Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 81)

3.4.1. Nhận xét kết quả học tập của lớp thực nghiệm

Vận dụng quan điểm dạy học mới - học sinh là chủ thể của giờ học, phương pháp đọc sáng tạo đã phát huy tác dụng kích thích học sinh tích cực học tập, trao đổi, thảo luận, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trên tinh thần tự do, hợp tác. Ngoài ra phương pháp này còn giúp học sinh hình thành thói quen tập đọc diễn cảm tác phẩm trước khi lên lớp, đồng thời bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ở các em.

Qua những tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy, không khí các lớp dạy thực nghiệm rất sôi động, học sinh rất thích thú với việc tập đọc diễn cảm tác phẩm cho cả lớp nghe và đặc biệt thích nghe giọng đọc diễn cảm của giáo viên đứng lớp và giọng đọc của nghệ sĩ minh hoạ. Trong giờ học, hầu hết học sinh đều tích cực phát biểu xây dựng bài, tranh luận sôi nổi, hăng hái trình bày ý kiến của mình trước tập thể. Mặc dù, có khi trong tiết học, học sinh có phần hơi thụ động do chưa nhận thức hết chiều sâu của vấn đề. Bởi ở lứa tuổi học sinh sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nhưng nhìn chung tiết học đã đem lại hứng thú học tập cho các em.

3.4.2. Xử lí kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đã so sánh kết quả giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng để nhận ra tính hiệu quả và sự ổn định của phương pháp này. Chúng tôi đã tiến hành làm kiểm tra, chấm bài của học sinh và lập bảng thống kê kết quả thực nghiệm, kết quả tổng hợp sau:

Bảng 3.1: Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng tiếp nhận tác phẩm của học sinh sau khi học xong tác phẩm.

Tên bài học Loại lớp Tổng số (n)

Số học sinh đạt điểm (Xi)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tây Tiến Thực nghiệm 90 0 1 0 2 10 15 40 16 5 1 Đối chứng 88 0 5 3 7 19 18 22 12 2 0

Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm cho thấy, lớp thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn nhóm đối chứng. Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Như vậy có thể kết luận: sự khác nhau giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa. Điều này cũng chứng tỏ việc áp dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Tây Tiến đã đem lại kết quả khả quan.

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm

Dựa vào những kết quả thực nghiệm, chúng tôi đúc rút một số kết luận sau: - Việc tiến hành dạy thực nghiệm đã đem lại kết quả như mong đợi, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng có độ chênh lệch khá rõ. Điều này cho thấy tính khả thi, đúng đắn của luận văn.

- Kết quả của các bài kiểm tra thực nghiệm cho thấy: Việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào giảng dạy đã đem lại kết quả khả quan và ổn định ở các lớp thực nghiệm. Mặc dù sự chênh lệch kết quả giữa giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không cao nhưng cũng phần nào phản ánh được tính hiệu quả của phương pháp này đối với một giờ học tác phẩm thơ trữ tình.

- Hiệu quả của việc dạy học thơ trữ tình theo phương pháp đọc sáng tạo rất đáng ghi nhận, bởi muốn vận dụng thành công, bản thân giáo viên phải có một quá trình làm việc rất tích cực: chuẩn bị hệ thống các vấn đề cho học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp, thiết kế giáo án phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo viên phải tập đọc diễn cảm bài thơ để đọc và hướng dẫn cho học sinh, phải biết cách phối hợp các phương pháp, các biện pháp dạy học để giờ học thực sự lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập, giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề trong và ngoài bài học, chuẩn bị tâm lí để xử lí khéo léo các tình huống có thể xảy ra trong tiết học… Như vậy phương pháp đọc sáng tạo đã giúp giáo viên có sự chủ động cần thiết trước khi thực hành tiết dạy. Còn đối với học sinh, hệ thống các vấn đề phải chuẩn bị trước ở nhà đã giúp các em tự tin hơn trong quá trình khám phá và cảm thụ tác phẩm. Khi dự giờ lớp 12 A1 tiết 1 của bài “Tây Tiến”, chúng tôi thực sự xúc động khi nghe giáo viên dạy đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe, không khí lớp bỗng lắng xuống, tất cả học sinh như muốn nuốt từng lời thơ mà giáo viên đang đọc, các em như đang trải lòng mình theo cảm xúc trào dâng của nhân vật trong tác

