Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 115 - 128)

Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên của Đảng bộ

Đây là một giải pháp lớn trong yêu cầu xây dựng Đảng hiện nay trên phạm vi cả nước cũng như trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Giải pháp này nhằm khẳng định nguyên lý nền tảng tư tưởng của Đảng ta về lý luận và thực tiễn. Xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ dẫn đến sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh, rời bỏ nguyên tắc xây dựng và phát triển Đảng, dẫn tới sai lầm về đường lối chiến lược cách mạng. Vì vậy, trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên tắc phương pháp luận mác-xít bất di bất dịch trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Do vậy, phải không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách khoa học, thường xuyên, liên tục.

Trước hết, phải giáo dục những nguyên lý cơ bản, có hệ thống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho tất cả cán bộ, đảng viên, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Tất cả mọi người nằm trong tiêu chuẩn quy định đều bắt buộc phải học tập, nghiên cứu, đòi hỏi viê ̣c thực hiện một cách tự

giác, bằng tất cả trái tim nồng cháy đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng ý chí và nghị lực cao nhất để chuyển hóa thành tri thức, trí tuệ và niềm tin vào chân lý khoa học.

Mặt khác, quá trình học tập phải trên tinh thần khoa học, nghĩa là phải có nghiên cứu một cách chính xác, nghiêm túc, có hệ thống di sản các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cách mạng khác, nhằm nắm được chính xác, thực chất nội dung. Quá trình nghiên cứu này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và sự khổ luyện, tính kiên trì chịu khó, tinh thần khoa học nghiêm túc và thực hiện sự cầu thị, mới nắm được chính xác bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thực tế hiện nay, trong nhiều tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, việc học tập nghiên cứu lý luận mới chỉ dừng lại ở tri thức lý thuyết, chưa đi đến xác lập niềm tin vào các chân lý khoa học, chưa có ý thức vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn sinh động của đời sống xã hội. Vì vậy, học tập lý luận phải dựa trên tình cảm đạo đức cách mạng và phải vận dụng vào trong thực tiễn đời sống. Trong giai đoạn hiện nay, một mặt, chúng ta học tập các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mặt khác, phải học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về xây dựng Đảng và tư tưởng đạo đức. Thước đo cao nhất của hiệu quả học tập lý luận chính là vận dụng lý luận đó vào trong thực tiễn chiến đấu, công tác. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, học lý luận không phải để nắm câu chữ, mà học lý luận vào trong thực tiễn. Đó cũng là học thực chất bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.

Nghị quyết tỉnh Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế tại Đại hội XIII cũng khẳng định rằng: "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục, tuyên truyền trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh. Tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung giáo dục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giáo dục lòng tự tin dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống cách mạng của quê hương" [3, 117].

Tư tưởng đó là sự khẳng định một cách có hiệu quả việc học tập lý luận trong công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Đó cũng là giải pháp hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn Đảng toàn dân là việc vô cùng quan trọng và cấp bách trong thời kỳ cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là phát huy chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình thế giới như Đại hội IX đã xác định: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" [5, 83].

Xu thế hội nhập quốc tế và nhiệm vụ xây dựng đất nước hôm nay đòi hỏi chúng ta phải mở cửa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế về kinh tế, đối ngoại, văn hóa, khoa học, giáo dục... Vì vậy, chúng ta cần phải phát động phong trào toàn dân đoàn kết trong nước cũng như đồng bào ở nước ngoài, để phòng ngừa, đấu tranh những biểu hiện tiêu cực, gây rối, xuyên tạc,... giữ vững và ổn định chính trị - xã hội, để phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là sự kết hợp những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh bao hàm đạo đức cách mạng trong sáng. Đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Do đó, việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng yêu nước, cao hơn là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong giai đoạn nước ta tiến hành công cuộc đổi mới là vô cùng quan trọng. Nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới này là thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từ kinh tế - xã hội cho đến văn hóa, giáo dục..., đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt lớn. Những kết quả đạt được khẳng định, đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn. Sự phát triển về kinh tế - xã hội thời gian qua là những nhân tố tích cực, chứng minh tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Đó là tình trạng suy thoái đạo đức, nhiều tệ nạn xã hội đang gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, nạn buôn lậu, tham nhũng,... Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng đã nhận định rằng: "Tình trạng tham nhũng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến" [5,76].

Kinh tế thị trường tuy có những mặt tiêu cực, nhưng nó không đối lập với đạo đức, hoàn toàn có thể vừa phát triển kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời không làm suy thoái đạo đức.

Không phải bất kỳ nước nào và bất kỳ lúc nào hễ kinh tế thị trường phát triển thì sự suy thoái đạo đức cũng gia tăng. Những năm vừa qua, ở nước ta tình trạng suy thoái đạo đức lại gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế thị trường có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đảng ta cho rằng, nguyên nhân chủ quan là chính. Văn kiện Đại hội IX cho rằng, đó là việc tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, công tác tư tưởng, lý luận, giáo dục đạo đức chưa tốt trong toàn Đảng toàn dân. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta là vấn đề cấp bách cần được triển khai chu đáo, có hệ thống và lâu dài không chỉ đối với cán bộ, Đảng viên mà cả quần chúng nhân dân.

