Học tập, vận dụng phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào xây dựng Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 132 - 164)

vào xây dựng Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Trước hết, học tập vận dụng tư tưởng của Người về con người là trung tâm của công tác xây dựng Đảng. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh, cả cuộc đời hoạt động của Người đều hướng vào mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột bất công, khỏi đọa đày và đau khổ, khỏi nghèo nàn và lạc hậu,

Thứ nhất, lúc vĩnh biệt chúng ta, Người còn căn dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người” (Di chúc). Đây là cơ sở phương pháp luận hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh, nó đã nhất quán trong toàn bộ hoạt động của Người từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi phải “từ biệt thế giới này”. Người chỉ “tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” (Di chúc) và đó cũng là triết lý sống của Hồ Chí Minh, mà như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ: “Sống vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội, con người” [18,267].

Cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin, khi bàn về vấn đề con người, Hồ Chí Minh không dựa trên những lý tưởng nhân đạo chung chung trừu tượng về con người, mà luôn luôn xem xét con người như một thực thể sống: với cuộc sống thực tế hàng ngày của họ, nỗi đau khổ và bất công mà họ phải chịu

đựng, khát vọng mà họ hướng tới. Bởi vì con người sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu những ảnh hưởng do điều kiện và hoàn cảnh chi phối. Do vậy tình thương yêu con người gắn với lòng căm thù sâu sắc đối với bọn thực dân, bọn áp bức bóc lột, điều đó đã trở thành lẽ sống ở Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

“Ham muốn” đó đã trở thành giá trị định hướng trong phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìm đường cứu nước, đến đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng xã hội mới.

Chính vì vậy, con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là con người bị áp bức, bóc lột của dân tộc mình. Đứng trước cảnh bế tắc của dân tộc qua nhiều lần đấu tranh bị thất bại và bị bọn thực dân đàn áp đẫm máu, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, với chí căm thù quân cướp nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Quá trình bôn ba ở nước ngoài đã giúp người tìm ra kết luận: dù ở đâu, chính quốc hay thuộc địa thì cũng có hai hạng người: hạng người đi áp bức bóc lột thuộc số ít và hạng người bị áp bức, bóc lột, nghèo khổ, cùng cực thuộc số đông. Do vậy, Hồ Chí Minh không chỉ yêu thương những ngươi bị áp bức bóc lột mà còn nhận thấy một cách sâu sắc sức mạnh và tiềm năng cách mạng to lớn của họ, ngay từ đầu năm 1921, Hồ Chí Minh đã dự đoán: "Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến" và Người đã cùng với các chiến sĩ cách mạng Angiêri, Xênêgan, Mađagaxca... được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp đã sáng lập ra hội liên hiệp thuộc địa ở Pari và lập báo Người cùng khổ diễn đàn của các dân tộc bị áp bức mà Người là chủ nhiệm, chủ bút và kiêm cả quản lý để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tố cáo tội ác của chế độ thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Từ đó, Người dần dần nhận thức ra rằng, để đấu tranh giải

phóng con người phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" và kế thừa tư tưởng phương Đông "nước lấy dân làm gốc", Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự kết với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp, với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Có dân là có tất cả,đã trở thành phương pháp luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. "Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong" [16,212]. Theo Người: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [13,276]. Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi" [10,274]. "Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tượng đồng xung quanh tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại" [10,151].

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

"Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công cuộc đổi mới, xây dựng là

Trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc

Là công việc của dân

Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do

Dân tổ chức nên

Lực lượng đều ở nơi dân" [10,698]

Tóm lại, từ quan điểm con người, con người là trung tâm, Hồ Chí Minh chỉ ra bài học: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân vì dân.

Do vậy, trong công cuộc xây dựng đất nước phải "Động viên toàn dân, tổ chức vào giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa, "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà" [14, 222].

Bài học mà Người chỉ ra đến nay vẫn còn mãi mãi định hướng cho chúng ta: "Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được". Người thường xuyên động viên nhắc nhở: "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ" [10, 246]. Quan điểm này, nguyên tắc này trở thành cơ sở lý luận cho mọi hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân; đồng thời cũng để đấu tranh loại trừ những thái độ ban ơn, thói gia trưởng, bệnh quan liêu, ức hiếp quần chúng của các cơ quan và một số cá nhân có chức có quyền.

Thứ hai, học tập vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tế, dĩ bất biến, ứng vạn biến.

Nói: Được hiểu theo nghĩa rộng là: từ cách nói, lời nói, cách viết... đến toàn bộ lý luận của Người.

Làm: Được hiểu là từ những ứng xử, phong cách... đến toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người.

Cho nên nguyên tắc nói đi đôi với làm thực chất đó là sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư duy và hành động, giữa học với hành... trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có quan niệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử" [13,497]. Còn "lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết

kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước" [13,497]. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể hơn: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân chính" [10,233].

