Thực trạng của việc vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo trong

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 25)

1.2.1. Tình hình vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong trường trung học phổ thông hiê ̣n nay.

1.2.1.1. Điều tra, khảo sát thực trạng của việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông.

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với hai đối tượng giáo viên và học sinh tại trường trung học phổ thông Cổ Loa, trường trung học phổ thông Liên Hà (Đông Anh - Hà Nội).

Về phía học sinh: phát 190 phiếu (phụ lục 1) cho 04 lớp 12 A1, 12 A2, 12 A3, 12 A4 tại trường trung học phổ thông Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), thu được đủ 190 phiếu.

Về phía giáo viên: phát 10 phiếu hỏi ( phụ lục 2), 05 phiếu hỏi cho 05 thầy cô dạy văn trường trung học phổ thông Cổ Loa, 05 phiếu hỏi cho 05 thầy cô dạy văn trường trung học phổ thông Liên Hà, thu được đủ 10 phiếu.

Thời gian khảo sát: tháng 08 năm 2012.

b. Kết quả điều tra, khảo sát.

Sau khi phát phiếu điều tra, thu về rồi xử lí, chúng tôi thu được kết quả như sau: */ Về phía học sinh:

- Tỉ lệ học sinh đọc trước tác phẩm văn chương trước khi có tiết học.

Bảng 1.1: Tỉ lệ học sinh đọc trước tác phẩm văn chương trước khi có tiết học

Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ %

Luôn đọc trước. 115 60,5

Có đọc nhưng không thường xuyên. 60 31,6

Không đọc 15 7,9

Tổng 190 100

Nhìn vào kết quả điều tra, chúng ta thấy có tới 60,5% học sinh trong tổng số học sinh được điều tra luôn đọc tác phẩm văn chương trước khi tới lớp. Số lượng học sinh không đọc bài chiếm tỉ lệ ít (7,9%).

- Mức độ được gọi là đọc diễn cảm của học sinh trong tiết học văn.

Bảng 1.2: Mức độ đọc diễn cảm của học sinh trong tiết học văn

Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ %

Có, nhiều 40 21

Có, ít 105 55,3

Không 45 23,7

Có thể thấy được mức độ đọc diễn cảm có nhưng ít chiếm tỉ lệ cao nhất (55,3%), mức độ có đọc, nhiều chiếm tỉ lệ ít nhất (21%).

*/ Về phía giáo viên:

Chúng tôi tiến hành phát 10 phiếu hỏi, 05 phiếu hỏi cho 05 thầy cô dạy văn trường trung học phổ thông Cổ Loa, 05 phiếu hỏi cho 05 thầy cô dạy văn trường trung học phổ thông Liên Hà. Sau khi phát phiếu điều tra, thu về xử lí, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Thứ tự ưu tiên sử dụng các phương pháp trong dạy học.

Bảng 1.3: Thứ tự ưu tiên sử dụng các phương pháp trong dạy học

Các phƣơng pháp sử dụng Số lƣợng Xếp theo thứ tự

Phương pháp đọc sáng tạo 04 04

Phương pháp nghiên cứu 05 03

Phương pháp tái tạo 10 01

Phương pháp gợi tìm 08 02

Phương pháp khác 03 05

Như vậy, hầu hết các giáo viên đều chú trọng sử dụng 02 phương pháp tái tạo và gợi tìm trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông. Có sử dụng phương pháp đọc sáng tạo và phương pháp nghiên cứu nhưng ở mức độ thấp.

- Các hình thức đọc được giáo viên sử dụng trong các tiết học.

Bảng 1.4: Các hình thức đọc được giáo viên sử dụng trong các tiết học

Các hình thức Số lƣợng

Đọc đúng, tròn vành rõ chữ 10

Đọc thầm, đọc nhanh, đọc lướt, đọc nghệ thuật 10

Đọc diễn cảm 01

Đọc nghệ thuật 01

Nhìn vào kết quả trên, chúng ta thấy đa số giáo viên đều sử dụng hình thức đọc thấp nhất của đọc sáng tạo là đọc đúng, tròn vành rõ chữ. Các hình thức đọc thường xuyên được sử dụng như đọc lướt, đọc nhanh, đọc thầm, đọc to, đọc chậm, đọc nghiên cứu. Còn đọc diễn cảm và đọc nghệ thuật thì rất ít, có 01 giáo viên trong 10 giáo viên được điều tra.

*/ Kết luận thực trạng.

Qua việc phân tích số liệu được điều tra từ các phiếu hỏi thu được, chúng tôi nhận thấy một thực tế sau:

- Học sinh kém hứng thú với môn học. Trong giờ học, mức độ học sinhđọc diễn cảm ít. Các hình thức đọc ở mức độ thấp được học sinh sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao.

