Kết quả thu nhận đƣợc từ phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 84 - 117)

Tổng số phiếu thu được như sau: 190 phiếu của học sinh và 10 phiếu của giáo viên.

Kết quả khảo sát này tuy chỉ ở một diện hẹp, số người được hỏi ý kiến cũng khá ít. Nhưng chúng tôi cũng ghi nhận được một số vấn đề sau:

- Vấn đề phương pháp dạy học: Hầu hết giáo viên đều đồng ý sự thay đổi phương pháp dạy học là rất cấp thiết. Nhờ vậy, cách dạy của từng giáo viên đã có sự đổi thay theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay. Tuy nhiên, sự đổi thay này còn những điều lúng túng, bất cập, chưa có chiều sâu, chưa toàn diện, bởi ảnh hưởng cách dạy truyền thống (diễn giảng) thầy đọc - trò chép vẫn khá phổ biến. Có hơn 50% giáo viên trả lời chỉ vận dụng 2 hoặc 3 phương pháp khi dạy thơ trữ tình (diễn giảng, gợi tìm, nêu vấn đề), 10 % giáo viên cho biết chỉ vận dụng phương pháp truyền thống, 37% giáo viên quan tâm vận dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để dạy thơ trữ tình. Có trên 65% học sinh trả lời thích một giờ văn thầy nêu vấn đề cho học sinh thảo luận, trao đổi, sau đó thầy góp ý và học sinh tự ghi bài có sự giúp đỡ của giáo viên. Hơn 22% học sinh thích một giờ học, giáo viên giảng thật hay sau đó đọc bài cho học sinh chép. 10% học sinh thích một giờ học văn, giáo viên đặt câu hỏi, gọi học sinh trả lời và đọc bài cho học sinh chép.

Về phương pháp đọc sáng tạo, có 5 giáo viên ( 50%) trả lời biết nhưng không hiểu rõ, 2 giáo viên (20%) cho biết đã nắm vững và thường vận dụng, 3 giáo viên có biết phương pháp này nhưng ít vận dụng. Tất cả giáo viên đều đồng ý phương pháp đọc sáng tạo phát huy được khả năng tự học, sự năng động, sáng tạo của học sinh, đặc biệt chú trọng trau dồi khả năng cảm thụ, khơi gợi cảm xúc trong lòng người học. Khi được hỏi vì sao biết phương pháp đọc sáng tạo mà lại ít vận dụng, các giáo viên đưa ra khá nhiều lí do, trong đó, có một vài lí do nổi bật sau: không tự tin vào

giọng đọc của mình, phương pháp không đảm bảo về mặt thời gian, khả năng của học sinh đã hạn chế việc thực hiện được phương pháp này (học sinh không chịu chuẩn bị bài ở nhà, ít đọc sách tham khảo, lười học, lười suy nghĩ, chưa quen với việc trình bày trước đám đông…)

Kết quả thực tế trên cho thấy, tình trạng dạy học hiện nay vẫn thiên về dạy kiến thức mà coi nhẹ vai trò chủ thể và kỹ năng thực hành của học sinh. Bởi thế, hiện tượng học sinh ngày càng xa rời môn văn, không thích học văn đang khá phổ biến. Có hơn 20% học sinh không thích học văn vì giờ văn nhàm chán, nặng nề, phương pháp dạy của giáo viên không hấp dẫn Tuy nhiên, khi được hỏi “Em muốn một giờ học văn như thế nào?” thì có hơn 72% học sinh cho biết “Em muốn có một giờ văn sinh động, hấp dẫn và thoải mái”. Cụ thể là trong giờ học, giáo viên chỉ cần nêu vấn đề và hướng dẫn cho học sinh làm việc, nếu có chỗ nào các em không hiểu,

Giáo viên có thể gợi ý và để học sinh tự do trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến, cuối cùng giáo viên góp ý và chốt lại vấn đề cho các em tự ghi. Điều này phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. Thiết nghĩ, giáo viên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nắm vững cách thức hoạt động này để làm cho giờ văn thực sự thú vị và bổ ích đối với học sinh.