phẩm. Sau tiết học chúng tôi hỏi rất nhiều học sinh: Em có thích giáo viên dạy đọc và đọc diễn cảm thơ trữ tình cho các em nghe không? Phần đông các em đều thích thú tỏ vẻ đồng tình và mong muốn duy trì cách học này. Bởi dễ hiểu, thói quen lâu nay khi dạy thơ, giáo viên rất ít thực hiện những công việc như vừa nêu trên. Giờ học văn, với học sinh trở nên khô khan và nhàm chán. Có một học sinh đã nói rằng: Em chưa từng được học một giờ văn nào hấp dẫn và nhiều cảm xúc đến như vậy. Bởi thế, phương pháp đọc sáng tạo đã mang lại cảm xúc và sự hứng thú cho học sinh khi học tác phẩm văn học.

- Một sự khác biệt rõ nữa giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không khí lớp học và thái độ học tập của học sinh. Mỗi giờ học thực nghiệm diễn ra trong bầu không khí sôi động, cởi mở, thoải mái. Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận, trao đổi và trình bày ý kiến của mình. Khoảng cách giữa thầy và trò dường như được thu hẹp lại, thầy và trò trở thành đối tác của nhau. Học sinh trình bày ý kiến, thầy góp ý và định hướng vấn đề cho các em. Từ những điều thầy và trò bình đẳng trao đổi trong tiết học, giáo viên sẽ nắm được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh để có những định hướng và cách giáo dục thích hợp.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, những tiết dạy thực nghiệm còn tồn tại những hạn chế sau:

Trước hết là vấn đề dạy đọc cho học sinh: Việc dạy đọc tác phẩm cho học sinh lâu nay chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên cho nên khi vận dụng đọc sáng tạo vào dạy học thơ trữ tình giáo viên ít nhiều bị lúng túng, không tự tin khi đọc và dạy đọc cho các em. Mặt khác, khâu hướng dẫn đọc cho học sinh chiếm khá nhiều thời gian nên bài dạy thường không đảm bảo thời gian quy định. Tiếp đến là vấn đề thời gian:

Hầu hết các tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp đọc sáng tạo đều bị “cháy giáo án” (thường trễ từ 15 - 20 phút). Nguyên nhân chủ yếu là nội dung bài học có nhiều vấn đề buộc người học phải tư duy, tranh luận và khám phá; sự làm việc tự do của học sinh thường quá thời gian quy định.

Về thái độ của học sinh khi phát biểu, tranh luận: Do học sinh được tự do phát biểu, trình bày ý kiến của mình nên có những ý kiến phát biểu phiến diện, sai lệch. Cũng không loại trừ việc không khí lớp sôi động, ồn ào nên ảnh hưởng đến việc học của các lớp bên cạnh.

Sau cùng là vấn đề phương pháp, do chưa nắm vững phương pháp này, một vài giáo viên còn lúng túng khi vận dụng vào tiết dạy: mất nhiều thời gian dạy đọc học sinh, chưa khéo léo trong việc xử lí tình huống diễn ra trong giờ học, chưa bao quát được lớp học, có đôi chỗ diễn giảng hơi nhiều, quản lí thảo luận nhóm chưa tốt. Những hạn chế trên cần được khắc phục để giờ học văn theo phương pháp đọc sáng tạo đem lại hiệu quả học tập cao nhất.

3.6. Kết quả thu nhận đƣợc từ phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh

Tổng số phiếu thu được như sau: 190 phiếu của học sinh và 10 phiếu của giáo viên.

