Phƣơng pháp đọc sáng tạo trong giờ học thơ trữ tìn hở trƣờng

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 33)

2.1. Phƣơng pháp đọc sáng tạo trong giờ học thơ trữ tình ở trƣờng trung học phổ thông phổ thông

2.1.1. Vấn đề loại thể văn học với việc dạy học thơ trữ tình

2.1.1.1. Vấn đề phân chia loại thể

Tác phẩm văn chương là kết quả của quá trình sáng tạo của nhà văn, chứa đựng trong nó những giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật. Sáng tạo và giao tiếp nghệ thuật là hiện tượng diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội. Muốn trao gửi thông điệp nghệ thuật đến người đọc, nhà văn phải trải qua việc tổ chức xây dựng những yếu tố nghệ thuật (đề tài, chủ đề, kết cấu, lời văn…) để tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Sản phẩm của sự lao động nghệ thuật nói đó, vì thế rất đa dạng phong phú, nhưng quá trình sáng tạo lại chịu sự chi phối bởi những nguyên tắc chặt chẽ của quy luật loại hình, “trong đó ứng với một loại nội dung nhất định, có một loại hình nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”[14,tr.154].

Để nắm bắt quy luật tổ chức loại thể văn học, khoa nghiên cứu văn học đã tiến hành việc phân loại tác phẩm với những kiến thức ngày càng sâu sắc. Đến nay, quan niệm về phân loại tác phẩm văn học đã có những lí giải tương đối thấu đáo, hợp lí. Mặc dù, trong cách phân chia vẫn còn những điểm khác nhau, nhưng về cơ bản, lâu nay các nhà lí luận vẫn thường dựa vào cách chia thời Arixtốt theo ba phương thức “mô phỏng hiện thực”, từ đó đi đến việc xác định ba loại văn chủ yếu: tự sự, trữ tình, kịch. Tuy nhiên, lịch sử sáng tạo nghệ thuật cho thấy, sự phân chia này vẫn mang tính chất tương đối, bởi có hiện tượng thâm nhập lẫn nhau giữa các loại hình. Trong thực tiễn văn học, người tiếp nhận có khi khó phân biệt rạch ròi ranh giới giữa ba loại thể này. Bởi thực tế văn học mỗi ngày một phong phú và sản phẩm tinh thần do nhà văn tạo ra ngày càng trở nên đa dạng. Trong khi đó, việc phân chia, sắp xếp nào cũng đều thể hiện sự nắm bắt chưa hoàn hảo trước đối tượng vốn là “một thực thể tinh thần đang biến động”. Vì thế, không thể khẳng định rằng một tác phẩm

cụ thể nào đó là thuần nhất thuộc tự sự, trữ tình hay kịch. Chẳng hạn với Truyện Kiều, qua nội dung thể hiện, chúng ta dễ dàng nhận ra những nhân vật, sự kiện, tình tiết theo đường dây kết nối của phương thức tự sự khá rõ. Tuy nhiên, nếu dạy học kiệt tác của Nguyễn Du mà chỉ nhằm vào điều nhà văn lột tả về “những điều trông thấy” qua bút pháp tả thực mà quên đi những nỗi niềm cảm xúc, những rung động về tình người, tình đời thì rõ ràng chưa nhìn thấy hết “nỗi đau nhân tình” chất chứa trong lòng nhà thơ, chưa nắm bắt trúng giá trị nghệ thuật thể hiện qua tác phẩm. Đó là chưa kể tới những tình huống éo le đầy chất kịch cuộc đời mà tác giả đã tái hiện một cách sống động, sắc sảo. Khi dạy học Mảnh trăng cuối rừng chúng ta cũng gặp những cảnh huống tương tự. Câu chuyện kể của người lính lái xe đưa người đọc trở về những đêm hành quân gian khổ với lí tưởng xả thân của những nam nữ thanh niên trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cũng qua tình huống khốc liệt của chiến tranh, chúng ta thấy hiện lên câu chuyện tình lãng mạn của người lính lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến xe xông trận giữa cảnh rừng đại ngàn với mảnh trăng chênh vênh đượm một vẻ trong sáng, đầychất thơ. Ánh trăng và tính đa nghĩa của hình tượng trăng vốn là đặc trưng của bút pháp trữ tình. Câu chuyện cũng tạo những cảm xúc hồi hộp khi tác giả đưa người đọc gặp những tình huống xảy ra đầy “kịch tính”. Như vậy, người đọc dễ nhận ra điểm khác biệt giữa tác phẩm tự sự thuần tuý với tác phẩm tự sự mang yếu tố trữ tình. Cho nên, về phương diện cấu trúc nội dung của tác phẩm văn học thì “loại” là chất mà “thể” là hình thức biểu hiện cụ thể của “loại”, không có “thể” thì “loại” không biểu hiện ra được. Nhưng khi đã biểu hiện thành “thể” thì “thể” vẫn có tính độc lập tương đối của nó. “Điều quan trọng là chúng ta thường xuyên tỉnh táo với ba loại tính chất ở từng tác phẩm. Vì chính “tính chất loại thể” ấy mới làm ra diện mạo tinh thần của tác phẩm” [6,tr.93].