- Về công việc soạn bài ở nhà của học sinh, 100% giáo viên cho rằng, đây là bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình tìm hiểu tác phẩm ở lớp. Thế nhưng về phía học sinh lại có nhiều ý kiến khác nhau: Trên 60% đồng ý là rất cần thiết, 23% cho là cần thiết nhưng tốn thời gian, 15% học sinh cho rằng không cần thiết. Ý kiến là thế nhưng trên thực tế, tình trạng học sinh không soạn bài trước khi lên lớp là khá phổ biến, số đông học sinh soạn bài chiếu lệ để đối phó với giáo viên. học sinh chưa chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi đến lớp dù biết rằng việc chuẩn bị bài ở nhà là rất cần thiết, bởi việc này giúp các em hiểu tác phẩm sâu hơn. Tuy nhiên, lại có hơn 80% học sinh đồng ý, một giờ văn thành công là nhờ có sự chuẩn bị bài tốt, cộng với tinh thần học tập tích cực của người học và ở sự tác động từ phương pháp dạy của giáo viên. Vì tính cần thiết và quan trọng của việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, giáo viên cần phải đầu tư nhiều công sức hơn nữa trong việc thiết kế giáo án, đặt câu hỏi, đưa vấn đề cho học sinh thực hiện. Các câu hỏi đặt ra phải kích thích được khả năng tư duy, tìm tòi của người học. Các vấn đề đặt ra phải cụ thể và có

chiều sâu. Cuối tiết học cần nêu các câu hỏi tổng hợp để học sinh khái quát lại những kiến thức đã học có hệ thống và đưa ra một vài câu hỏi nâng cao để các em làm bài ở nhà. Còn việc kiểm tra bài soạn của học sinh, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số cách sau:

+ Kiểm tra 5 phút đầu giờ học.

+ Trong tiết học giáo viên có thể đặt câu hỏi kiểm tra mức độ chuẩn bị của học sinh bằng một câu hỏi liên quan tới nội dung bài học.

+ Kiểm tra bài cũ bằng các câu hỏi đã cho. Đồng thời giáo viên cũng cần đưa ra những biện pháp xử lí và khen thưởng phù hợp, cần làm cho học sinh thấy công việc chuẩn bị bài ở nhà khâu quan trọng và bổ ích đối với tiến trình giờ học văn bản tác phẩm.

- Cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Có 90% giáo viên đánh giá cao những bài văn thể hiện sự sáng tạo của người học. Xu hướng ra đề hiện nay của môn văn là các đề văn đòi hỏi sự tư duy, khả năng diễn đạt tốt, có sự hiểu biết xã hội, có khả năng nhìn nhận, đánh giá các vấn đề từ tác phẩm cũng như trong cuộc sống. Hơn 57% học sinh đồng ý, một bài văn đạt điểm cao phải là bài văn được viết bằng suy nghĩ, bằng sự hiểu biết và sáng tạo của bản thân. Hơn 80% học sinh cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chép bài văn mẫu là do học văn yếu, khả năng diễn đạt kém, không hiểu về tác phẩm, lười suy nghĩ, không có kỹ năng làm văn. 6% nghĩ rằng do bài văn mẫu hay, 10% cho rằng làm theo văn mẫu sẽ đạt điểm từ trung bình trở lên.

Những kết quả trên, có thể chưa hoàn toàn phản ánh được thực tế dạy học hiện nay, nhưng những ý kiến đóng góp đã phần nào phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh trường trung học phổ thông Cổ Loa. Đây cũng là xu hướng đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Từ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ và toàn diện từ cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá để giờ văn vừa là giờ bồi dưỡng kiến thức vừa là giờ bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cho học sinh. Hiện nay, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa đã biên soạn xong, phương pháp dạy học cũng thay đổi và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy, chúng ta còn cần phải nỗ lực hơn nữa để từng bước hoàn thiện chương trình và phương pháp dạy học theo xu hướng của giáo dục hiện đại. Đây là

điều kiện thuận lợi để vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy văn, cụ thể là dạy tác phẩm thơ trữ tình.