Kết quả khảo sát này tuy chỉ ở một diện hẹp, số người được hỏi ý kiến cũng khá ít. Nhưng chúng tôi cũng ghi nhận được một số vấn đề sau:

- Vấn đề phương pháp dạy học: Hầu hết giáo viên đều đồng ý sự thay đổi phương pháp dạy học là rất cấp thiết. Nhờ vậy, cách dạy của từng giáo viên đã có sự đổi thay theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay. Tuy nhiên, sự đổi thay này còn những điều lúng túng, bất cập, chưa có chiều sâu, chưa toàn diện, bởi ảnh hưởng cách dạy truyền thống (diễn giảng) thầy đọc - trò chép vẫn khá phổ biến. Có hơn 50% giáo viên trả lời chỉ vận dụng 2 hoặc 3 phương pháp khi dạy thơ trữ tình (diễn giảng, gợi tìm, nêu vấn đề), 10 % giáo viên cho biết chỉ vận dụng phương pháp truyền thống, 37% giáo viên quan tâm vận dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để dạy thơ trữ tình. Có trên 65% học sinh trả lời thích một giờ văn thầy nêu vấn đề cho học sinh thảo luận, trao đổi, sau đó thầy góp ý và học sinh tự ghi bài có sự giúp đỡ của giáo viên. Hơn 22% học sinh thích một giờ học, giáo viên giảng thật hay sau đó đọc bài cho học sinh chép. 10% học sinh thích một giờ học văn, giáo viên đặt câu hỏi, gọi học sinh trả lời và đọc bài cho học sinh chép.

Về phương pháp đọc sáng tạo, có 5 giáo viên ( 50%) trả lời biết nhưng không hiểu rõ, 2 giáo viên (20%) cho biết đã nắm vững và thường vận dụng, 3 giáo viên có biết phương pháp này nhưng ít vận dụng. Tất cả giáo viên đều đồng ý phương pháp đọc sáng tạo phát huy được khả năng tự học, sự năng động, sáng tạo của học sinh, đặc biệt chú trọng trau dồi khả năng cảm thụ, khơi gợi cảm xúc trong lòng người học. Khi được hỏi vì sao biết phương pháp đọc sáng tạo mà lại ít vận dụng, các giáo viên đưa ra khá nhiều lí do, trong đó, có một vài lí do nổi bật sau: không tự tin vào

giọng đọc của mình, phương pháp không đảm bảo về mặt thời gian, khả năng của học sinh đã hạn chế việc thực hiện được phương pháp này (học sinh không chịu chuẩn bị bài ở nhà, ít đọc sách tham khảo, lười học, lười suy nghĩ, chưa quen với việc trình bày trước đám đông…)

Kết quả thực tế trên cho thấy, tình trạng dạy học hiện nay vẫn thiên về dạy kiến thức mà coi nhẹ vai trò chủ thể và kỹ năng thực hành của học sinh. Bởi thế, hiện tượng học sinh ngày càng xa rời môn văn, không thích học văn đang khá phổ biến. Có hơn 20% học sinh không thích học văn vì giờ văn nhàm chán, nặng nề, phương pháp dạy của giáo viên không hấp dẫn Tuy nhiên, khi được hỏi “Em muốn một giờ học văn như thế nào?” thì có hơn 72% học sinh cho biết “Em muốn có một giờ văn sinh động, hấp dẫn và thoải mái”. Cụ thể là trong giờ học, giáo viên chỉ cần nêu vấn đề và hướng dẫn cho học sinh làm việc, nếu có chỗ nào các em không hiểu,

Giáo viên có thể gợi ý và để học sinh tự do trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến, cuối cùng giáo viên góp ý và chốt lại vấn đề cho các em tự ghi. Điều này phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. Thiết nghĩ, giáo viên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nắm vững cách thức hoạt động này để làm cho giờ văn thực sự thú vị và bổ ích đối với học sinh.