Nắm vững kiến thức về loại thể là một yêu cầu quan trọng của quá trình nghiên cứu giảng dạy tác phẩm văn chương. Gần đây, trước yêu cầu đổi mới tư duy lí luận, nhờ tiếp cận với những thành tựu của khoa lí luận văn học hiện đại trên thế giới, chúng ta đã có sự chú ý đúng mức tới hiện tượng loại thể của tác phẩm văn chương. Nhờ đó, trong dạy học văn, việc tìm hiểu, nắm bắt kiến thức về đặc trưng loại thể đã mang đến những chuyển động tích cực tới việc đổi mới phương pháp dạy

học văn. Đúng như Z.Ia.Rez đã nhận xét: “Nghiên cứu các tác phẩm khác nhau trong chương trình học ở nhà trường học sinh dần từng bước sẽ được luyện tập để nhận thấy rằng tác phẩm như thế đều có một hình thức đặc thù của nó và được nhà văn xây dựng với một ý đồ nhất định; rằng tác giả sáng tạo nên một tác phẩm trữ tình là để biểu hiện những thể nghiệm của mình, còn viết một vở kịch là để nhận thức các xung đột trong cuộc sống… Thế nghĩa là học sinh sẽ học cách hiểu tác phẩm văn học như một hiện tượng của nghệ thuật ngôn từ, vốn có những quy luật riêng của nó và nhìn thấy ở văn học một quá trình trong đó các hình thức, thể loại, phong cách… tồn tại và thay thế nhau”[49,tr.210].

2.1.1.2. Về đặc trưng của thể loại trữ tình

Trữ tình là phương thức nghệ thuật ra đời sớm nhất dưới hình thức tổng hợp các loại văn bản như ca khúc, thánh ca, điếu ca, tụng ca, thơ không vần. Cội nguồn của tác phẩm trữ tình là các văn bản viết bằng hình thức thơ có thể hát và đệm bằng nhạc cụ cổ xưa có tên gọi là “lyr”. Ở tác phẩm trữ tình, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và là nội dung chủ yếu. Phạm vi của trữ tình do vậy khá rộng, ngoài thơ trữ tình còn có tuỳ bút, thơ văn xuôi, từ khúc, ca trù.

Ở đây, trong phạm vi cụ thể tiêu biểu, chúng ta xét tới thơ trữ tình là thể loại văn học vốn có sự đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú, là hình thức nghệ thuật văn chương được phổ cập nhiều nhất trong cuộc sống. “Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và tưởng tượng phong phú, vừa theo mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu”[11,tr.207].

Chính vì sự đa dạng phong phú và gợi cảm xúc, suy nghĩ sâu xa mãnh liệt nói trên, nên cho tới nay, các nhà nghiên cứu lí luận, các nhà nghệ sĩ từng đưa ra nhiều định nghĩa về thơ nhưng vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng, thống nhất. Tuy nhiên, có thể thấy dù còn những điểm khác biệt, nhưng mọi sự cắt nghĩa khái niệm thơ xưa nay đều có chung một điểm gặp gỡ trong quan niệm đó là “tiếng nói của con tim, trí tưởng tưởng và chất thơ cuộc đời”.