Toàn cầu hóa trong sự phát triển của thế giới ngày nay là một xu hướng phát triển tất yếu không thể đảo ngược của thời đại. Dù muốn hay không muốn, tất cả các nước trên thế giới đều bị cuốn hút vào dòng thác toàn cầu hóa. Xu hướng vận động này của thế giới, của xã hội, chứa đựng cả những mặt tích cực và tiêu cực. Sự toàn cầu hóa đem lại nhiều thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, thách thức mà chúng ta phải đối mặt.

Xu hướng thời đại hiện nay là tăng cường quan hệ mở rộng hợp tác, đầu tư, giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật,... cho phát triển giữa các quốc gia, khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, dân tộc nào biết phát huy nội lực dân tộc đó sẽ có sức mạnh và bản lĩnh để có thể hòa vào dòng thác đó, ngược lại sẽ không còn cơ hội phát triển. Thực tiễn hơn 7 năm qua, mà thực tế là kết quả của hơn 15 năm đổi mới đã khẳng định chân lý mà Hồ Chí Minh đã nêu ra: Đem sức mà giải phóng cho ta. Đó là

tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định và triển khai đường lối, chủ trương cách mạng. Tuy nhiên, sự hội nhập từ bên ngoài cũng rất quan trọng. Điều đó thể hiện trong cách mạng giải phóng dân tộc đã đúng, thì ngày nay lại càng đúng đắn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trong Lời kêu gọi liên hiệp quốc năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước.

Thắng lợi mà nhân dân ta đạt được trong các cuộc kháng chiến trước kia, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời gian qua đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối nêu cao độc lập, tự chủ, tự cường và của đường lối vận dụng sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh và Đảng ta. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta đã chủ trương Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Văn kiện của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ,... để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi" [9, 330]. "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [5, 119].

Tham gia hội nhập quốc tế về kinh tế và các mặt khác không thể đứng ngoài các thiết chế kinh tế quốc tế như WB (Ngân hàng thế giới), WTO (tổ chức thương mại thế giới),... không thể không đặt quan hệ với IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế),... là những thiết chế kinh tế vốn là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, với quy chế của nó mang dấu ấn của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, trên một ý nào đó, toàn cầu hóa hiện nay mang bản chất chính trị - giai cấp sâu sắc. Theo ông Jaime Puyana, chuyên gia kinh tế Mỹ nhận định rằng: "Bức tranh toàn cầu hóa không có gì sáng sủa và điều mà người ta quen gọi là toàn cầu hóa sẽ là toàn cầu hóa man rợ. Những gì sắp đạt được sẽ là tiền đề cho một quá trình tích lũy cao, dựa trên sự bóc lột siêu hạng... Đây là sự trở lại một thứ chủ

nghĩa tư bản hung dữ và toàn bộ công nghệ siêu việt, trong đó chắc chắn sẽ có cuộc đấu tranh giai cấp" (Việt Nam Thông tấn xã).

Nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa, giáo dục,... là xu hướng khách quan nhưng phải hết sức chủ động, "theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường" [5, 20]. Để có thể mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao khả năng hội nhập, nội lực của chúng ta phải mạnh, thể chế chính trị - xã hội phải ổn định vững chắc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội phải thường xuyên được bồi đắp và phát huy một cách tích cực. Đó là nội lực căn bản và bền vững để hội nhập có hiệu quả. Đó là sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Có như thế chúng ta mới không bị lệ thuộc, có khả năng đứng vững khi mà nước ngoài áp đặt cho ta, không gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.

Trong hội nhập toàn cầu hóa, phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa mềm dẽo, vừa kiên quyết để bảo vệ lợi ích chính đảng của dân tộc. Phải tranh thủ các thời cơ thuận lợi trong hội nhập. Bên cạnh đó chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước các âm mưu đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế, văn hóa,... để xâm nhập, thực hiện "diễn biến hòa bình" nhằm phá hoại đất nước, lật đổ chế độ ta. Thực tiễn lịch sử thế giới cho thấy "điều cơ bản có tính quyết định để đảm bảo an ninh quốc gia là phải có nội lực, quốc lực mạnh, đặc biệt chăm lo xây dựng, củng cố niềm tin, sự ủng hộ, gắn bó của nhân dân với chế độ, với Đảng và Nhà nước" . Đó là nội lực và sức đề kháng mãnh liệt.

Trong tình hình và xu thế thế giới hiện nay, đặc biệt khi chủ nghĩa đế quốc vẫn còn là sự đe dọa của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của loài người tiến bộ yêu chuộng hòa bình thì di sản chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh vẫn sáng ngời trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa của chúng ta. Đó là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại.

Chúng ta vừa mới thoát khỏi một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc chưa đầy ba mươi năm. Hậu quả của cuộc chiến tranh chưa được xóa đi hết, đất nước vẫn còn

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 115 - 128)