- Về công việc soạn bài ở nhà của học sinh, 100% giáo viên cho rằng, đây là bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình tìm hiểu tác phẩm ở lớp. Thế nhưng về phía học sinh lại có nhiều ý kiến khác nhau: Trên 60% đồng ý là rất cần thiết, 23% cho là cần thiết nhưng tốn thời gian, 15% học sinh cho rằng không cần thiết. Ý kiến là thế nhưng trên thực tế, tình trạng học sinh không soạn bài trước khi lên lớp là khá phổ biến, số đông học sinh soạn bài chiếu lệ để đối phó với giáo viên. học sinh chưa chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi đến lớp dù biết rằng việc chuẩn bị bài ở nhà là rất cần thiết, bởi việc này giúp các em hiểu tác phẩm sâu hơn. Tuy nhiên, lại có hơn 80% học sinh đồng ý, một giờ văn thành công là nhờ có sự chuẩn bị bài tốt, cộng với tinh thần học tập tích cực của người học và ở sự tác động từ phương pháp dạy của giáo viên. Vì tính cần thiết và quan trọng của việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, giáo viên cần phải đầu tư nhiều công sức hơn nữa trong việc thiết kế giáo án, đặt câu hỏi, đưa vấn đề cho học sinh thực hiện. Các câu hỏi đặt ra phải kích thích được khả năng tư duy, tìm tòi của người học. Các vấn đề đặt ra phải cụ thể và có

chiều sâu. Cuối tiết học cần nêu các câu hỏi tổng hợp để học sinh khái quát lại những kiến thức đã học có hệ thống và đưa ra một vài câu hỏi nâng cao để các em làm bài ở nhà. Còn việc kiểm tra bài soạn của học sinh, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số cách sau:

+ Kiểm tra 5 phút đầu giờ học.

+ Trong tiết học giáo viên có thể đặt câu hỏi kiểm tra mức độ chuẩn bị của học sinh bằng một câu hỏi liên quan tới nội dung bài học.

+ Kiểm tra bài cũ bằng các câu hỏi đã cho. Đồng thời giáo viên cũng cần đưa ra những biện pháp xử lí và khen thưởng phù hợp, cần làm cho học sinh thấy công việc chuẩn bị bài ở nhà khâu quan trọng và bổ ích đối với tiến trình giờ học văn bản tác phẩm.

- Cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Có 90% giáo viên đánh giá cao những bài văn thể hiện sự sáng tạo của người học. Xu hướng ra đề hiện nay của môn văn là các đề văn đòi hỏi sự tư duy, khả năng diễn đạt tốt, có sự hiểu biết xã hội, có khả năng nhìn nhận, đánh giá các vấn đề từ tác phẩm cũng như trong cuộc sống. Hơn 57% học sinh đồng ý, một bài văn đạt điểm cao phải là bài văn được viết bằng suy nghĩ, bằng sự hiểu biết và sáng tạo của bản thân. Hơn 80% học sinh cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chép bài văn mẫu là do học văn yếu, khả năng diễn đạt kém, không hiểu về tác phẩm, lười suy nghĩ, không có kỹ năng làm văn. 6% nghĩ rằng do bài văn mẫu hay, 10% cho rằng làm theo văn mẫu sẽ đạt điểm từ trung bình trở lên.

Những kết quả trên, có thể chưa hoàn toàn phản ánh được thực tế dạy học hiện nay, nhưng những ý kiến đóng góp đã phần nào phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh trường trung học phổ thông Cổ Loa. Đây cũng là xu hướng đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Từ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ và toàn diện từ cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá để giờ văn vừa là giờ bồi dưỡng kiến thức vừa là giờ bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cho học sinh. Hiện nay, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa đã biên soạn xong, phương pháp dạy học cũng thay đổi và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy, chúng ta còn cần phải nỗ lực hơn nữa để từng bước hoàn thiện chương trình và phương pháp dạy học theo xu hướng của giáo dục hiện đại. Đây là

điều kiện thuận lợi để vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy văn, cụ thể là dạy tác phẩm thơ trữ tình.

Kết quả khảo sát cho thấy, có đến hơn 50% học sinh trả lời là thích học thơ trữ tình, 32% thích học văn xuôi, 25% thích học tiểu thuyết. Như vậy, việc vận dụng

Một phần của tài liệu Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông (Trang 81)