Bởi thế, cần đi sâu vào quá trình sáng tạo của thơ là loại hình nghệ thuật cao quý tinh vi “biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp” (Sóng Hồng) để nhận ra những giá trị kết tinh cho phương thức nghệ thuật độc đáo đó.

a/ Về đặc trưng nội dung của thơ: Thể hiện thế giới nội tâm của nhà thơ trước cuộc đời, bởi thế, thơ là sự bộc bạch cảm xúc, tâm tư dồn nén trong tình cảm con người. Thơ trữ tình có địa chỉ rõ rệt, viết cho một người nào đó, nhưng người đọc thường cảm nhận rõ hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ cảm xúc là nhà thơ - nhân vật trữ tình. Như Bakhtine quan niệm: “Thơ là tiếng nói độc bạch (monologique) diễn đạt nỗi nhớ, niềm vui, nỗi oán thán, một suy tưởng; còn tiểu thuyết là đối thoại (dialogique) chứa nhiều tiếng nói, nhiều bè, hoà hợp nhau, đối chọi nhau.”[17,tr.14] Hoặc nói như Wordworth: “Thơ là sự tuôn tràn bột phát những tình cảm mãnh liệt: nó bắt nguồn từ trong cảm xúc được nhớ lại trong sự bình tâm; cảm xúc được chiêm nghiệm cho tới lúc, do một phản ứng đặc biệt, sự bình tâm biến đi mất, và một cảm xúc khác thân thuộc với cái trước đó là đối tượng của sự chiêm nghiệm lần lần nảy sinh và nó thực sự tồn tại trong tâm tưởng.”[18,tr.39].

Do vậy, mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và hiện thực khách quan là nguyên lí quan trọng được đặt ra khi xem xét các thể loại văn học. Đối với thơ trữ tình vai trò của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hêghen trong tác phẩm “Mỹ học” đã nêu căn cứ để xác định bản chất của thơ trữ tình: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nội dung. Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có được một bản tính thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào, và có thể lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc và lớn lao”[11,tr.225]. Vì lẽ đó, tìm tới đặc trưng của thơ, chúng ta phải nhận ra vai trò không thể thay thế của “cái tôi” với tư cách là chủ thể sáng tạo, nhà thơ luôn luôn hiện diện trong thơ. Chẳng thế mà, chúng ta gặp gỡ Xuân Diệu trải lòng say đắm, rạo rực trước tình yêu :

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi.” ( Vội vàng - Xuân Diệu)

Từng lắng nghe Huy Cận trăn trở với nỗi cô đơn của kiếp người trước vũ trụ bao la :

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng.” (Tràng giang - Huy Cận)

Và bừng tỉnh cùng Tố Hữu tỏ niềm khát khao lí tưởng, dấn thân vào con đường tranh đấu:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim.” (Từ ấy - Tố Hữu).

Bởi thế, trong quá trình tiếp nhận thơ, người đọc luôn luôn nhận ra mối quan hệ gắn bó giữa thơ với cuộc đời nhà thơ. Đọc những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chúng ta nghiệm ra những điều làm sáng tỏ cho chân lí đó.

b/ Đặc trưng nghệ thuật của thơ trữ tình: Là một thể loại văn học, thơ trữ tình cũng thể hiện phương thức đặc thù của tư duy nghệ thuật là tạo ra hình tượng nghệ thuật. Từ chất liệu quen thuộc gần gũi của tiếng nói trong đời sống, nhà thơ với tài năng của mình đã tạo cho ngôn ngữ thơ một năng lực diễn tả kì diệu. Đó là thứ ngôn ngữ gợi cảm, hàm súc, giàu nhạc điệu và luôn biến hoá. Chính vì thế, nhà thơ Pháp Pôn Valêri có một định nghĩa nổi tiếng về thơ: “Thơ là sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa”. Chúng ta đã từng bao lần ngây ngất trước những câu thơ chất chứa sự sáng tạo mà nhà thơ tựa như những bàn tay thợ kim hoàn tài năng, điêu luyện đã trau chuốt, biến hoá, chế tác làm cho ngôn từ trở nên giàu sức biểu cảm, lay động lòng người. Ngôn từ nghệ thuật đã lột tả cảnh chia biệt thầm lặng, dồn nén nỗi mong đợi, lo lắng giữa Thuý Kiều - Thúc Sinh:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.” (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Ngôn từ làm lòng người thổn thức, bâng khuâng trước cảnh chiều tà giữa sông nước mênh mông:

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.” (Tràng giang - Huy Cận).