Kết quả khảo sát cho thấy, có đến hơn 50% học sinh trả lời là thích học thơ trữ tình, 32% thích học văn xuôi, 25% thích học tiểu thuyết. Như vậy, việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy thơ trữ tình sẽ giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp của thể loại này, từ đó hình thành những tình cảm đẹp trong lòng các em đối với thể loại “bắt nguồn từ cảm xúc của trái tim”. Ngoài ra đọc sáng tạo còn trang bị cho các em những cách thức cơ bản để tiếp cận và khai thác bất kỳ một bài thơ trữ tình nào khi các em gặp. Điều đó, sẽ giúp học sinh tự tin, tạo hứng thú và lòng yêu thích môn văn học ở các em.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học văn đã bước đầu thu được những kết quả khả quan. Cách dạy học truyền thống đang dần được thay thế bằng cách dạy học tích cực, hiện đại - phát huy vai trò chủ thể của học sinh, kích thích khả năng tự học, phát huy tính năng động sáng tạo ở học sinh. Hệ phương pháp dạy học tích cực đang từng bước khẳng định ưu thế của mình - phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, cụ thể là bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, chúng tôi nhận thấy rằng đọc sáng tạo là một phương pháp dạy học có ưu thế đối với việc thúc đẩy hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ở các em. Đọc sáng tạo không phải là một phương pháp dạy học mới, bởi lẽ phương pháp dạy học này từng được vận dụng vào thực tế dạy học văn từ triển khai cải cách giáo dục năm 1986. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt đầy đủ cơ sở lí luận, lại do nóng vội, ngộ nhận nên chúng ta đã vận dụng sai lệch, máy móc vào quá trình dạy văn. Bởi thế, đọc sáng tạo đã không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa lí luận văn học và bước trưởng thành của ngành phương pháp dạy học văn, chúng ta đã có cơ sở lí luận và thực tiễn khá toàn diện để đẩy mạnh đổi mới việc dạy học Ngữ văn - đọc sáng tạo đã được nhận thức tương đối hoàn thiện và vận dụng có hiệu quả vào giờ học tác phẩm văn chương. Phương pháp dạy học này đang dần khẳng định lại ưu thế vốn có của mình, là phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học văn và phát huy vai trò quan trọng của môn học có tính nghệ thuật. Ưu thế của đọc sáng tạo càng được thể hiện rõ khi hiện nay chúng ta đang tiến hành dạy học văn theo cách thức đọc - hiểu - quan điểm dạy học lấy việc đọc và việc tự tìm hiểu, khám phá, cảm thụ tác phẩm của học sinh làm trung tâm. Tuy vậy, giáo viên cần lưu ý, không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Muốn giờ văn đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp với từng loại bài và từng đối tượng học sinh.

Thực tế dạy học cho thấy, có rất nhiều phương pháp dạy học được nghiên cứu để đưa vào hệ thống các phương pháp dạy học văn hiện nay. Nhưng việc xác định

phương pháp nào là thích hợp, là hiệu quả đối với việc dạy học văn vốn là điều không mấy dễ dàng. Bởi một phương pháp dạy học muốn khẳng định ưu thế của mình cần phải có thời gian lâu dài và phải được đưa vào vận dụng trong giờ học văn bản - tác phẩm. Chỉ có thực tế dạy học mới trả lời cho ta đâu là phương pháp dạy học có tính ưu việt đối với môn văn học. Bởi vì, phương pháp dạy học nếu còn nằm trong sách vở thì vẫn còn là những ý tưởng, những quan điểm có tính lí thuyết. Một phương pháp dạy học thực sự hợp lí, có hiệu quả phải là phương pháp dạy học đã đi vào thực tế dạy học, được thực tiễn chứng minh bằng kết quả học tập của học sinh.