Về khái niệm thực tiễn, trong các bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ Chí Minh đã dùng hai khái niệm thực tế và thực tiễn với cùng một nội hàm như nhau. Ví dụ như trong tác phẩm: Sửa đổi lối làm việc (10/1947); nói về công tác huấn luyện và học tập (5/1950), Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá một trường Nguyễn Ái Quốc (9/1957); nói chuyện với cán bộ ở Trung ương về xã tham gia cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật (4/1963) v.v... Đây là cách nói, cách diễn đạt của Người để làm cho cán bộ của chúng ta (những người xuất phát từ nông dân) và quản đại quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ. Theo người: "Thực tế là những vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm và lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới". Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Người đồng nhất hai khái niệm thực tế và thực tiễn. Người không bao giờ nói "thống nhất giữa lý luận và thực tế" mà viết: "Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn".

Khi luận giải nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và tầm quan trọng của việc quán triệt nguyên tắc này, cũng như về vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh đã dùng các hình ảnh so sánh: "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên" [10, 235], "lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách" [10;234]. "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó

chỉ phương pháp cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" [10; 233 - 234].

"Làm mà không có lý luận thì cũng không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp" [11,47].

Hoặc lý luận cốt để áp dụng vào thực tế, chỉ học thuộc lòng để đem lòe

thiên hạ thì lý luận cũng vô ích.

Vì vậy chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành". Đối với việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin theo Người là: "Học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn" [14;292].

Rõ ràng Hồ Chí Minh đã vận dụng hết sức tài tình kiểu tư duy bằng hình ảnh của Việt Nam và phương Đông. Cho nên dù vấn đề có phức tạp, khó hiểu đến mấy khi phải giải thích cho cán bộ, nhân dân. Người đều có thể dùng hình ảnh so sánh để dễ hiểu, dễ nhớ nhưng không thô thiển và làm cho nó trở thành điều đơn giản.

Ở đâu chúng ta cũng bắt gặp được sự thống nhất biện chứng này, có thể nêu ra một luận điểm rất đáng chú ý về vai trò, vị trí và tác dụng của lý luận đối với thực tiễn và thực tiễn đối với lý luận, trong mỗi hoạt động của con người đã được Người khái quát:

"Thực hành sinh rahiểu biết Hiểu biết tiến lênlý luận

Lý luậnlãnh đạo thực hành" [11, 247]

Người còn nói: "Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi" [13,496].

Như vậy, nghiên cứu lý luận nhưng đồng thời, thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận. Để đổi mới, Hồ Chí Minh đã làm rõ vai trò của lý luận và thực tiễn đối với hoạt động của con người. Đó cũng chính là nguyên tắc phương pháp luận mà Người đòi hỏi chúng ta trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức phải:

- "Gắn lý luận với thực tế" [11,48]

- "Lý luận đi đôi với thực tiễn" [14, 292]

- "Lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau" [10,249]. - "Gắn liền lý luận với công tác thực tế" [14, 48]

- "Phải nâng cao trình độ lý luận, gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng; phải đi sát thực tế, phải liên hệ mật thiết với quần chúng" [13,157]. Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "nối liền" v.v... những điều cốt lõi nhất là Người muốn nhấn mạnh: "thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [13,496].

Như vậy từ nguyên tắc: nói đi đôi với làmcủa Hồ Chí Minh đòi hỏi phải chống lại bệnh quan liêu, bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, bệnh ba hoa v.v... vì những căn bệnh này một mặt vừa coi khinh lý luận, ngại học lý luận, một mặt lại xa rời thực tế. Muốn khắc phục được các căn bệnh đó phải học tập và "học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng" [13,497]. Điều căn dặn này của Người có ý nghĩa hết sức to lớn đối với tất cả chúng ta. Cho nên chúng ta kiên quyết tẩy trừ cho sạch mọi động cơ và mục đích học tập không đúng đắn, Người khẳng định: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" [10,685].

Cả cuộc đời của Người, Hồ Chí Minh luôn luôn thực hiện nhất quán nguyên tắc này. Điều đó đã đem lại niềm tin cho Đảng, toàn quân ta và toàn

dân ta. Niềm tin đó mãnh liệt đến mức "Bác bảo đi là đi, Bác bảo thắng là thắng". Đây là nguyên tắc phương pháp luận vẫn mãi tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản.

Dĩ bất biến ứng vạn biến là thể hiện cao nhất sự kết dính của triết học phương Đông và triết học phương Tây, giữa suy nghĩ và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó là sự nhuần nhuyễn về mặt tư duy lý luận, là sự sáng tạo về mặt nhận thức và là sự phát triển về mặt khoa học trong phương pháp luận của Người, là đóng góp to lớn cho phép biện chứng Mác Xít.

Cái không thay đổi đó là con đường mà mình đã chọn (độc lập dân tộc và chủ nghĩa xa hội), là hoài bão mà mình theo đuổi (tổ quốc độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành), cái không thay đổi còn là chiến lược mà mình đã vạch, bản lĩnh mà mình đã có, lập trường mà mình kiên định v.v... tất cả những cái đó mới có thể ứng phó với mọi thay đổi của thời cuộc, mọi mưu mô của kẻ thù.

Người ra đi tìm đường cứu nước với một hoài bão, một ý chí, một mục tiêu là: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đó là lập trường kiên định chỉ đạo mọi nhận thức và hoạt động của Người.

Không phải chỉ đến năm 1946 khi vận mệnh dân tộc đang "ngàn cân treo sợi tóc" trước lúc lên đường sang Pháp với tư cách là thượng khách của chính

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 132 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)