Ngôn từ đặt con người vào tâm trạng trăn trở vì ngăn trở cách biệt:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử).

Ngôn từ giúp lòng người trút nỗi niềm thương nhớ, lưu luyến lan toả:

“Chao ôi! mong nhớ! Ôi mong nhớ Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.” (Xuân - Chế Lan Viên).

Và ngôn từ với nhịp điệu dồn dập, cuộn trào nỗi bồi hồi, thổn thức của tình yêu theo ngọn sóng:

“ Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” (Sóng - Xuân Quỳnh)

Lời thơ trữ tình ẩn chứa sức “mê hoặc” đến kì diệu, đưa người đọc nghiệm ra những chân lí “bí ẩn” thâm thuý của đời sống. Đó là điểm khác biệt so với lời tự sự hay kịch hoặc ngôn ngữ đời thường. Ngôn ngữ thơ ca, do vậy, được một số nhà lí luận nâng lên bình diện thứ nhất, xem thực chất sáng tạo trong thơ là sáng tạo ngôn từ hoặc tổ chức kết cấu hơn là những nhân tố thuộc nội dung. Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là khuynh hướng chú trọng tới hình thức nghệ thuật, chưa khái quát đầy đủ bản chất của thơ trữ tình.

2.1.1.3.Việc dạy học thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.

Trong chương trình văn học ở trường trung học phổ thông, bộ phận thơ trữ tình chiếm một tỉ lệ tương xứng. Việc dạy thơ, học thơ trữ tình từ lâu nay đã trở thành một công việc có sức lôi cuốn, hấp dẫn với người dạy và người học. Bởi lẽ, với ưu thế vốn có của một loại hình nghệ thuật chất chứa sức rung động, cảm xúc tinh vi, độc đáo, thơ trữ tình bao đời nay trở nên gần gũi, gắn bó với đời sống tâm

hồn tình cảm của người Việt Nam. Vì thế, việc dạy học thơ trữ tình có một thuận lợi lớn và nhờ đó, chúng ta có cơ hội nâng cao hiểu biết và nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm tốt đẹp cho học sinh qua giờ học văn.

Tuy vậy, cần thấy một thực tế của tình hình giáo dục hiện nay, đó là chất lượng dạy học văn giảm sút. Có tình trạng học sinh ngại học văn, trình độ hiểu biết, cảm thụ văn chương còn hạn chế. Học văn không còn là niềm đam mê lôi cuốn người học như từng thấy. Học sinh ngại đọc tác phẩm, ít thuộc thơ và kĩ năng làm văn còn lúng túng. Đó là hiện tượng cần nhanh chóng khắc phục. Chất lượng dạy học văn đang là bài toán cần tìm đúng lời giải. Song với những hiểu biết và ước muốn của những người đảm nhận nhiệm vụ dạy môn học vốn có sức lôi cuốn hấp dẫn, chúng ta cần nỗ lực góp phần tạo ra sự thay đổi nhằm làm cho môn văn có thể làm tốt nhiệm vụ đào tạo, giờ học văn phát huy được niềm say mê hứng thú ở học sinh. Chương trình Ngữ văn hiện nay đã có những bước điều chỉnh cải tiến về mặt nội dung cũng như thay đổi phương pháp dạy học. Bởi thế, việc dạy học thơ trữ tình cũng đang chuyển động theo tình hình chung đó.

2.1.1.4. Những yêu cầu đối với việc dạy học thơ trữ tình

Thơ là một hiện tượng văn học do vậy dạy học thơ trước hết phải tuân thủ những nguyên tắc nói chung của nghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên, vì là một loại hình nghệ thuật độc đáo, cho nên dạy thơ trữ tình cần chú ý tới những đặc trưng riêng, thể hiện ở cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ. “Thơ là hình tượng trong ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang. Thơ khêu gợi, rung động tâm hồn bằng nhạc. Nếu học sinh học thơ, mà bài thơ không gợi được trong tâm hồn, trí tuệ các em hình tượng và âm điệu thì các em không thể nào cảm và hiểu rồi yêu và nhớ bài thơ được”[13,tr.74]. Vì thế, để có cơ sở phân tích cảm thụ thơ, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững các yếu tố sau:

a/ Nhân vật trữ tình: Trong thơ trữ tình, nhà thơ thường trực tiếp bộc lộ cảm xúc,

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 33)