Thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính bộ máy tổ chức Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 109 - 115)

Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, Mác và Ăngghen rất coi trọng yếu tố chính trị và nhà nước, xem đó là những yếu tố trực tiếp nhất đối với xã hội công dân và chi phối các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng. Thấm nhuần quan điểm đó và quán triệt Nghị quyết đại hội IX về việc kết hợp giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII khẳng định: "Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền các cấp; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên" [2, 71-72] đồng thời phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền các cấp, trước hết, phải quan tâm đến vấn đề nền tảng đó là "Giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, đặc biệt coi trọng củng cố chính quyền cấp cơ sở xã, phường, thị trấn" [2, 71].

Chúng ta biết rằng, mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, muốn được triển khai đều phải thực hiện từ cơ sở, từng người dân, nơi đó sẽ là nơi biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh khẳng định: "Xây dựng chính quyền các cấp tinh gọn, mạnh, đủ sức quản lý theo đúng pháp luật và tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Đảng" [2, 71], do vậy phải sắp xếp bộ máy tổ chức cán bộ, thực hiện cải cách hành chính, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, thẩm quyền và trách nhiệm của cấp dưới, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý xã hội, kết hợp với tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật của bộ máy chính quyền các cấp. Đề cao tinh thần trách nhiệm trước dân; nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, khen thưởng và kỷ luật; thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, hành chính, kinh tế, xây dựng ý thức chấp hành luật pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Củng cố và kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới.

Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng; phát huy bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, nâng

cao kiến thức, năng lực lãnh đạo, rèn luyện đạo đức và lối sống cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và phương thức lãnh đạo của các đảng bộ, chi bộ theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng. Tập trung xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; thu hẹp các cơ sở yếu kém. Giữ vững nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ, thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình thường xuyên và theo định kỳ. Tổ chức cho cán bộ và nhân dân góp ý phê bình cán bộ, đảng viên.

Mở rộng dân chủ đi đôi với thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết nội bộ trước hết là trong cấp ủy; thông qua tự phê bình và phê bình để phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm những tổ chức Đảng và đảng viên gây mất đoàn kết, làm suy yếu sức mạnh của Đảng. Chống chia rẽ, bè phái, tình trạng vô tổ chức và kỷ luật, cục bộ địa phương, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, các quy định của Đảng.

Tích cực thực hiện chiến lược cán bộ để xây dựng một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng và bộ máy chính quyền các cấp thực sự vững vàng về chính trị, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện.

Các cấp ủy và tổ chức Đảng tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ để vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, vừa chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài; hằng năm phải có đánh giá, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

Đổi mới việc đánh giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở dựa vào tiêu chuẩn; chú trọng cả phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn; lấy hiệu quả công tác làm thước đo chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm, chặt chẽ, theo đúng quy trình; chống tư tưởng cảm tính, khép kín, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.

Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Củng cố khối đại đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, mọi giới, mọi lứa tuổi, trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và đã nghỉ hưu, kiều bào đang sống ở nước ngoài. Lấy giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, và đội ngũ trí thức làm nòng cốt; lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, ổn định chính trị xã hội, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến, kỳ thị quá khứ, tạo không khí cởi mở, tin tưởng, cùng nhau hướng tới tương lai, vì quê hương giàu đẹp.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn liền với việc phát huy dân chủ. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của dân, do dân và vì dân; tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa thành hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước. Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay Nhà nước mà nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của Nhà nước. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội X nhấn mạnh: "Tạo được chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta" [6, 130].

Vấn đề đặt ra là để lãnh đạo kinh tế phát triển, Đảng ta phải "Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng" [6, 279].

Đại hội X đã phát triển tư tưởng đại đoàn kết toàn dân thành tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc với nội hàm đầy đủ hơn, toàn diện hơn.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị theo hướng đa dạng về hình thức, về chức năng, nhiệm vụ; nêu cao tính thiết thực và hiệu quả, làm tốt chức năng phản biện, giám sát xã hội, góp phần vào việc xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Vận dụng những quan điểm mới của Đại hội X, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trương phát triển kinh tế gắn với quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư toàn diện, có lộ trình cụ thể, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, huy động mạnh mẽ nguồn lực trong nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế.

Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh để tồn tại. Hình thành một số doanh nghiệp mạnh hoạt động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, nhất là công nghiệp phần mềm, chế biến nông lâm - thủy sản hàng xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đầu tư ở vùng nông thôn, miền núi. Xây dựng thị trường nhân lực, có chính sách đào tạo, thu hút những cán bộ và chuyên gia giỏi cả trong và ngoài nước.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng phải tạo điều kiện để nhân dân tham gia, phải công khai minh bạch, nhất là các dự án phát triển kinh tế, xã hội liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng một xã hội dân

chủ, trong đó cán bộ, đảng viên, công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế dân chủ nhằm tập hợp nhân dân để thực hiện tốt các quyền lợi và nghĩa vụ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Để Đảng bộ không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế thành tỉnh phát triển mạnh mẽ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh: "Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh và trình độ trí tuệ của Đảng, xây dựng củng cố, bảo đảm vai trò nền tảng và hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tăng cường công tác dân vận theo hướng gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng" [3, 82-84].

Mấu chốt hiện nay là tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cấp; Đảng lãnh đạo chính quyền bằng đường lối liên quan đến quốc kế dân sinh và quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương của Trung ương, bằng các chương trình hành động, kế hoạch của chính quyền. Đảng không buông lỏng lãnh đạo nhưng cũng không bao biện, làm thay, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý kinh tế và xã hội.

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở những điểm tương đồng gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân với sự nghiệp chung. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống; bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của công dân; tạo sự phát triển lành mạnh, hài hòa và ổn định của toàn xã hội.

Nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương

thân, tương ái; chú ý bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, xây dựng cá nhân, đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện tốt chức năng giám sát, vai trò phản biện xã hội và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.

Các cấp ủy đảng và chính quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại với cử tri và nhân dân, định kỳ nghe ý kiến của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm tham gia xây dựng các nghị quyết sát thực với cuộc sống. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở từng địa phương, ngành và cơ sở, để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 109 - 115)