an ninh quốc gia, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thường xuyên đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn giáo nhất là khi các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo nhằm thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình. Đây thực sự là một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và lâu dài vì phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo là rất khó khăn, rất dễ nảy sinh những khuynh hướng "tả" hoặc "hữu".

Từ những đặc điểm trên, làm hình thành những hạn chế trong xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như xây dựng Đảng bộ tỉnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

1) Do điều kiện lịch sử địa lý tự nhiên không thuận lợi, thiên tai bão lụt xảy ra liên tục, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Như tháng 11 năm 1999, trận lụt lịch sử làm thiệt hại đến đời sống kinh tế của địa phương. Như vậy, bên cạnh tiềm năng và thế mạnh cho sự phát triển kinh tế du lịch do điều kiện tự nhiên đem lại, thì chính điều kiện đó cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, nhất là ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất nông nghiệp, ít nhiều ảnh hưởng đến xây dựng Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

2) Tiền đề xuất phát về kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng như đường sá, bến cảng, sân bay, các điều kiện vật chất cho sự phát triển công nghiệp chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Cơ sở kinh tế thấp làm chậm quá trình phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế xã hội. Thực trạng của Tỉnh được nêu trên có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng Đảng bộ về nhiều mặt như: nhận thức của một số đảng viên còn thấp, các ngành sản xuất công nghiệp phát triển đảng viên còn hạn chế, việc rèn luyện bản chất giai cấp công

nhân của một bộ phận đảng viên và công tác xây dựng tổ chức đảng đạt hiệu

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)