Thời gian gần đây, trên diễn đàn đổi mới phương pháp dạy học văn xuất hiện những ý kiến trao đổi, tranh luận của một số nhà nghiên cứu, chuyên gia sư phạm xung quanh quan điểm đổi mới phương pháp dạy học văn. Những điều ghi nhận được từ sự trao đổi, thảo luận đó giúp cho người giáo viên văn ở trường trung học phổ thông, có thêm nhiều thu hoạch bổ ích. Tuy nhiên, qua nội dung thảo luận, chúng ta cũng dễ nhận ra những vấn đề chưa dễ thông suốt về quan điểm và phương pháp dạy học bộ môn. Điều đó một lần nữa cho thấy môn văn trong nhà trường vốn chứa đựng nhiều nghịch lí, nó đòi hỏi phải có sự lí giải tỉnh táo, thấu đáo cũng như sự đồng thuận cao. Vì thế, để xây dựng và hoàn thiện phương pháp dạy học cần có sự nghiên cứu kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm sư phạm, trong đó vai trò chủ động của giáo viên ở trường trung học phổ thông, phải được chú ý phát huy. Hơn bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, người giáo viên phải thực sự là động lực thúc đẩy cho việc hoàn thiện phương pháp dạy học trong nhà trường trung học phổ thông.

Với đề tài trên, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Đưa ra được hệ thống lí thuyết về phương pháp đọc sáng tạo trong giờ dạy tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông.

- Nghiên cứu thực trạng của việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo và những biện pháp phát huy hiệu quả đọc sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình Ngữ văn lớp 12 trung học phổ thông.

- Tiến hành thực nghiệm và khẳng định tính khả thi của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình.

Trên cơ sở nghiên cứu về lí thuyết và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

- Khi dạy học các thể loại trữ tình cần thỏa mãn một số các yêu cầu:

+ Khám phá được điểm cảm hứng của tác giả và tâm trạng điển hình của hình tượng cảm xúc trong thơ.

+ Đặt tác phẩm vào hệ thống thi pháp tác giả và thời đại.

+ Về phương pháp, biện pháp dạy học tác phẩm trữ tình nói chung đầu tiên phải quan tâm đến việc đọc, đọc cho vang nhạc sáng hình. Hơn bất kì ở thể loại nào, phương pháp đọc sáng tạo và biện pháp đọc diễn cảm có một vị trí đặc biệt gần như chủ công không thể thiếu.

+ Cả người dạy và người học đều phải thuộc, phải nhớ và thể hiện theo nhiều giọng điệu...

Phương pháp dạy học chỉ phù hợp khi giáo viên vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn dạy học. Từ việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ

Tây Tiến, với những kết quả dạy học đã đạt được, tôi hy vọng rằng phương pháp

dạy học này sẽ được vận dụng rộng rãi trong giờ học văn bản - tác phẩm. Các vấn đề lí luận và kết quả thực tế của luận văn sẽ phần nào giúp giáo viên có cái nhìn đúng đắn về phương pháp đọc sáng tạo, từ đó có thể lựa chọn và vận dụng đọc sáng tạo vào giờ văn để mỗi tiết học thực sự hấp dẫn và bổ ích đối với học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Ân (1997). Dạy học giảng văn ở nhà trường Phổ thông trung học. Nxb tổng hợp Đồng Tháp.

2. Bộ giáo dục - cục các trường sư phạm (1985). Về dạy học Văn và tiếng Việt

trong CCGD ở nhà trường cấp II PTCS.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). SGK Ngữ văn 12 (tập 1). Nxb Giáo Dục. 4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). SGV Ngữ văn 12 (tập 1). Nxb Giáo Dục. 5. Nguyễn Phan Cảnh (2006). Ngôn ngữ thơ. Nxb Văn Học.

6. Nguyễn Viết Chữ (2003). Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 84 - 117)