- Hầu hết giáo viên chủ sử dụng phương pháp tái tạo, phương pháp gợi tìm để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Các kiến thức các em được trang bị chủ yếu là những kiến thức cốt lõi để đối phó với thi cử. Giáo viên chỉ sử dụng các hình thức đọc ở mức độ thấp như đọc lướt, đọc nhanh, đọc thầm, đọc to, đọc chậm, đọc nghiên cứu. Còn đọc diễn cảm và đọc nghệ thuật thì rất ít, không được chú trọng.

Như vậy có thể thấy chất lượng, hiệu quả các giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay chư cao, giáo viên chưa tạo được hứng thú đối với môn học. Học sinh chưa hiểu sâu sắc được giá trị của các tác phẩm văn chương được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tồn tại lớn nhất trong dạy học Ngữ văn hiện nay là giáo viên vẫn cảm thụ thay, đọc thay văn bản, nói hộ cái hay của tác phẩm thay cho học sinh. Vai trò của thầy là hướng dẫn, gợi mở, chủ yếu là dạy về phương pháp đọc chứ không phải đọc hộ, biến học sinh thành thính giả thụ động của mình. Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho học sinh. Cái nhầm lớn nhất của giáo án hiện nay chủ yếu là giáo án nội dung dùng cho thầy, chứ không phải là giáo án để dạy phương pháp đọc cho học sinh.

1.2.1.2. Phân tích nguyên nhân

Chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn hiện nay nói chung, việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông nói riêng chưa cao do một số nguyên nhân sau:

- Nhìn vào phía học sinh, ta thấy, thái độ đối với môn văn của các em có sự phân lập rất rõ. Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào đại học các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trường). Với bộ phận này, môn Văn dĩ nhiên bị gạt ra rìa. Số còn lại, rất ít, dự thi vào hai khối C, D thì học văn với một động cơ rất thực dụng: để thi đại học, cao đẳng. Bây giờ, có ai đó nói đến học văn là để thưởng thức văn chương, để bồi đắp mĩ cảm, để hoàn thiện nhân cách… thì chắc

chắn sẽ nhận được từ học sinh một nụ cười đầy hàm ý. Với những em học văn để đối phó cho xong một môn (cần có điểm để tổng kết, cần thi tốt nghiệp), thì tài liệu tham khảo là cẩm nang trong mọi tình huống. Với những học sinh xác định môn Văn là một cửa ải phải vượt qua để vào đại học, thì bài giảng của thầy, những tài liệu phân tích bình giảng tác phẩm, những sách văn mẫu, tài liệu luyện thi… sẽ là những vật bất li thân, là bùa hộ mệnh. Bao nhiêu năm nay, đề thi thường hướng tới trọng tâm kiểm tra kiến thức (cách hiểu, cách thẩm bình, đánh giá một đoạn văn, đoạn thơ, một vấn đề về tác gia, tác phẩm…). Vậy, con đường ngắn nhất để đáp ứng đòi hỏi của đáp án là nắm kiến thức văn qua bài dạy của thầy, qua tài liệu tham khảo. Mày mò đọc, tự phân tích văn bản làm gì cho mất thời gian, cho hao tâm tổn trí khi mà hiệu quả thiết thực (điểm thi) chắc chắn không sánh được với việc ghi chép đầy đủ bài học luyện thi, nắm vững các ý trong những tài liệu được viết kĩ, có chất lượng. Thử tìm đọc một đáp án đề thi môn Văn bất kì trong dăm bảy năm trở lại đây, sẽ thấy cách học của học sinh như tình trạng nêu trên là một sự lựa chọn khôn ngoan.

- Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học.

Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới. Vấn đề quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình

tài liệu về phương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc chịu tác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài. Nhiều giáo viên còn mơ hồ trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà còn các bộ môn khác.

Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn học nước ngoài... cho giáo viên ở nhiều trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... đã khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện căn bản nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy học văn

- Cách đánh giá đối với giờ dạy của giáo viên cũng là một khâu then chốt. Đây là khâu thuộc trách nhiệm của những người giữ cương vị quản lí từ cấp thấp nhất là tổ chuyên môn cho đến cấp cao nhất là chuyên viên môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chừng nào người quản lí chuyên môn chưa thấu triệt nhu cầu và cách thức đổi mới phương pháp dạy học môn Văn, chừng nào những tiêu chí đánh giá giờ dạy văn chưa có gì thay đổi, thì chừng đó, một áp lực vô hình vẫn cứ tồn tại, và giáo viên vẫn cứ loay hoay trong sự đổi mới nửa vời để khỏi chuốc sự rắc rối vào thân.

- Cách ra đề thi, cách kiểm tra, đánh giá đối với môn Văn. Như trên đã nói, học để thi là tình trạng phổ biến hiện nay. Đề ra kiểu gì, học sinh sẽ tìm cách học kiểu ấy. Khuyến khích học sinh phát biểu cảm nhận riêng của mình đối với văn bản thì phải tính đến sự đa dạng, phong phú của các ý kiến. Khó có thể có sự phong phú của thực tế vào một hệ thống ý cứng nhắc, khép kín và một kiểu thang điểm yêu cầu chi li đến một phần tư điểm như hiện nay.

Như vậy, chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn hiện nay nói chung, việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông nói riêng chưa cao do rất nhiều nguyên nhân. Thực tế đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nỗ lực không ngừng trong việc tìm tòi một phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với đặc điểm của học sinh. Chúng ta không

thể nhồi nhét kiến thức, không thể nói các em phải thích cái này, phải yêu, ghét cái kia…. Chỉ khi nào hoạt động học tập của học sinh là trung tâm, giáo viên để học sinh tự quyết định, tự hoàn thiện nhân cách, biến động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong của việc học văn thì giáo viên mới thành công.

1.2.2. Nhận thức của giáo viên tru ng học phổ thông về viê ̣c vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương .

Dạy học Ngữ văn theo yêu cầu đọc - hiểu văn bản, thực chất là hình thành cho học sinh toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảm thụ), giúp học sinh cách đọc văn, phương pháp đọc - hiểu để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn. Muốn thế học sinh phải được trang bị trên hai phương diện: những kiến thức để đọc văn và phương pháp đọc văn. Vai trò của thầy là hướng dẫn, gợi mở, chủ yếu là dạy về phương pháp đọc chứ không phải đọc hộ, biến học sinh thành thính giả thụ động của mình. Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho học sinh. Cái nhầm lớn nhất của giáo án hiện nay chủ yếu là giáo án nội dung dùng cho thầy, chứ không phải là giáo án để dạy phương pháp đọc cho học sinh.

Hiện nay, một bộ phận lớn giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. Từ trước tới nay lối dạy truyền thống giáo viên chỉ gọi học sinh đọc bài, đọc thế nào cũng được. Trước khi đọc có hướng dẫn qua quýt hoặc giáo viên đọc mẫu rồi hướng dẫn học sinh chia bố cục, tìm chủ đề của tác phẩm, sau đó đi vào phân tích các ý. Nhiều bài, nhiều tiết học do phân phối chương trình ít thời gian nên giáo viên giao việc đọc ở nhà, trên lớp không đọc một chút nào. Đa phần học sinh được đọc tác phẩm nhưng việc hiểu sâu giá trị của tác phẩm lại do thầy cô giảng giải tường tận. Đọc văn thực chất chỉ như là một thao tác làm mới bầu không khí, gây ấn tượng mà thôi chứ không phải được dùng như một phương pháp chủ công để học sinh cảm thụ tác phẩm.

Lịch sử đã chứng minh thất bại của đọc sáng tạo khi không trở thành hoạt động học tập của học sinh. Năm 1986, chúng ta đã từng tung hô phương pháp đọc sáng tạo, có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm, những cuộc vận động đổi mới phương pháp học tập theo hướng này nhưng rồi lại đi vào quên lãng sau 10 năm thực hiện. Bản thân phương pháp đọc sáng tạo là một phương pháp khoa học, phù hợp với đặc

trưng bộ môn nhưng nó lại không được áp dụng một cách hiệu quả vì chưa được hiểu đúng.

Sở dĩ phương pháp đọc sáng tạo không được áp dụng vào trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông mặc dù lí thuyết chứng minh rằng nó hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn là do giáo viên còn loay hoay, không biết ứng dụng như thế nào trong công tác dạy học của mình. Giáo viên chỉ biết đọc lí thuyết mà chưa có một khâu hướng dẫn kĩ lưỡng và có quy trình ứng dụng đồng bộ phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học từng tác phẩm.

CHƢƠNG 2

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ ĐỌC SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH CHƢƠNG TRÌNH LỚP 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

2.1. Phƣơng pháp đọc sáng tạo trong giờ học thơ trữ tình ở trƣờng trung học phổ thông phổ thông

2.1.1. Vấn đề loại thể văn học với việc dạy học thơ trữ tình

2.1.1.1. Vấn đề phân chia loại thể

Tác phẩm văn chương là kết quả của quá trình sáng tạo của nhà văn, chứa đựng trong nó những giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật. Sáng tạo và giao tiếp nghệ thuật là hiện tượng diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội. Muốn trao gửi thông điệp nghệ thuật đến người đọc, nhà văn phải trải qua việc tổ chức xây

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)